Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2012

Một chuyến thăm Sài Gòn

Hình ảnh
“ Cuối cùng qua một khúc quanh trên  sông hiện ra một rừng cột buồm, và chẳng mấy chốc sau đó chúng  tôi neo tàu khá gần Bến Nghé, vùng giáp ranh Sài Gòn, bên bờ Tây của Sông. Tàu của chúng  tôi lập tức bị bao vây bởi hàng trăm “xuồng-con” và những người chèo xuồng, cả đàn ông lẫn đàn bà, nhốn nháo trèo lên tàu mang theo hàng hóa của họ , nhanh chóng tạo thành một cái chợ trên boong tàu.” Đây là một đoạn văn dịch từ bài báo “A Visit to Saigon” của Walter A. Rose đăng trên Appletons’ Journal. Báo này xuất bản hàng tuần, trụ sở ở New York, với tiêu chí “Văn chương – Khoa học – Nghệ thuật”. Qua đoạn văn trên bạn có đoán được thời điểm ông Rose đến thăm Sài Gòn không? 2012? 1980? 1964? Không. Bạn không tin đâu, nhưng đây là sự thật: tháng 2 năm 1864 – một ngàn tám trăm sáu mươi bốn – chỉ hai năm sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông. Năm đó Pháp đặt mua một chiếc tàu chạy hơi nước xuất xưởng ở Hong Kong với tên Ville de Hué. Thuyền trường đưa chiếc tàu đến Sài Gòn để giao hàng là bạn th

hoa xuân đang nở

Hình ảnh

Sên sến con ốc sên

Hình ảnh
Chuyện kể rằng ở giữa một khu vườn nọ có một ngôi nhà nhỏ, và trong ngôi nhà nhỏ có một bà già đang ngồi bên bếp lửa lúc chiều hôm. Bà bỗng nghe có tiếng gõ cửa. Lật đật bà (lụm cụm) đi tới cánh cửa và mở ra. Không có ai cả. Bà nhìn quanh quất một hồi cũng không thấy ai. Nên bà tính đóng cửa lại. Lúc đó bà chợt thấy một con ốc sên đang ì ạch bò qua ngưỡng cửa. Bà bèn cúi xuống lượm con ốc sên quăng nó ra vườn. Đâu mé bờ ao. Mười năm sau, cũng đang ngồi trong bếp, bà lại nghe tiếng gõ cửa. Lụm cụm bà đứng lên, lật đật đi mở cửa. Cũng không có ai. Bà lại nhìn quanh quất rồi tính đóng cửa lại. Thì thấy con ốc sên trên ngưỡng cửa. Nó đang ngước nhìn bà với ánh mắt oán trách và cất tiếng càm ràm: “Sao bà ác dữ vậy?” Nếu đọc tới đây bạn thắc mắc “Thế nghĩa là thế nào?”  tôi xin diễn giải câu nói của con ốc sên như vầy: “Bà quăng tui ra tuốt bờ ao, khiến tui phải từ đó bò trở lại đây mệt muốt đứt hơi!” Để khỏi có ai phải chau mày suy nghĩ, tôi viết huỵch toẹt ra cho rồi: Chuyện này giễu

Về sỏi cát và gỗ

Buổi chiều đi dạo dọc bờ biển, tay đút túi áo khoác, chân dẫm lạo xạo trên cát sỏi. Con mắt phóng thả ra khơi lên trời rồi trải ra trước mũi giầy. Lúc đó đầu óc đã như nước biển như khí trởi, nhìn viên sỏi thấy viên sỏi, thấy dề rong biển khô biết dề rong biển khô.  Tôi đi như thế có khi hàng giờ. Bên này bờ Thái Bình Dương, biển ở phía Tây, mặc trời lặn là một cảnh quang kỳ vĩ, lời không tả nỗi. Đôi khi  tôi cúi xuống lượm một hai viên sỏi cầm chơi. Rồi lơ đảng đút tay vào túi áo. Gió biển  lạnh. Khi về đến thềm nhà, cho tay vào túi lấy chìa khóa,  tôi chạm vào những viên sỏi.  Tôi đặt chúng bên rìa bậc thềm. Buổi trưa ngồi trên thềm nhìn ra vườn, tiện tay cầm viên sỏi chọi con sóc đang đào bới rau củ. Con sóc tỉnh bơ, viên sỏi rơi lạc chỗ nào không biết. Ngày xuân dài ra, sáu bảy giờ chiều mặt trời còn nhẩn nha vờn mép nước. Những chuyến đi dạo dài kết thúc bằng cả nắm sỏi trút ra từ túi áo khoác đặt trên bậc thềm. Người sống chung nhà là một người bảo vệ môi trường, rất giận k

Mùa xuân theo ngỗng về

Sau những ngày mưa, gió, tuyết, sương giá, mây mù, cuối cùng hôm nay nắng lên.   Tôi ra thăm vườn rau: chỗ thì nước đọng cả vũng, chỗ thì đất nhão chèm nhẹp. Nhưng trừ mấy chỗ đó ra thì chỗ nào cũng xanh rì cỏ dại. Đang hí húi nhổ cỏ thì nghe tiếng kêu trên trời “Ngá ngá”. Ngước nhìn lên thấy một đàn chim đang bay. Chim bay trên trời cao cao, đối với  tôi, con nào cũng như con nấy.  Mà nếu có con nào lượn qua lượn lại ngay trước mắt  tôi  kiểu biểu diễn thời trang,  tôi cũng bù trất tên tuổi của chúng. Vùng này ven biển nên có nhiều giống chim lắm.  Tôi đoán tiếng chim kêu nghe như “Ó” là hải âu, còn “Nga nga” là tiếng ngỗng. (Tùy tâm trạng, có khi  tôi nghe chúng kêu “Ngơ ngác”, có khi nghe như “Ngao ngán”, lại có khi “Ngáp ngáp” hay “Ngang ngang”.  Nhưng từ khi biết chúng là ngỗng,  tôi thường nghe ra  “Nga nga” hơn vì nga là ngỗng mà.) Thiên nga là ngỗng trời. Những con ngỗng bay qua vùng trời này thường là ngỗng Canada. Mùa thu ngỗng bay về phương nam. Bây giờ đàn ngỗng thiên

Vật trôi nổi

Hình ảnh
Khi nhìn đăm đăm rất lâu một cái gì đó, bầu trời, ngôi sao, mặt biển, viên sỏi, hạt muối, hay giọt nước chẳng hạn, người ta thấy gì? Người ta thường thấy cái mà người ta muốn thấy. Người bạn nghiên cứu tâm lý học có sẵn câu trả lời. Gương mặt một người thân, hình ảnh của tuổi thơ hạnh phúc, thiên đàng với nhã nhạc và hoa thơm, hay cõi trống vắng bình yên của tâm hồn mình. Có điều,  tôi không luôn luôn nghiệm đúng điều đó. Nhiều khi  tôi thức giấc nửa đêm, ngước nhìn bầu trời đầy sao, muốn nhìn thấu lòng mình như khoảng không lặng lẽ, nhưng cứ lơ lửng trước mắt là những ngỗn ngang của cơn ác mộng đột ngột vỡ òa khi  tôi choàng tỉnh giấc.  Tôi càng chăm chú nhìn bầu trời, càng nghe lòng mình xáo động, như thể những mảnh vỡ không ngừng trôi nổi quanh mình, liên tục va đập trái tim mình. Những ngày trời không giông bão  tôi thường đi dọc bờ biển. Đây là bờ tây nước Mỹ, chiều chiều nhìn mặt trời lặn xuống Thái Bình Dương  tôi hình dung ánh ban mai sắp lố dạng trên biển đông ở quê nh

Nhà thơ nữ quyền

Hôm  28/3/2012, hầu hết các trang /báo/ tạp chí văn học Mỹ đều có bài viết trang trọng về Adrienne Rich, người vừa rời cõi trần gian này ngày hôm qua. Bà được tôn xưng trên những tựa bài lớn là “nhà thơ nữ quyền”  với những  từ kèm theo như  “gây ảnh hưởng lớn lao”, “được trao nhiều giải thưởng”,  “tiên phong trong phong trào nữ quyền”, “một trong những trí thức hàng đầu”  với những trích dẫn từ các nhà phê bình văn học, như Helen Vendler, giáo sư trường đại học Harvard:  “ Adrienne Rich có một đóng góp rất quan trọng cho thơ . Bà có khả năng thể hiện lương tâm Mỹ thời hiện đại. Bà có quyền năng điều khiển ngôn ngữ và hình ảnh để diễn đạt điều đó .”  Hay như Barbara Gelpi, giáo sư đại học Stanford: “ Adrienne Rich là tiếng nói của phong trào nữ quyền khi phong trào này chỉ mới khởi đầu và chưa có tiếng nói .” Đối với người Việt, tên bà có lẽ hoàn toàn xa lạ. Nhưng chắc chắn Việt Nam (hay cuộc chiến tranh Mỹ tiến hành ở Việt Nam) là một trong những yếu tố có ý nghĩa trong cuộc đời v