Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2009

sách cấm

Tuần này, từ 26 tháng 9 đến 3 tháng 10, là tuần lễ sách cấm (banned book week) ở Mỹ. Vì nhiều lý do khác nhau, ở những những địa phương và những thời điểm khác nhau, có những quyển sách bị cấm, theo yêu cầu của những cá nhân hay tập thể có quyền lực ảnh hưởng nào đó trong cộng đồng. Danh sách những quyển sách "có vấn đề" này dài vô kể, 100 quyển đứng đầu bảng được liệt kê trên trang web của Hội Thư viện Mỹ, hội này phát động tuần lễ sách cấm để phản đối việc can thiệp vào quyền tự do đọc sách của con người. Mình ủng hộ họ bằng cách: 1. trong tuần này đọc ít nhất một trong số những cuốn sách "có vấn đề" đó; 2. cổ vũ người khác đọc sách. (Vì vậy có bài này)

Chiều chiều

Hình ảnh
qua sân trường Davidson chơi. Thấy đâu có người ta tụ tập thì lân la tới. Thì ra thầy trò chúng đang hòa nhạc Nhóm này chơi nhạc jazz Đám này chơi nhạc cổ điển Bức tượng này ngó cũng hay hay

quyển sách độc nhứt

Hình ảnh
quyển sách này "độc nhứt" bởi vì không bao giờ mình còn có một cơ hội tương tự để viết như vậy. Nó được viết trong thời gian mình về VN sống một năm rưởi (2008-2009). Thực chất nó là nhật ký, ghi lại những chuyến đi, những hoạt động, những tâm tình của mình trong thời gian đó. Tương lai ai biết sẽ ra sao. Điều có thể hình dung được là tuổi tác sức khỏe tài chánh và những yếu tố khác sẽ không còn thuận lợi để mình sống như đã sống một năm rưởi đó. Nghĩa là không thể viết như đã viết trong "bày tỏ tình yêu".

bụi chuối sau hè

Hình ảnh
đi ngang qua căn nhà này - không biết chủ nhà là ai, nhưng đoán thầm là người Việt, vì thấy bên hiên nhà có trồng mấy cây chuối. Người Việt mới bâng khuâng khi "gió đưa bụi chuối sau hè..."

bỗng dưng mắc nợ

*tiếp theo bài "bỗng dưng có tiền" Tôi đã hí hửng đem cái chi phiếu 125 USD ra một chi nhánh ngân hàng Chase để thử xem có chuyện lừa bịp gì không, chứ sao lại bỗng dưng có tiền. (Nhiều người nhận được nó qua bưu điện, cùng các thứ giấy tờ quảng cáo khác, chứ không riêng gì tôi!) Nhân viên nhà băng vui vẻ nói là tôi có hai cách để nhận phần thưởng này: thiết lập một “direct deposit”, chẳng hạn tôi nhận lương chuyển thẳng vào tài khoản thanh toán của tôi ở ngân hàng này, hoặc dùng thẻ của ngân hàng này mua sắm 5 lần. Tôi đã chọn cách sau, nhẩm tính là mình mua chừng 50 đô thôi, ắt còn lời. Sau khi mua đủ 5 lần, hơi lố số tiền dự định chi một tí, tôi thấp thõm chờ tiền thưởng (sẽ được tự động nhập vào tài khoản của mình như tiền lời, theo như nhà băng hứa). Chờ đến ngày bản sao kê tài khoản được gởi tới nhà, chẳng thấy số tiền được hứa nhập vô chỗ nào, tức quá gọi điện hỏi nhà băng, mới biết là 5 lần mua sắm của mình không qualified, không đạt yêu cầu. Ủa, sao vậy? Giải thích:...

dạo chơi

Hình ảnh
Xứ này có một cái hồ rất to, gọi là Norman. Chỗ này là một góc tận cùng, bên hồ là công viên có cái cầu gỗ bắc ngang để lối đi dạo đỡ buồn nỗi khát nước của cây cũng góp phần đặc sắc hóa con đường Gặp một con hạc, hay chim cò gì đó, mình chưa kịp hỏi tên nó đã bay xa bỏ lại mình đứng tẽn tò bên mép nước như con vịt này

chớm thu

Hình ảnh
trời mới chớm thu có cây đã vội đổi màu tháng 9 là tháng đẹp nhất ở đây,trời xanh trong, không khí mát dịu, trái cây chín (không biết trái này là trái gì, có lẽ bà con với trái vải) và nấm mọc khắp nơi (cũng không biết nấm gì, khi còn núm nho nhỏ rất dễ thương, đùng một cái lớn bằng cái thúng, xấu phát gớm!)

Vượt qua cơn sốc

Giữa hai hàng cây sồi già cao và rậm, hình như ai cũng tự động giảm tốc độ, bước thong thả. Ở khoảng giữa con đường lát gạch thẻ đã mòn và ngã màu đỏ sậm, hai người đàn ông khoác áo com-lê sóng bước, dường như nói chuyện với nhau, nhưng chẳng nhìn nhau, người nào cũng cúi mặt nhìn trước mũi giày của mình, như thể canh chừng viên gạch nào đó đột ngột trồi lên, vấp chân họ cho té chơi. Không thể để mất thể diện như vậy. Tác phong mô phạm, họ rõ là giáo sư. Bọn sinh viên thì nhìn là biết ngay: người nào cũng đeo một cái ba lô xề xệ trên lưng, có người còn cột lòng thòng ngang hông một cái áo khoác mỏng, vì trời đã chớm thu, buổi sáng hơi nhuốm lạnh, nhưng trưa vẫn ấm áp. Cuối con đường có một cô gái nhỏ, cũng đeo ba lô (to quá so với thân hình nhỏ nhắn), cũng cột áo khoác ngang hông (lòng thòng vì mới bắt chước). Gương mặt tròn, da ngâm ngâm, tóc đen chấm vai, trông như một cô bé mười bốn tuổi. Nhưng thực ra cô bé đã mười tám, được tuyển thẳng từ một trường trung học ở Miến điện vào trườ...

Sách, tác quyền, độc quyền, và Google

“Thoạt kỳ thủy không có đường, người ta đi rồi thành đường.” Điều này có thể là một thực tế nhiều người biết mà chẳng cần phát biểu, hoặc có phát biểu mà không ai bận tâm. Cho đến khi Lỗ Tấn viết ra. Vì Lỗ Tấn là một nhà văn nổi tiếng, điều ông viết ra được in thành sách, và sách của ông có nhiều người đọc, nên bây giờ nói tới chuyện người ta đi thành đường, người có đọc đều biết Lỗ Tấn đã viết như vậy. Nếu không ghi là trích dẫn Lỗ tấn thì sẽ bị coi là đạo văn. Có khi Lỗ Tấn viết điều suy nghiệm đó ra để “chia sẻ”, như cách nói ngày nay, chứ không nhằm “xí” ý tưởng đó làm phát minh của riêng mình. Cho dù vậy tác quyền câu đó vẫn thuộc về ông. Trong thế giới ngày nay, quyền tư hữu trí tuệ cũng như vật chất được hầu hết các chính quyền trên thế giới công nhận và bảo hộ chặt chẽ. Cho nên khi Google sao chụp (scan) những trang sách, số hóa chúng, để cho bất cứ ai cũng có thể đọc trên trang web tìm sách http://books.google.com/ thì bị kiện vi phạm tác quyền. Chuyện này hơi dài dòng. Từ n...

nông trại nhỏ

Hình ảnh
nông trại này khoe là bò được nuôi thả trong thiên nhiên ăn cỏ không bị phun hóa chất, chứ không bị nhốt trong chuồng ăn đồ tổng hợp không rỏ thành phần và lý lịch. Trông anh bò này tự tại như nhà hiền triết. Góc sân có vườn hoa, chủ yếu là cây cỏ bản địa, được thiết kế cho mọc "tự nhiên" để tạo môi trường sống hoang dã - có lẽ sợ người ta hiểu lầm chủ nhân không biết chăm sóc vườn, nên phải cắm tấm bảng để bày tỏ chủ ý. ở một góc khác trồng một cây sum xuê thấy quen quen - thì ra cây vả! cái chòi này vốn ở ngoài đồng, hơn một trăm năm trước, bị bỏ phế đã lâu, nay trong tinh thần phục hưng những giá trị truyền thống của nông thôn Mỹ, người ta rước chuyên gia về phục hồi nó như kiểu phục hồi đồ cổ, dùng kỷ thuật xây dựng chòi gỗ của thế kỷ 19 để lắp ráp từng miếng gỗ một lò rèn thủ công được duy trì, để thiên hạ ngày nay biết người xưa ché tạo công cụ lao động như thế nào ông thợ rèn lao động như một nghệ sĩ, sản phẩm của ổng mắc giàn trời! nông trại này thuộc loại "kiểu ...

Hoài niệm sách

Rất tình cờ quyển sách rơi vào tay tôi. Trên trang 3 có in năm xuất bản 1908. Một trăm lẻ một tuổi nhưng cuốn sách gần như nguyên vẹn, mặc dù trang giấy hơi dòn, tôi chỉ mới lật vài trang đã vội đóng sách lại và cầm khư khư trong tay như cái bánh tráng phồng của ông ngoại. (Hồi tôi còn nhỏ, ông ngoại ở quê đi xe đò vô Chợ Lớn thăm cháu, cầm cái bánh tráng nướng phồng vàng ươm trước ngực suốt chặng đường, luôn miệng bảo những hành khách khác: Coi chừng, bể cái bánh phồng cháu tui buồn.) Tôi bưng cuốn sách cũ từ chỗ bán đồ xôn về nhà, dọc đường phập phồng lo rủi xảy ra sự cố bất kỳ làm hỏng cuốn sách thì ông chồng tôi buồn. Ổng mê sách cũ như hồi xưa tôi mê bánh tráng phồng. Xăm soi cái bìa sách bọc bằng một thứ gì giống như vải bố, ông bỗng giật mình: (những) người từng sở hữu quyển sách này đã gìn giữ nó như báu vật; ắt hẳn nó đã được cất kỹ trong tủ kiếng, hoặc trên một kệ sách đặc biệt, nên suốt trăm năm tồn tại nó không bám bụi, không long gáy quăn góc, không bị mối mọt đục, cũng k...