Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2011

Viết ở phi trường

Chưa có đường bay thẳng từ Sài Gòn đến Seattle, mỗi lần đi hay về giữa hai nơi ấy tôi thường phải chuyển máy bay ở Đài Bắc hoặc Seoul. Các hãng máy bay cạnh tranh nhau, có những đợt giảm giá, tùy thời điểm đi lại, tôi cứ vé nào rẻ hơn thì mua. Phi trường hiện đại có thiết kế gần giống nhau, nhiều khi tôi không để ý mình transit ở phi trường nào. Ở đâu cũng ra khỏi máy bay bằng những đường ống, cùng những hành khách khác quốc tịch đi vội vàng trên những hành lang nối các cổng, qua những trạm kiểm soát an ninh giống nhau, rồi chờ đợi trên những băng ghế từa tựa nhau, để lại đi vào những đường ống lên những khoang máy bay y chang nhau. Nếu thời gian chuyển máy bay ngắn, mà chuyến bay đầu đến trễ, thì phải vắt giò lên cổ chạy cho kịp lên chuyến bay sau. Nhưng cũng có khi thời gian rộng rãi, tôi thong thả dạo chơi trong phi trường. Lúc ấy mới thấy ở mỗi nơi người ta đều cố phô bày nét đặc sắc văn hóa của dân tộc mình. Phi trường Đài Bắc dành riêng một không gian ưu thế để trưng bày những b...

Tonle Sap

Hình ảnh

Siem Riep

Hình ảnh

Khai bút

Viết một câu thật hay vào giờ khắc thiêng liêng của đất trời! Ý nghĩ này ám ảnh tôi một thời gian dài, hình như từ thời trung học cho đến hết tuổi hăm. Cái mầm được gieo từ cô giáo dạy văn. Trước khi nghỉ Tết cô lì xì đám học trò lau nhau lóc chóc một đề bài luận văn chỉ vỏn vẹn hai chữ “Khai bút”. Tụi này kêu trời, cô bảo cứ thử đi, giao thừa là thời khắc thiêng liêng, cứ viết ra suy tư của mình, rồi sẽ thấy linh nghiệm. Kể ra hồi nhỏ tôi cũng dễ bị dụ khị. Hoặc trẻ con nào cũng mê tín hoang đường. Đêm giao thừa ở nhà tôi đơn giản. Ăn xong bữa cơm chiều ba mươi là kể như năm đã thành năm cũ, mọi chuyện năm cũ kể như cho qua. Nhà cửa đã dọn dẹp bày biện, mọi người tắm gội, mặc quần áo mới. Để tiêu bớt thịt cá trong bụng, tôi đi một vòng qua mấy chỗ bán bông, coi cái gì ế thì mua dùm một hai chậu. Hồi trước, ba tôi còn buôn bán, ông rất kỵ cuối năm rinh đồ ế của người ta về nhà mình. Thấy tôi ôm về một chậu cúc hơi héo héo (người ta lo bán tống bán tháo nên không tưới nước), ba tôi q...

sáng 30 Tết

Hốt đổ theo rác những buồn giận đau nhọc nhằn thất vọng nghi ngờ vun vén gốc cây vạn thọ vàng cam thơm hy vọng cầu mong một thế giới bình an mọi người có vừa đủ ăn đủ mặc đủ ấm đủ vui vầy Có thể 360 ngày sau lại là những buồn đau giận nhọc nhằn thất vọng nghi ngờ Có thể điều mình cầu mong nghe nhảm nhí hôm nay ngày mai thậm chí cả ngày mốt cả ngày kia ngày kỉa ngày kìa làm sao có đủ cho mọi người nhưng chẳng lẽ trong cầu mong hy vọng mà không mở được lòng mình cho mọi người