Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2010

Trường giàu trường nghèo

Trường đại học Western Washington (WWU) khai giảng chậm hơn hệ thống trường tư ở các tiểu bang phía Nam nước Mỹ một tháng. Năm ngoái dạo này tôi đi dạo trong rừng sồi quanh đại học Davidson ở North Carolina thường thấy thấp thoáng trên băng ghế gỗ dưới tán cây đang đổi màu lá hay trên bãi cỏ êm như nhung các sinh viên đang đọc sách trong mọi tư thế, họ sắp nộp bài giữa khóa. Niên khóa ở Davidson chỉ có hai học kỳ, từ giữa tháng tám đến giữa tháng mười hai, và giữa tháng giêng đến giữa tháng năm. Nhưng WWU chia học kỳ theo mùa, thu, đông, xuân, mỗi khóa mười tuần. Tuần này, cuối tháng chín, bắt đầu khóa mùa thu của niên học mới, cái thành phố Bellingham nhỏ xíu bỗng tấp nập chộn rộn sinh viên cũ mới (và phụ huynh). Phố xá hàng quán cố phô bày vẻ độc đáo, các báo địa phương dầy phụ trương quảng cáo. Siêu thị Haggen được lợi thế ở gần trường, dụ dỗ khách hàng bằng cách cấp thẻ giảm giá 10% cho sinh viên, chiều thứ bảy tuần này mở tiệc thịt nướng, mỗi phần ăn chỉ giá hai đô la, gồm một bá...

Lên dốc

Da mặt tôi săn lai, hay đanh lại, không chắc từ nào chính xác. Cảm giác như da khô và co rúm khi luồng gió thổi như cào qua mặt tôi. Bậm môi, nghiến răng, rạp mình thấp xuống chút nữa, tôi gồng mình đạp xe lên dốc. Qua con dốc này sẽ thấy đời phơi phới: đừơng sẽ lài lài xuôi một lèo xuống sát mép nước, nước mênh mông của biển. Mấy người đồng hành đang vượt qua tôi, chắc nhờ xe đạp của họ tốt hơn. Người cuối cùng qua mặt tôi la lớn “Cố lên!”. Tôi không la nỗi, chỉ nghiến răng chịu đựng cơn gió ngược lạnh buốt và khô rang, dồn hết sức vô cẳng chân, lần lượt nhấn xuống bàn đạp trái rồi bàn đạp phải. Một vòng. Một vòng nữa. Ráng cho được một vòng. Một vòng thôi. Chiếc xe đạp càng lúc càng ương ngạnh như con ngựa cứng đầu, mình làm cách nào nó cũng cứ ỳ ra như ăn vạ. Nhưng tôi biết nó là vật vô tri, chỉ bị trọng lực tác động mà thôi, chứ không phải nó “muốn” hay “không muốn” kháng cự lại tôi. Còn tôi, để khẳng định mình là sinh vật có tri thức và có ý chí, có cả sức mạnh, tôi nhỗm mông khỏ...

Người nổi tiếng mi ni

Thế là hết những ngày nắng ấm. Theo dự báo thời tiết thì ngày hôm nay mưa, ngày mai mưa, ngày mốt cũng mưa. Mặt đất bắt đầu nhão ra, tôi mất hết hứng làm vườn. Mà cà chua với ớt vẫn còn xanh. Thôi kệ. Cũng vừa lúc quay lại với sách vỡ. Trời mưa nằm khoèo trong nhà đọc trong tiếng nhạc cũng sướng. Đang đọc bài “Tận cùng của cô tịch” ( The End of Solitude ) của William Deresiewicz. Tác giả sinh năm 1964, giáo sư của đại học Yale từ năm 1998 đến 2008, bài viết này được xuất bản trên The Chronicle năm 2009. Gần đây không rõ hành trạng tung tích ông ra sao. Một lời bình trên trang grademyprofessor.com cho là ông “cool and sexy”. Nhập đề, Deresiewicz viết: “Cái-tôi hiện thời muốn gì? Máy quay phim đã tạo ra một lớp văn hóa tiếng tăm, máy tính tạo ra một văn hóa kết nối. Khi hai kỷ thuật này hợp lại – băng truyền thông rộng mớm trang web thay thế văn bản bằng hình ảnh, các mạng xã hội trải mạng lưới kết nối lẫn nhau rộng hợn - hai lớp văn hóa cùng lộ ra một động lực chung. Tiếng tăm và kết n...