Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2010

Kiến thức trực tiếp

Buổi sáng đầu tiên thức dậy ở Sài Gòn… Ấy là nói ước lệ, vì thực tế không ngủ thì làm sao “thức dậy”? Nhóm sinh viên đến vào lúc nửa đêm, trên 20 giờ đi đường, tính từ lúc rời nhà đến khi nhận phòng trong ký túc xá. Vài người ngủ vật vờ được vài tiếng đồng hồ trên máy bay, những giấc ngủ bị ngắt khúc vì những bữa ăn không nuốt nỗi, vì phải đứng dậy cho người ngồi bên cạnh đi vệ sinh, vì những thông báo nhắc hành khách cài đai an toàn khi máy bay bay qua vùng thời tiết xấu. Người nào cũng bơ phờ khi bước chân ra khỏi máy bay. Nhưng họ bắt đầu tỉnh táo và căng thẳng dần khi đứng xếp hàng chờ thủ tục nhập cảnh. Họ đã được chuẩn bị, những thông tin chính thức lẫn những điều truyền miệng, và họ đang sẵn sàng trải nghiệm thực tế để có kiến thức trực tiếp (firsthand knowledge). Nhưng bất ngờ vẫn xảy ra. Trước tiên là không có tờ khai hải quan hay nhập cảnh. Ông thầy vốn đi lại nhiều lần trước đây đã cẩn thận hướng dẫn học trò của mình là phải khai đem theo máy tính và các đồ điện tử (để khi...

mưa phùn

Sáng nay dậy sớm, tính đi bộ quanh Hồ Gươm như hôm qua, nhưng trời đất âm u, ẩm ướt, mù mịt. Cô bán bánh mì nói đấy là mưa phùn. Vậy ư? Trước đây mình chỉ biết mưa phùn trong thơ Tố Hữu. Nhớ cuối năm 1975 trời Sài Gòn lạnh khủng khiếp (đối với mình.) Co ro trên căn gác sát mái tôn học thơ Tố Hữu để đi thi đại học. Bao nhiêu kiến thức kỷ năng văn học suốt 12 năm mài đũng quần trên ghế nhà trường "ngụy" được thầy dạy là ráng quên đi, để tiếp thu nền văn học mới, văn học cách mạng. Tài liệu thầy đưa cho học chỉ có 2 tập quay rô nê ô gồm một số bài thơ của Hồ Chí Minh và một số bài thơ của Tố Hữu. Phương pháp học là thuộc lòng, nên mình cứ lẩm bẩm đọc như tụng kinh. Mưa phùn ướt áo tứ thân Đó là một hình tượng văn học xa lạ. Mình có biết mưa phùn ra sao, cũng chưa thấy người dân quê bắc bộ mặc áo tứ thân đi làm ruộng. (Chỉ thấy áo tứ thân lụa là rực rỡ trên sân khấu múa minh họa các bài dân ca bắc bộ). Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn...

gã chăn gà trên phố

Hình ảnh

đốt lửa bên đường

Hình ảnh
Sau hai trận bão tuyết hồi tháng 11, thời tiết trở lại "bình thường", nghĩa là ngày xấp xỉ 40 độ F, khiến tuyết tan hết, đêm xấp xỉ 30, có khi tụt xuống hăm mấy, sáng sớm sương giá phủ trắng cỏ. Tuy đến trưa thì sương tan, nhưng cỏ chịu đựng tới bữa nay coi bộ hết mức, đã úa từng bệt. Cây thì trút hết lá, gió bão không biết thổi kiểu nào mà quăng xuống con đường trước nhà vô số lá sồi (mà con đường này đâu có trồng sồi!) Đường này không phải lộ lớn, ít giao thông, nên mấy bữa trước tuyết ngập đường vì xe cào tuyết của thành phố không tới, mấy bữa nay lá nghẹt miệng cống, dân cư hai bên đường coi bộ không trông mong thành phố tới móc cống, bèn hè nhau tự cứu lấy mình trước. Trưa chủ nhật bỗng thấy khói bay mù mịt trước nhà, mình vội mang giày khoác áo chạy ra coi, thì thấy mấy ông hàng xóm đang đốt lá vàng. Lá còn ướt nên khó đốt, mấy ông đành chọn giải pháp hốt lên xe tải chở ra bãi rác vườn của thành phố. Coi vậy mà lá cũng đầy nhóc một xe tải to. Còn đống lửa, đã lỡ nhóm l...

Bọn trẻ sẽ đi Việt Nam

Ông giáo sư gọi chúng là bọn trẻ, “the kids”, và lắc đầu cảm thán: Chúng còn đang tuổi teen. Mười tám mười chín tuổi vẫn kể như teen, mặc dù mấy teen cỡ đó hơi già. Bọn trẻ gồm tám sinh viên năm thứ hai, có hai người đã lên năm thứ ba. Chỉ có một người từng đi du lịch nước ngoài một lần. Thành phố lớn mà đa số từng lui tới là Seattle, cách nơi họ sinh trưởng từ vài chục dặm đến vài trăm dặm. Có một người trước khi vào đại học Western Washington ở Bellingham chưa đi đâu ra khỏi thị trấn quê nhà ở miền trung tây nước Mỹ. Ông giáo sư kể: Khi “cậu bé” đi vào văn phòng ông để hỏi về việc ghi danh khóa học “Việt Nam và Mỹ”, ông thấy rõ cậu không có chút khái niệm cỏn con nào về đất nước con người hay văn hóa Việt Nam, ngoài một ý thức nhàn nhạt là trong lịch sử Mỹ có một giai đoạn liên can đến Việt Nam. Đối với người thầy, không hề có câu hỏi như “Tại sao em muốn học về cái mà em không biết gì hết.” Nhưng ông vẫn muốn chính “cậu bé” tự nói ra động cơ khiến cậu đến gặp ông. “Em chưa bao giờ ...