mưa phùn
Sáng nay dậy sớm, tính đi bộ quanh Hồ Gươm như hôm qua, nhưng trời đất âm u, ẩm ướt, mù mịt. Cô bán bánh mì nói đấy là mưa phùn. Vậy ư?
Trước đây mình chỉ biết mưa phùn trong thơ Tố Hữu. Nhớ cuối năm 1975 trời Sài Gòn lạnh khủng khiếp (đối với mình.) Co ro trên căn gác sát mái tôn học thơ Tố Hữu để đi thi đại học. Bao nhiêu kiến thức kỷ năng văn học suốt 12 năm mài đũng quần trên ghế nhà trường "ngụy" được thầy dạy là ráng quên đi, để tiếp thu nền văn học mới, văn học cách mạng. Tài liệu thầy đưa cho học chỉ có 2 tập quay rô nê ô gồm một số bài thơ của Hồ Chí Minh và một số bài thơ của Tố Hữu. Phương pháp học là thuộc lòng, nên mình cứ lẩm bẩm đọc như tụng kinh. Mưa phùn ướt áo tứ thân Đó là một hình tượng văn học xa lạ. Mình có biết mưa phùn ra sao, cũng chưa thấy người dân quê bắc bộ mặc áo tứ thân đi làm ruộng. (Chỉ thấy áo tứ thân lụa là rực rỡ trên sân khấu múa minh họa các bài dân ca bắc bộ).
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Tuy chưa từng trải nghiệm "gió núi, mưa phùn" nhưng vì trời Sài Gòn đang lạnh, mình trùm mền nghĩ đến người đàn bà phải lội xuống ruộng (ngập nước) chân lún xuống bùn, cúi lom khom, tay thọc xuống bùn cấy lúa, lưng áo tứ thân phơi ra hứng một trời mưa phùn, toàn thân run rẩy. Vậy mà nhà thơ hỏi "Bầm ơi có rét không bầm?"
Bữa nay mình mới có dịp trải nghiệm mưa phùn Hà Nội. Những lần ra bắc trước đây thường vào mùa hè, chỉ cảm thấy oi bức ngột ngạt. Đi một vòng quanh hồ trong mưa phùn. Nghiệm ra một điều nữa trong bài thơ "Bầm ơi" ấy.
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Hạt mưa phùn li ti như bụi lơ lửng đầy trời, nhưng thực ra lượng nước không bao nhiêu. Mình dầm mưa gần một tiếng đồng hồ mà áo khoác chỉ ươn ướt. Tức là mưa bao nhiêu hạt cũng không bao nhiêu.
May là hồi đi thi mình hoàn toàn không có hiểu biết gì về mưa phùn!
Trước đây mình chỉ biết mưa phùn trong thơ Tố Hữu. Nhớ cuối năm 1975 trời Sài Gòn lạnh khủng khiếp (đối với mình.) Co ro trên căn gác sát mái tôn học thơ Tố Hữu để đi thi đại học. Bao nhiêu kiến thức kỷ năng văn học suốt 12 năm mài đũng quần trên ghế nhà trường "ngụy" được thầy dạy là ráng quên đi, để tiếp thu nền văn học mới, văn học cách mạng. Tài liệu thầy đưa cho học chỉ có 2 tập quay rô nê ô gồm một số bài thơ của Hồ Chí Minh và một số bài thơ của Tố Hữu. Phương pháp học là thuộc lòng, nên mình cứ lẩm bẩm đọc như tụng kinh. Mưa phùn ướt áo tứ thân Đó là một hình tượng văn học xa lạ. Mình có biết mưa phùn ra sao, cũng chưa thấy người dân quê bắc bộ mặc áo tứ thân đi làm ruộng. (Chỉ thấy áo tứ thân lụa là rực rỡ trên sân khấu múa minh họa các bài dân ca bắc bộ).
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Tuy chưa từng trải nghiệm "gió núi, mưa phùn" nhưng vì trời Sài Gòn đang lạnh, mình trùm mền nghĩ đến người đàn bà phải lội xuống ruộng (ngập nước) chân lún xuống bùn, cúi lom khom, tay thọc xuống bùn cấy lúa, lưng áo tứ thân phơi ra hứng một trời mưa phùn, toàn thân run rẩy. Vậy mà nhà thơ hỏi "Bầm ơi có rét không bầm?"
Bữa nay mình mới có dịp trải nghiệm mưa phùn Hà Nội. Những lần ra bắc trước đây thường vào mùa hè, chỉ cảm thấy oi bức ngột ngạt. Đi một vòng quanh hồ trong mưa phùn. Nghiệm ra một điều nữa trong bài thơ "Bầm ơi" ấy.
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Hạt mưa phùn li ti như bụi lơ lửng đầy trời, nhưng thực ra lượng nước không bao nhiêu. Mình dầm mưa gần một tiếng đồng hồ mà áo khoác chỉ ươn ướt. Tức là mưa bao nhiêu hạt cũng không bao nhiêu.
May là hồi đi thi mình hoàn toàn không có hiểu biết gì về mưa phùn!