Thời chộn rộn

Gặp người bà con nơi đất khách, tôi hỏi thăm tình hình làng xóm, cậu nói: đất đai chộn rộn lắm. Hỏi chộn rộn là sao, cậu nói: chộn rộn quá biết sao mà nói. Tôi tự tra từ điển vậy. Tự điển Việt Nam của Hội Khai Trí Tiến Đức ghi chộn-rộn là rộn rịp, thí dụ “chộn rộn nhiều việc.” Vậy là đất đai ở quê mình rộn rịp lắm. Nhưng hiểu vậy cũng bằng không. Tra từ trên internet, chộn rộn được phân loại là tính từ, có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhứt: (phương ngữ) nhốn nháo, lộn xộn. Nghĩa thứ hai: rộn ràng, hối hả. Còn từ rộn rịp thì tự điển online này ghi chú là (từ cũ) và bảo xem nhộn nhịp . Xem tới nhộn nhịp thì thấy định nghĩa: từ gợi tả không khí động vui tấp nập, do có nhiều người qua lại hoặc cùng tham gia hoạt động . Thí dụ “ không khí nhộn nhịp ngày khai trường.” Nếu thay nhộn nhịp bằng chộn rộn, “ không khí chộn rộn ngày khai trường” người đọc có cảm nhận ý nghĩa hai câu thí dụ đó như nhau không? Tiếng Việt trong hơn nửa thế kỷ qua đã có biết bao biến hóa có thể nói là ...