lá chín

Hồi xưa mình có viết một truyện ngắn, đặt tựa là Mùa Lá Chín, gởi đăng báo. Khi báo đăng mình thấy toàn văn truyện không thay đổi gì cả, chỉ riêng cái tựa to chần dần giữa trang báo là bị đổi thành Mùa Lúa Chín. Mình khiếu nại, người biên tập nói ấy là lỗi của người trình bày - người trình bày thường không đọc (kỹ) nội dung, trong trường hợp này thì không đọc kỹ cả tựa bài, ba chớp ba nháng sửa tựa truyện theo khuôn sáo đinh ninh trong đầu - 'mùa lúa chín' , chứ có nghe nói lá chín bao giờ.
Không chỉ tức vì sự sáng tạo của mình bị vô hiệu hóa - người ta đã cố tình đặt tựa là mùa LÁ chín, để thi vị hóa, để lạ, để gây tò mò, để độc đáo. 'Mùa lúa chín' thì người đọc liên tưởng ngay đến đề tài nông nghiệp, hợp tác xã hay vụ mùa bội thu gì đó, ai thèm đọc truyện nữa. Nhưng không đọc có lẽ tốt hơn. Vì đọc hết truyện sẽ ngớ ra: Cái truyện có dính dáng gì tới lúa đâu?
Truyện đó, viết đâu mười mấy năm trước, khi mình về quê nhận ra quá trình tư bản hóa, tập hợp đất đai, đang bắt đầu. Lá trong truyện là lá cây cao su. Mỗi năm cây cao su thay lá một lần, trước khi rụng lá đổi màu đỏ. Cả khu rừng cao su đổi màu cùng lúc, đỏ rực. Thay vì nhìn chiếc lá đổi màu là lá úa, lá khô, lá chết, mình lãng mạn nói là lá chín.
Chiều nay đi qua rừng, lá cây thích đang chín:

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vượt qua cơn sốc

Ma không chồng

2222