Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2010

thu hoạch

Hình ảnh
Đây là củ cải tím (turnip) hái trong vườn. Đặt trái táo bên cạnh để cho thấy tầm vóc của củ cải.

Nhức cái đầu

Đọc giữa chừng bản tin, tôi đóng sập máy tính lại. Bỏ ra vườn nhổ cỏ, tưới cây, hay ngồi trên hòn đá dưới bóng cây phong. Bên hòn đá có hai con cóc giả bằng nhựa tổng hợp, đặt nửa khuất nửa hở trong cỏ để trang trí. Trải năm bảy mùa mưa gió nắng tuyết, da cóc phủ đất và rêu, sần sùi xấu xí y như cóc thiệt. Có lần quên mất chính mình đã đặt hai con cóc giả trong vườn, tôi giật mình khi vừa ngồi xuống hòn đá là thấy ngay con cóc ngồi cạnh chân. Dần dần, dù ý thức là cóc giả, tôi vẫn thấy thân thiết, đôi khi tâm tình với chúng nữa. Nhưng tôi chưa đến nỗi có những biểu hiện tâm thần như ngồi trên hòn đá lảm nhảm nói một mình, hay ấp con cóc vào ngực mà kể lể nọ kia. Tôi tâm tình với con cóc giả trong lòng tôi thôi. Mà chuyện này rất bình thường, chắc nhiều người từng trải nghiệm. Đồ vật, có khi bàn ghế, cây roi, cái chén… bất cứ vật gì, đều có thể trở nên vật có ý nghĩa với người nào đó. Sau khi tốt nghiệp phổ thông nhiều năm, tôi có dịp trở lại trường trung học cũ, trở vào phòng học cũ...

sống tử tế

Nắng thu vàng rượm, tôi dẹp máy tính sách vở đi dạo. Giờ này là trưa thứ tư, người ta đi học hoặc đi làm cả. Con đường mòn tôi thường đi dạo dường như đang ngủ trưa. Hoặc nghỉ ngơi cho lại sức, chuẩn bị trần mình dưới hàng trăm gót giày trong vài tiếng đồng hồ nữa. Một mình đi dạo lúc này có thể lẩm bẩm hát nghêu ngao hay hát vang lên, có thể nhún nhảy hay sàng qua sàng lại, có thể đi nghênh ngang giữa đường hay dẫm lên bờ cỏ phủ đầy lá khô vàng cam đỏ nâu. Thậm chí có thể vừa nhắm mắt vừa đi. Mũi giày không có mắt, đang đi nó vấp vô cái gì đó khiến tôi chúi nhủi suýt dập mặt xuống đất. May mà kịp bơi hai tay trong không trung lấy lại thăng bằng. Tôi cũng nhanh chóng lấy lại bình tình đi tiếp. Trong đầu tôi đang có một ý tưởng quan trọng và tôi không muốn gián đoạn suy nghĩ vì bất cứ cái gì. Nhưng được vài bước tôi đứng lại, ngoái nhìn coi cái gì vừa khiến mình suýt vấp té. Chỉ là một cành cây khô. Nó không nằm chình ình giữa lối đi để đập ngay vô mắt người ta, để người ta thấy mà trán...

Phấn đấu

“Ngân sách giảm học phí tăng” nghe như bộ phim dài nhiều tập ở xứ mình, thuộc loại “chuyện thường ngày” . Ở xứ Mỹ bây giờ thì cầm như phim thời sự và có triển vọng kéo dài không biết bao nhiêu tập. Nhân nói về phim, nội trong mùa hè vừa qua đã có ít nhứt 4 bộ phim tài liệu đề tài giáo dục thu hút chú ý của công chúng, nêu lên sự yếu kém của hệ thống trường công ở những khu vực dân cư thu nhập kém, tệ quan liêu trong ngành giáo dục và biên chế nhà nước đã giữ ghế cho những giáo viên bất tài vô đức làm hỏng học sinh hơn là dạy dỗ chúng. Do đó phụ huynh quan tâm đến giáo dục con em phải chạy vạy vất vả, thậm chí người trong gia đình phải hy sinh cho nhau để người ưu tú nhứt được vào trường tốt. Tình hình đã tới mức chỉ có Siêu nhân mới hòng giải quyết, “Chờ đợi Siêu nhân” (Waiting for Supperman) là tên bộ phim gây chấn động lớn, do đạo diễn Davis Guggenheim thực hiện. Ông này là đạo diễn đoạt giải Oscar với phim nổi tiếng “Một sự thật khó chịu” (An Inconvenient Truth) báo động về môi trườ...

thông điệp

Có khi ngồi cả buổi trên ghềnh đá, nhìn xuống đám sỏi dưới làn nước biển trong veo, tôi không nghĩ ngợi gì cả. Khi cái đầu trống trải, nó cũng nhẹ tênh. Điều kỳ lạ bất như ý là không phải buổi nào mình trèo lên ghềnh đá cũng gạt bỏ hết được mọi suy tư vướng mắc. Dù quyết tâm là bỏ hết, quăng hết, vụt hết, dẹp hết, để trèo lên ghềnh đá ngồi chơi thôi, mà sao vô cớ một nỗi nhớ thấp thoáng rồi hiện rõ dần. Hay một nỗi đau len lén đến rồi nhói sâu. Hay một nỗi buồn như sóng, càng trấn áp càng lao xao. Những ý nghĩ , đã không muốn nghĩ tới, mà cứ ngang ngạnh trồi lên. Có khi tôi nghĩ làm sao mà hai con người ở chung trong một căn nhà có thể cả ngày không trò chuyện với nhau, có thể cả tuần chỉ nói với nhau những câu cộc lốc chẳng đặng đừng. Hồi trọ trong ký túc xá trường Loyola (New Orleans) tôi ở chung phòng với chị Egodi quê ở châu Phi. Vì tôi tò mò về xứ sở của chị, chị cũng thắc mắc về Việt Nam, nên hai người mà về phòng là nói chuyện liên tục, đến khi một trong hai người quay mặt vào t...

Hà Nội xa lắm

Nhớ Sài Gòn hồi trước đường rầy xe lửa chạy tới gần chợ Bến Thành. Năm tôi vào lớp đệ thất trường Gia Long (nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai), bắt đầu mặc áo dài trắng, mang guốc gỗ, chiều tan trường cùng nhỏ bạn đi dọc đường Bà Huyện Thanh Quan, qua vườn Tao Đàn, dài theo đường Lê Lai đến đại lộ Nguyễn Huệ ra bến Bạch Đằng, gọi là “bát phố”. Có lần dừng chân ở chỗ bây giờ là công viên cạnh khách sạn New World, nhỏ bạn nói: Đây là nhà ga. Tôi nói mình thử đi theo đường rầy coi tới đâu. Nhỏ bạn làm ra vẻ nghiêm trang: Bố bảo tới Hà Nội đấy. Nhưng mình không thể đi tới đâu. Xa lắm. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi nghe một người bằng xương bằng thịt, chứ không phải sách vỡ báo chí, thốt ra hai tiếng Hà Nội. Một người trang lứa với tôi, ngồi bên cạnh tôi trong lớp, cùng tôi “bát phố” mỗi ngày, nói với tôi đủ thứ chuyện trên đời, cùng tôi ăn vụng me cóc ổi trong giờ học, cười khúc khích và ngắt véo nhau đau điếng. Một người quê ở Hà Nội, nhưng chưa bao giờ về quê. Hà Nội xa lắm. Thỉnh th...

Sách cấm

Trưa nay nhân lúc nhiệt độ trong ngày cao nhứt, lại có chút nắng hửng lên, xiên qua những vòm lá chớm đổi màu vàng, nâu, đỏ, tôi quảy một túi sách và dĩa phim (DVD) đem trả thư viện. Có mấy cuốn sách mượn của thư viện trường đại học, nhưng tôi trả hết cho thư viện công cộng. Như vậy đỡ đi thêm một chặng xe buýt. Hệ thống thư viện công cộng ở thành phố này đã liên kết với hệ thống thư viện các trường đại học và cao đẳng công lập trong vùng để mở rộng phục vụ. Bởi vì các thư viện này, nói cho cùng, đều hoạt động bằng công quỹ, sách nằm trong kho nào thì cũng là của “nhân dân”. Trước đây, khi một sinh viên cần tài liệu chỉ có ở thư viện công cộng thì phải chạy xuống phố, làm thẻ đọc riêng, rồi mới mượn được, sau đó phải đem đến tận nơi mượn mà trả. Nhiều sinh viên ở trong ký túc xá, chạy tới chạy lui hơi mất công. (Đành rằng phố vẫn luôn tấp nập sinh viên, nhứt là cuối tuần, nhưng đi chơi là đi chơi, đi trả sách là chuyện khác.) Ngược lại, dân thường không phải học giả giáo sư sinh viên ...