Sinh viên online
(vừa viết xong bài này - dựa theo the Chronicle of Higher Education - thì thấy the New York Times cũng có 2 bài cùng chủ đề, bài Learning in Dorm, Because Class Is on the Web hiện giờ xếp hạng 3 trong 10 bài được email nhiều nhất. Bữa nay cuối tuần mà mưa gió ì xèo, chắc nằm nhà đọc thêm về vụ này, có khi có ích cho nền giáo dục ở nước mình.)
Một nhóm sinh viên thực hiện một đề tài nghiên cứu liên quan đến dịch thuật nhờ tôi hướng dẫn. Lúc đó tôi đang ở Mỹ, các em đang ở Việt Nam. Thoạt đầu là email qua lại, đôi khi hai bên lên mạng cùng lúc thì trao đổi bằng YIM hay Skype. Nếu đường truyền Internet ở hai đầu đều tốt, tôi có thể nghe thấy các em khá rõ, và các em cũng nghe thấy tôi, như thể chúng tôi đang ngồi trước mặt nhau. Việc thảo luận hứng thú sôi nổi, vỡ lẻ nhiều vấn đề, bài vỡ tài liệu chuyển qua chuyển lại nhanh chóng gần như trong nháy mắt. Đây là một dạng dạy học “online”, sử dụng không gian ảo và kỷ thuật truyền thông tiên tiến làm môi trường và phương tiện giáo dục.
Cơ bản, “đại học ảo” vẫn có ba yếu tố thiết yếu như đại học “chính qui” : thầy, trò, và kiến thức. Có những đại học ảo thuần túy, không có giảng đường, phòng học, thầy trò không gặp nhau trong lớp “thật”, mà mọi việc dạy học đều xảy ra trên lớp “ảo”, thường là một phần mềm giáo dục, như Blackboard, Pearson, Jenzabar, Adobe, hay Microsoft. Thầy đưa bài giảng, tài liệu tham khảo, bài tập, bài kiểm tra, cùng các thông báo, qui định, dặn dò, chấm điểm, nhận xét… “lên mạng”, trò dù ở bất cứ nơi đâu, và tùy thời gian thuận lợi, cũng cứ “lên mạng” mà xem tài liệu, nghe giảng, quan sát thực hành, thảo luận nhóm với bạn học, nêu thắc mắc với thầy, làm bài tập, bài kiểm tra và nộp ngay “trên mạng”.
Theo con số ước tính đăng trên tạp chí The Chronicle of Higher Education (truy cập trên mạng ngày 31/10/2010), năm 2005 có gần 1 triệu người ghi danh các khóa học trên mạng (online), đến năm 2009 con số đó tăng lên 2,14 triệu, và dự kiến tăng đến 3,97 triệu vào năm 2014. Hơn một nửa số sinh viên này tuổi từ 18 đến 25, 63% là nữ, mười ngành được theo học nhiều nhất là Pháp lý hình sự (Criminal Justice), Kỷ thuật tin học và máy tính, Chăm sóc y tế, Kinh doanh, Điều dưỡng, Quản trị, Nghệ thuật khai phóng, Truyền thông, Giáo dục và Tâm lý học. Những trường đại học ảo thuần túy có số lượng sinh viên (SV) đông đảo nhất là University of Phoenix Online (400.000 SV), Kaplan University (90.000 SV), Ashford University (68.000 SV). Cả ba trường này đều là tổ chức tư nhân thu lợi nhuận, học phí tương đương với đại học chính qui loại khá.
Sự phát triển của việc học trên mạng (online learning) chắc chắn góp phần thay đổi cơ cấu giáo dục bậc cao trong hiện tại và sẽ giữ một vai trò đáng kể trong tương lai. Những nghi ngờ, tranh cãi về việc học trên mạng phát sinh ngay từ đầu và đến bây giờ cũng chưa hẳn ngã ngũ. Thực tế với những nhu cầu ngày càng được tiến bộ kỷ thuật đáp ứng đã chứng tỏ việc học này có những ưu điểm nhất định, mặc dù chỉ có khoảng 28% sinh viên hài lòng với những khóa học trên mạng của mình.
Những người tốt nghiệp các trường đại học ảo này có thể cầm bằng cấp đi kiếm việc làm và chứng tỏ có năng lực trong lãnh vực được đào tạo. Ấy là theo Jorge Klor de Alva, chủ tịch trung tâm Nghiên cứu và Chính sách Nexus. Alva đả phá định kiến cho rằng học trên mạng không có chất lượng, bằng cấp các trường đại học ảo không có giá trị. Theo Alva các công ty lớn như Wal-Mart, AT&T, UPS có những thỏa thuận với các trường đại học ảo có uy tín để đào tạo nhân viên, trợ cấp học bỗng cho nhân viên nâng cao trình độ bằng học trên mạng. Ông cũng đính chính quan niệm sai lầm là học trên mạng rẻ tiền, không sống động, và các trường ảo chỉ nhắm vào lợi nhuận. Theo ông, tỷ lệ sinh viên / giáo sư của trường đại học ảo Phoenix là 14/1, nghĩa là phải có đầu tư căn cơ để giáo dục mỗi sinh viên trên mạng trong những chương trình thành công.
Một số trường đại học “chính qui” bắt đầu có những lớp học online, sinh viên có thể theo học một hai lớp online song song với các lớp chính qui (mặt-đối-mặt với thầy và bạn trong phòng học, phòng thí nghiệm), hoặc một dạng lớp học “ kết hợp”: đến lớp một số buổi và “lên mạng” thực hiện một số yêu cầu khác của chương trình học. Trong bài Trường đại học của tương lai (The Chronicle, 31/10/2010), Marc Parry cho là việc học trên mạng đã trở nên chính thống, không chỉ là một cách học hàm thụ của học viên ở xa, mà đang thu hút đông đảo sinh viên ngay trong các viện đại học chính qui.
Nhưng sinh viên đã nội trú ngay trong trường đại học, sao lại phải học trên mạng? Marc Parry nêu trường hợp của Jennifer Black, sinh viên trường đại học Central Florida. Cô gái 20 tuổi này vừa theo học ngành lễ tân, vừa học múa, vừa làm việc trong khách sạn Marriott, dạy kèm học sinh cấp một, lại tham gia một mớ câu lạc bộ hội đoàn văn thể mỹ và tôn giáo. Cũng không đến nỗi thiếu thì giờ, nhưng sắp xếp thời khóa biểu là vấn đề. Những lớp học trên mạng và lớp kết hợp giúp Jennifer linh động giờ giấc. Với cái máy tính nối mạng, cô có thể lên lớp học ảo bất cứ ở đâu bất cứ giờ nào.
Giáo dục trên mạng giúp các trường giải quyết vấn nạn thiếu phòng ốc. Nhiều trường công lập phát triển nhanh quá, số sinh viên tăng nhanh mà cơ sở vật chất phát triển không kịp. Các trường chính qui trong hệ thống đại học tiểu bang Minnesota khuyến khích sinh viên theo học các lớp trên mạng, đặt chỉ tiêu đến năm 2015 sinh viên phải có 25% số tín chỉ học trên mạng. Hệ thống đại học tiểu bang Maryland hiện nay yêu cầu sinh viên phải có 12 tín chỉ học dưới những hình thức phi truyền thống, gồm cả học trên mạng.
Trường đại học tương lai sẽ là mô hình kết hợp cả ba cách dạy học: thầy trò giáp mặt giảng dạy , vừa giáp mặt giảng dạy vừa áp dụng giáo dục trên mạng, và hoàn toàn học trên mạng.
Lý Lan
Một nhóm sinh viên thực hiện một đề tài nghiên cứu liên quan đến dịch thuật nhờ tôi hướng dẫn. Lúc đó tôi đang ở Mỹ, các em đang ở Việt Nam. Thoạt đầu là email qua lại, đôi khi hai bên lên mạng cùng lúc thì trao đổi bằng YIM hay Skype. Nếu đường truyền Internet ở hai đầu đều tốt, tôi có thể nghe thấy các em khá rõ, và các em cũng nghe thấy tôi, như thể chúng tôi đang ngồi trước mặt nhau. Việc thảo luận hứng thú sôi nổi, vỡ lẻ nhiều vấn đề, bài vỡ tài liệu chuyển qua chuyển lại nhanh chóng gần như trong nháy mắt. Đây là một dạng dạy học “online”, sử dụng không gian ảo và kỷ thuật truyền thông tiên tiến làm môi trường và phương tiện giáo dục.
Cơ bản, “đại học ảo” vẫn có ba yếu tố thiết yếu như đại học “chính qui” : thầy, trò, và kiến thức. Có những đại học ảo thuần túy, không có giảng đường, phòng học, thầy trò không gặp nhau trong lớp “thật”, mà mọi việc dạy học đều xảy ra trên lớp “ảo”, thường là một phần mềm giáo dục, như Blackboard, Pearson, Jenzabar, Adobe, hay Microsoft. Thầy đưa bài giảng, tài liệu tham khảo, bài tập, bài kiểm tra, cùng các thông báo, qui định, dặn dò, chấm điểm, nhận xét… “lên mạng”, trò dù ở bất cứ nơi đâu, và tùy thời gian thuận lợi, cũng cứ “lên mạng” mà xem tài liệu, nghe giảng, quan sát thực hành, thảo luận nhóm với bạn học, nêu thắc mắc với thầy, làm bài tập, bài kiểm tra và nộp ngay “trên mạng”.
Theo con số ước tính đăng trên tạp chí The Chronicle of Higher Education (truy cập trên mạng ngày 31/10/2010), năm 2005 có gần 1 triệu người ghi danh các khóa học trên mạng (online), đến năm 2009 con số đó tăng lên 2,14 triệu, và dự kiến tăng đến 3,97 triệu vào năm 2014. Hơn một nửa số sinh viên này tuổi từ 18 đến 25, 63% là nữ, mười ngành được theo học nhiều nhất là Pháp lý hình sự (Criminal Justice), Kỷ thuật tin học và máy tính, Chăm sóc y tế, Kinh doanh, Điều dưỡng, Quản trị, Nghệ thuật khai phóng, Truyền thông, Giáo dục và Tâm lý học. Những trường đại học ảo thuần túy có số lượng sinh viên (SV) đông đảo nhất là University of Phoenix Online (400.000 SV), Kaplan University (90.000 SV), Ashford University (68.000 SV). Cả ba trường này đều là tổ chức tư nhân thu lợi nhuận, học phí tương đương với đại học chính qui loại khá.
Sự phát triển của việc học trên mạng (online learning) chắc chắn góp phần thay đổi cơ cấu giáo dục bậc cao trong hiện tại và sẽ giữ một vai trò đáng kể trong tương lai. Những nghi ngờ, tranh cãi về việc học trên mạng phát sinh ngay từ đầu và đến bây giờ cũng chưa hẳn ngã ngũ. Thực tế với những nhu cầu ngày càng được tiến bộ kỷ thuật đáp ứng đã chứng tỏ việc học này có những ưu điểm nhất định, mặc dù chỉ có khoảng 28% sinh viên hài lòng với những khóa học trên mạng của mình.
Những người tốt nghiệp các trường đại học ảo này có thể cầm bằng cấp đi kiếm việc làm và chứng tỏ có năng lực trong lãnh vực được đào tạo. Ấy là theo Jorge Klor de Alva, chủ tịch trung tâm Nghiên cứu và Chính sách Nexus. Alva đả phá định kiến cho rằng học trên mạng không có chất lượng, bằng cấp các trường đại học ảo không có giá trị. Theo Alva các công ty lớn như Wal-Mart, AT&T, UPS có những thỏa thuận với các trường đại học ảo có uy tín để đào tạo nhân viên, trợ cấp học bỗng cho nhân viên nâng cao trình độ bằng học trên mạng. Ông cũng đính chính quan niệm sai lầm là học trên mạng rẻ tiền, không sống động, và các trường ảo chỉ nhắm vào lợi nhuận. Theo ông, tỷ lệ sinh viên / giáo sư của trường đại học ảo Phoenix là 14/1, nghĩa là phải có đầu tư căn cơ để giáo dục mỗi sinh viên trên mạng trong những chương trình thành công.
Một số trường đại học “chính qui” bắt đầu có những lớp học online, sinh viên có thể theo học một hai lớp online song song với các lớp chính qui (mặt-đối-mặt với thầy và bạn trong phòng học, phòng thí nghiệm), hoặc một dạng lớp học “ kết hợp”: đến lớp một số buổi và “lên mạng” thực hiện một số yêu cầu khác của chương trình học. Trong bài Trường đại học của tương lai (The Chronicle, 31/10/2010), Marc Parry cho là việc học trên mạng đã trở nên chính thống, không chỉ là một cách học hàm thụ của học viên ở xa, mà đang thu hút đông đảo sinh viên ngay trong các viện đại học chính qui.
Nhưng sinh viên đã nội trú ngay trong trường đại học, sao lại phải học trên mạng? Marc Parry nêu trường hợp của Jennifer Black, sinh viên trường đại học Central Florida. Cô gái 20 tuổi này vừa theo học ngành lễ tân, vừa học múa, vừa làm việc trong khách sạn Marriott, dạy kèm học sinh cấp một, lại tham gia một mớ câu lạc bộ hội đoàn văn thể mỹ và tôn giáo. Cũng không đến nỗi thiếu thì giờ, nhưng sắp xếp thời khóa biểu là vấn đề. Những lớp học trên mạng và lớp kết hợp giúp Jennifer linh động giờ giấc. Với cái máy tính nối mạng, cô có thể lên lớp học ảo bất cứ ở đâu bất cứ giờ nào.
Giáo dục trên mạng giúp các trường giải quyết vấn nạn thiếu phòng ốc. Nhiều trường công lập phát triển nhanh quá, số sinh viên tăng nhanh mà cơ sở vật chất phát triển không kịp. Các trường chính qui trong hệ thống đại học tiểu bang Minnesota khuyến khích sinh viên theo học các lớp trên mạng, đặt chỉ tiêu đến năm 2015 sinh viên phải có 25% số tín chỉ học trên mạng. Hệ thống đại học tiểu bang Maryland hiện nay yêu cầu sinh viên phải có 12 tín chỉ học dưới những hình thức phi truyền thống, gồm cả học trên mạng.
Trường đại học tương lai sẽ là mô hình kết hợp cả ba cách dạy học: thầy trò giáp mặt giảng dạy , vừa giáp mặt giảng dạy vừa áp dụng giáo dục trên mạng, và hoàn toàn học trên mạng.
Lý Lan