Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2011

Vị Tết xa

Vị tết tôi thích nhứt là vị mứt gừng, làm bằng gừng già, củ to bằng bàn tay xòe ra, có lóng có đốt như những ngón tay mũm mĩm. Tôi không biết làm, chỉ thấy gần tết dì tôi thường ngồi cả ngày xâm gừng, chốc chốc lại phải ngừng, ngâm hai bàn tay đỏ au vào nước vo gạo cho đỡ nóng. Hồi xưa chưa có bao tay bảo hộ. Làm mứt gừng cầm như hy sinh bàn tay. Gừng già rất cay. Dì có một bàn xâm lỉa chỉa kim nhọn và nhỏ như kim may. Phải xâm sao cho gừng nhả bớt chất cay ra mà không dập nát, sao cho khi sên thành mứt gừng vẫn còn nguyên củ, mũm mĩm vàng tươi, xé ra có sớ, vị cay cay ngọt ngọt. Tết nhứt khách tới nhà, thường nhìn vào mâm mứt mà biết trong nhà có đàn bà con gái khéo tay. Ấy là nói chuyện hồi xưa. Bây giờ đàn bà con gái có bao nhiều việc khác để bận rộn, thì giờ đâu mà ngồi cả ngày xâm mứt, rồi cả ngày sên mứt, rồi cả ngày phơi mứt? Nếu thất nghiệp hoặc dư dả khỏi cần bươn chải, thì đã có khối trò vui chơi giải trí, nội đi shopping cũng hết cả ngày. Vả lại ở siêu thị bây giờ cái gì khô...

Ăn ở có hậu

“Phát triển bền vững” là cụm từ đầu môi chót lưỡi trong thiên hạ hiện nay. Ai cũng xài nó, để cổ vũ một cách sống, để ràng buộc sự phát triển của một xã hội, để quảng cáo một thương hiệu, để cải thiện một công nghệ, để cứu trái đất, để bán một sản phẩm, để áp đặt một chính sách, để tỏ ra thời thượng, để giáo dục thế hệ trẻ, để kiếm tiền, hay mua danh. Khi trở thành lời đầu môi chót lưỡi thì từ ngữ mất đi ý nghĩa thực sự. Như tiếng “cám ơn” xoen xoét ở cửa miệng mọi người. Nhưng không vì vậy mà chúng ta không thèm nói cám ơn nữa, hay không cần dạy con trẻ nói “Cám ơn” khi được giúp đỡ hay cho quà. Xét ý nghĩa cốt lõi của sự phát triển bền vững thì ông bà chúng ta đã thực hành và răn dạy nhau từ ngàn năm nay, thể hiện qua túi khôn dân gian là tục ngữ ca dao, như làm ăn phải có căn cơ, sống phải tích đức cho con cháu, ăn ở sao cho có hậu, kẻo đời cha ăn mặn đời con khát nước. Trong nền văn minh lúa nước, con người phải thường xuyên trông trời trông đất để sống hài hòa với thiên nhiên và...

Mưa trái mùa

Chiều nay có một cơn mưa trái mùa ào qua thành phố. Từ cửa sổ tầng áp mái của quán café tôi nhìn xuống những dòng người xe hỗn loạn quanh bùng binh ngã sáu. Y như một bầy kiến, mạnh con nào con nấy chạy lăng xăng, chen lách, ngược xuôi, ngang dọc, quanh co, chuyển động trong trạng thái ì một chỗ, hoặc ì một chỗ trong tư thế chuyển dịch. Đổ thừa cơn mưa thì hơi oan. Mưa hay không mưa, gần một chục triệu con người của thành phố này cũng ngược xuôi, ngang dọc, chen lách, quanh co. Ví von sự đông đúc với kiến có lẽ không đắc, chắc gì có đàn kiến nào đông tới hàng chục triệu cá thể? Nhưng sự nhỏ nhoi của con người ở thành phố này, cứ thử lên tầng 30 của những cao ốc mới mọc mà nhìn xuống xem, mỗi con người (cộng cả chiếc xe gắn máy đang cỡi) có lớn hơn con kiến là bao? Nếu nhìn từ điểm cao hơn nữa, từ trên máy bay sắp hạ cánh xuống phi trường Tân Sơn Nhất chẳng hạn, thì cả những cao ốc lừng lững kia cũng trông như những mẫu xếp đồ chơi be bé của trẻ con. Có lần, không rõ nguyên nhân gì, kh...

ở Việt Nam

Giọt nước đen tuyền chạm nhẹ bề mặt trắng đục, lập tức hòa theo những vòng tròn lan tỏa thành những gợn sóng li ti trong tách cà phê. Khánh biết mình đã thức. Tách cà phê buổi trưa đã không ngăn được cơn buồn ngủ buổi chiều, nhưng bây giờ hình như có tác dụng. Khánh cảm thấy tỉnh táo tức thì khi thức giấc. Đầu óc cô gái làm việc nhanh như chớp: trời còn tối, mẹ nằm ngủ trên giường bên cạnh, đây là Việt Nam. Khánh xoay mình nằm nghiêng, thấy mẹ cũng nằm nghiêng, mặt hướng vào bức tường. Dáng mẹ nằm co quắp dưới tấm chăn mỏng. Khánh sực nhận ra mình cũng đang co hai chân lên gần sát bụng, lưng cũng cong lại như con tôm. Cô gái bèn duỗi chân, thẳng lưng, nằm ngữa ra, và thấy một cái gì đang dịch chuyển trên trần. Mắt đã quen dần với ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn ngủ, Khánh chăm chú nhìn theo vật chuyển động ấy một lúc. Bỗng cô ngồi bật dậy la lên “Gecko! Must be a gecko!” Mẹ cũng bật dậy, hốt hoảng: - Cái gì hả con? - Con nghĩ nó là một gecko. Mẹ coi đúng không? - A, con thằn lằn. - What?...

Mùa của nhà

Một buổi sáng thức dậy, nghe đài thông báo mùa thu bắt đầu từ hôm nay. Một cảm giác lạ lùng, thú vị. Tôi sinh trưởng ở miền nhiệt đới, có hai mùa mưa và nắng, chưa bao giờ nghe đài thông báo hôm nay bắt đầu mùa nắng, hay mưa, một cách long trọng như vậy. Người xướng ngôn trên đài mặt mũi hớn hở, đứng trong phông cảnh những cây bắp đã khô bó lại dựng bên vách, rơm và cỏ khô rải khắp sàn, hai ba gã bù nhìn te tua nón áo, và những trái bí lồng đèn cố ý để ngỗn ngang như thể người ta bạ đâu vứt đấy. Mùa thu bắt đầu rồi thưa quí vị, lá phong trên đường Cây Phong đã chớm đổi màu, khắp nông thôn đang thu hái, cuối tuần này nông trại Joe&Jill sẽ mở cổng cho các gia đình đưa trẻ con đến hái bí. Trái bí lồng đèn (Jack O’ lantern) màu cam, vỏ cứng, ruột hơi bộng, ăn không ngon, người ta không dùng như thực phẩm, mà để làm đồ chơi, vật trang trí. Đầu tháng mười, bí chín, to nhỏ đủ cở, trung bình bằng trái dưa hấu. Các siêu thị chất đống ngoài hành lang, y như mấy đống dưa Tết, cũng lót rơm b...

Thế giới xô lệch của Bích Ngân

Hình ảnh
(ảnh và bài chép lại từ báo Thể Thao & Văn hóa ) (TT&VH) - Hội Nhà văn Việt Nam vừa trao 3 giải thưởng và 3 bằng khen cho các tác phẩm nổi bật trong năm vừa qua. Một trong 3 bằng khen của Giải thưởng Văn học 2010 là tiểu thuyết Thế giới xô lệch của nhà văn Bích Ngân. Nhà văn Bích Ngân đã chia sẻ với TT&VH nhân “sự kiện” này. * Tin từ hậu trường cuộc xét giải văn học năm nay cho thấy, ở Hội đồng văn xuôi với những nhà văn tên tuổi đã thống nhất đề cử Thế giới xô lệch vào vòng chung khảo với số phiếu rất cao. Nhưng giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam vừa công bố thì chị chỉ được “bằng khen”. Chị có hài lòng với “phần thưởng” khá khiêm tốn này? - Khi biết tin này, tôi có hơi hụt hẫng (cười) vì “văn mình” mà! Nhưng trạng thái đó cũng thoáng qua nhanh, bởi bất kỳ một cuộc xét giải, trao giải nào, Ban chung khảo cũng có cái quyền chọn lựa của họ. Tôi nghĩ, giá trị lâu bền cũng như đời sống thật sự của một tác phẩm văn học chính là người đọc. Điều này, tiểu thuyết Thế giới xô lệch đã...

Đồng Thạch Thảo

(Truyện ngắn của Lý Lan) Sáng hôm sau cô gái ngọ nguậy rút cánh tay bị đè tê cứng dưới tấm lưng của chàng trai. Lúc ngủ say anh đã lăn người khỏi cô nằm ngữa ra. Cử động của cô khẻ khàng quá, chàng trai vẫn ngủ say. Cô ngồi dậy, co hai chân lên, da đùi chạm đầu ngực, vòng hai tay ôm chân, tì cằm trên đầu gối, nhìn chàng trai. Tóc đen lật ra sau, trán hơi vồ, mũi thẳng, miệng hé mở, cổ dường như còn ướt ấm mồ hôi, ngực vồng lên hạ xuống nhịp nhàng. Ánh mắt cô gái mơn man từ từ đến tận mấy ngón chân của chàng trai, rồi ngược trở lên. Làn gió mai lẻn vô cửa lều, nắng đã vào trước đó bằng hai ô lưới trên nóc. Chiếc lều chỉ bằng tấm mùng đôi, tạo một không gian nho nhỏ ấm cúng cách ly với tiếng chim léo nhéo trộn lẫn tiếng nước chảy ồ ồ bên ngoài. Nhưng cô gái cảm thấy mất dần sự riêng tư khi bóng nắng nhảy múa trên bụng chàng trai. Trời càng sáng bạch tiếng nước chảy càng thô lỗ, tiếng chim càng xáo xác. Khi cô gái áo quần giày nón tề chỉnh bước ra khỏi lều, đứng thẳng lưng nhìn quanh, mộ...

Sông nước minh mông

Nhiều khi ở xa nhớ nhà, tôi vào maps.google, gõ địa chỉ nhà mình, phóng to tối đa, tỷ lệ cỡ 1cm bằng 20m, chọn hình ảnh 3D “earth”, để nhìn thấy cái nóc tòa nhà chung cư nơi ba và em mình ở, tán cây dầu che gần kín lòng đường An Dương Vương, mấy chiếc xe buýt nối đuôi nhau bên kia đường Nguyễn Tri Phương. Thấy cả xe hơi, xe taxi, còn xe hai bánh thì hơi nhòa nhạt. Rồi tôi bấm vào nút “nhìn quanh” để hình ảnh xoay, như thể mình nhìn từ không trung xuống mặt đất đang quay. Công viên Văn Lang, nhà thờ Ngã Sáu, trường Trần Khai Nguyên, chợ An Đông, bệnh viện An Bình, cầu Nguyễn Tri Phương… Nhiều khi tôi cứ thả lòng mình đi hoang theo nỗi nhớ, dí con chuột xuôi theo đại lộ Đông Tây dọc kinh Tàu Hủ, ngắm những cây cầu mới, bến bãi dọc bờ, nhà cửa, xưởng máy… rồi những cánh đồng, chỗ màu nâu, chỗ màu xanh, như những miếng gạch lắp ghép lớn nhỏ không đều, xen kẻ những cụm cây xanh. Rồi đến những dòng sông chảy qua những cánh đồng, lại nhà cửa phố xá, Tân An, Mỹ Tho… A, sông Tiền đây. Những c...

Nhà có lò sưởi

Tuyết bắt đầu rơi đêm hôm qua. Khoảng nửa đêm, anh gọi “Em lại đây xem.” Bên ngoài, từ thềm nhà đến bãi cỏ, lề đường, các bụi cây đã phủ một màu trắng toát. Không trung sáng bàng bạc, như được rọi bằng ánh trăng rằm. Tôi giận: “Sao anh không gọi em dậy lúc tuyết đang rơi?” Anh phân trần: “Anh đâu có hay!” Tuyết không rơi âm thầm. Nhưng trời lạnh, mọi cánh cửa đóng chặt, ở trong nhà khó nghe tiếng gió thổi hay tuyết rơi bên ngoài. Có lẽ những hạt tuyết đầu tiên rơi xuống khoảng chín mười giờ tối. Lúc đó trong nhà còn sáng đèn, nhìn ra ngoài cửa sổ chỉ thấy tối thui. Lửa cháy lép bép trong lò sưởi, trong tivi vang tiếng ca múa nói cười, thỉnh thoảng rộ lên tiếng reo hò vỗ tay. Tôi đã ngủ thiếp đi trên chiếc ghế bành, cuộn trong tấm khăn choàng của người da đỏ, vốn vắt trên lưng ghế để trang trí. Mùa đông mọi thứ trở nên có giá trị tùy theo cảm giác. Tấm khăn làm bằng vật liệu gì không rõ, trông sần sùi nhưng mềm mại, có mùi của chất nhuộm màu thực vật, là quà tặng, biết là quí nhưng ch...