Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2011

cuộc diễu hành xe hơi cổ quái

Hình ảnh
Memorial Day là ngày tưởng nhớ chiến sĩ trận vong, nhưng dân Bellingham coi đó là kỳ nghỉ đánh dấu mùa hè bắt đầu, mùa ăn chơi, mùa du lịch. Không biết tại sao ngày lễ này thingười Mỹ ùa nhau ra biển. Xứ Bellingham có biển nên lễ này tưng bừng lắm. Chủ nhật có cuộc đua lớn từ núi xuống biển (Ski to Sea): trượt băng từ trên núi xuống tới chân núi rồi chạy bộ, sau đó lên xe đạp chạy tới bờ sông, xuống xuồng độc mộc chèo tay ra biển. Cuộc đua năm nay là cuộc đua thứ 100. Hôm thứ bảy thì có cuộc diễu hành, đủ thứ trò. Dân Bellingham khoái chơi xế quái, nhân cơ hội này lái xe riễu trên đường, mình không biết ất giáp gì về xe hơi, thấy xe nào ngộ ngộ thì chụp hình để lên đây coi chơi. Xe này có dán bảng ghi thị trưởng Bellingham, có lẽ ông ngồi ngất ngưỡng trên xe chính là ổng. Xe này không ghi rõ xe ai, ngồi oai nghiêm ở ghế cạnh tài xế và ghế sau là mấy con chó. Xe này như đồ chơi trẻ con nhưng đủ chỗ cho một người lớn ngồi. Ông này chắc thợ sửa xe vì chữ trên xe là tên hãng sửa xe trong ...

Bông giấy Mỹ và Khó-làm-bài

Hình ảnh
Hoa màu cam đỏ là azalea, đọc như ả-giấy-li-à, tự điển Lacviet dịch là cây khô (họ đỗ quyên), nghe không hay gì hết. Người Việt ở đây kêu là bông giấy Mỹ, khi nó nở rộ, toàn cây đầy hoa, hoa từng chùm, đủ màu sắc rực rỡ, gợi nhớ bông giấy ở Sài Gòn. Bông giấy Mỹ có mấy loại rất thơm, mùi thơm thanh và ngọt như bông lài. Hoa tím, hồng, trắng... vươn lên trên đám bông giấy Mỹ là columbine, mình quen gọi là cô-lâm-bai, nhưng ông chồng sửa lưng theo đúng giọng Mẽo thì là khó-làm-bài. Nghe cũng được. Nó khiến mình liên tưởng đến lá thuộc-bài, hình như là lá cây trắc bá diệp? Hồi xưa ở sân trường tiểu học Chợ Quán có cây đó, trồng trong chậu kiểng. Thầy hiệu trưởng phải cử đội học sinh trật tự học đường đứng canh chậu kiểng này vào giờ chơi, kẻo học trò ngắt sạch lá để ép vô tập mình cho mau ... thuộc bài. Cây khó-làm-bài này mà trồng ở sân trường, chắc học trò không dám đi ngang qua. Nhưng hôm nay cuối tuần, với lại sắp nghỉ hè rồi, ra vườn hái hoa cắm một giỏ chơi.

Chuyện bí mật giữa tôi và Thằn Lằn Đen

Hình ảnh
(...) - Ò ó o o … Tiếng Gà Trống gáy xa xa… A! Gần sáng rồi ư ? Hoàng Tử Cóc đứng dậy, cởi tấm áo choàng tía. Chàng gấp nó lại cẩn thận gởi vào tủ sách của tôi, để trở lại hình dạng con cóc lầm lũi ra đồng bắt sâu bọ. Thằn Lằn Đen nuối tiếc níu góc áo choàng Hoàng Tử: - Đừng hóa thành cóc ! Tôi muốn Hoàng Tử đẹp mãi như vầy. Hoàng Tử Cóc mỉm cười: - Còn có nhiều việc khác phải làm. Tôi không thể suốt ngày mặc áo choàng tía đi rong rễu nói chuyện tào lao. Thằn Lằn Đen tiu nghỉu. (...) Thằn Lằn Đen chỉ có những câu chuyện để kể cho bạn Cóc nghe trong buổi gặp gỡ sau bao năm xa cách. Thế mà Cóc lại bảo là chuyện tào lao ! Tôi bí mật ra hiệu cho Hoàng Tử Cóc. Chàng cũng biết mình lỡ lời, muốn khoác lại tấm áo choàng tía mà ở lại chơi với Thằn Lằn Đen thêm chút nữa. - Ò . .. ó… o… o... Cái anh Gà Trống quỉ quái này ! Cứ gáy lên giục giã làm Hoàng Tử sốt ruột ngồi không yên. Thấy Hoàng Tử nhấp nhổm mà tội nghiệp. Không chừng lát nữa vội quá lại quên mất đuôi như Thỏ ngày xưa ! Tôi bèn g...

Thế hệ kế tiếp sẽ xây dựng lại nước Nhật như thế nào

Theo trang web của trường kinh doanh Harvard (Harvard Business School) thì sứ mệnh họ đặt ra là giáo dục những người lãnh đạo sẽ tạo ra chuyển đổi trên thế giới. Người nào có tham vọng lãnh đạo mà không có điều kiện học ở trường này có thể tự đào tạo hay học ké bằng việc đọc những bài viết trên website của trường. Trường có một tạp chí là Harvard Business Review, và blog của tạp chí này do nhiều người đang hoặc đã là sinh viên , giáo sư hay nhân sự có liên quan đến trường chấp bút. Tôi muốn giới thiệu một bài trên blog này do Nobuo Sato và Mayuka Yamazaki viết. Ông Sato là giám đốc trung tâm nghiên cứu Nhật của trường kinh doanh Harvard ở Tokyo, ông hơi già. Cô Yamazaki là người trợ lý nghiên cứu cao cấp ở trung tâm này, thuộc thế hệ trẻ. Hiện nay nước Nhật đang trong cơn khủng hoảng, nhưng tương lai đất nước này có thể vững như bàn thạch, căn cứ vào cách thức mà thanh niên nước này hồi phục sau trận động đất, sóng thần và tai họa năng lượng nguyên tử xảy ra vào ngày 11 tháng 3 năm 20...

Thế giới của hai người

Hình ảnh
Khi tôi đến Bellingham lần đầu tiên, tháng 8 năm 2001, bầu trời nơi đây xanh một màu xanh thăm thẳm, không chói chang, nhưng không một gợn mây. Không oi bức, mà cũng không có gió, người ta có thể nằm ngữa trên bãi cỏ hay bãi biển mà ngắm trời xanh đến khi thiếp ngủ trong tiếng sóng ru. Có khi sóng nhẹ nhàng trườn mình lên cát, thấm sâu và êm ái rút ra xa, âm vang nhỏ nhẹ đến như không. Có khi thủy triều xuống rất thấp, bãi biển phơi ra những giồng cát dài hàng dặm, bóng người đi ra sát mép nước trông từ bờ như một cái gạch nhỏ, cách gạch nối nhỏ nhoi giữa đất với trời. Những con ó biển, vịt trời, và nhiều thứ chim khác, nhiều vô kể, chúng bay lượn giữa không trung, sà xuống mặt nước, đôi khi kêu la xao xác. Nhưng tiếng kêu của chúng nhanh chóng nhòa tan vào mênh mông. Người chồng mới cưới hỏi tôi: “Em liệu có thể sống ở đây đến hết đời không?” Tôi trả lời: “Nếu anh sẽ ở đây cùng em đến ngày em lìa đời.” Lúc đó tôi có một niềm tin mãnh liệt là ở đâu tôi cũng có thể sống được, miễn là ch...

Những đóa tulip cuối cùng

Hình ảnh
nở trong vườn là tulip trắng. Hoa nở sau khi các tulip vàng, đỏ, cam, hồng, tím, đen và lai đã tàn, hoặc gần tàn. Chẳng bao giờ hoa nở tòe loe hết mức, khi "mãn khai" cũng bum búp như cái chung uống trà bằng gốm men trắng. Người ta hay trầm trồ hoa tulip đen, "nữ hoàng của đêm". Nhưng tulip trắng khó trồng hơn cả. Cả vườn năm nay chỉ có ba bông này.

quà tặng

Hình ảnh

Đang mùa thi bà ngoại chết!

Học kỳ đầu tiên ở Wake Forest tôi “bơi” muốn chết, nhưng có lẽ nên dùng chữ của bà giáo sư cố vấn là “struggle”, chiến đấu hay nỗ lực, để đạt được cái điều mà người giỏi giang có thể vừa làm vừa chơi. Có ba nguyên nhân chính: Tôi đang yêu và muốn lấy chồng nhưng ba tôi không chấp nhận chàng rễ! Đương nhiên lòng tôi thường bấn loạn, ngồi học mà đầu óc cứ tính đến chuyện có nên cưới vào mùa hè tới không! Nguyên nhân thứ hai là do tánh lãng mạn. Rừng chung quanh trường mùa thu đổi màu đẹp đến nỗi nhiều phen tôi chết lặng giữa cơn mưa lá cây vàng rực hay nâu đỏ, quyển sách lẽ ra phải đọc cứ bỏ mặc trên chiếc ghế gỗ, vùi trong lớp lá khô. Và nguyên nhân cuối cùng, thành thực mà nói, tôi viết chậm, viết tiếng Anh càng chậm, nghĩ ra một câu mươi chữ thế nào cũng có một hai chữ phải tra tự điển rồi mới yên tâm viết. Một bài làm giữa khóa tụi bạn cùng lớp dành ra một buổi tối là viết xong, tôi rị mọ cả ngày trời. Nói tắt cho gọn, đến hạn chót nộp bài làm cuối khóa (20 trang cho mỗi lớp, 3 lớp ...

giữ hình hoa lại để dành hương

Hình ảnh
Hôm qua trời mưa và gió và lạnh lẽo âm u cả ngày. May mà hôm trước đã hái một mớ hoa "nữ hoàng của đêm" vô nhà. Cũng bình hoa đó nhìn từ trên xuống: Ngoài vườn phần lớn bồ công anh đã tàn, kể cả những trái lông chông cũng đã bị gió cuốn đi... Hình này và những hình dưới đây đều được chụp trước ngày hôm qua. Giữ hình hoa lại để dành xem. Cũng muốn để dành hương nhưng hoa còn sắc mới còn hương. May mà đám hoa tím bền gan vẫn trơ trơ trong mưa gió Thủy tiên cũng ngoan cường Trong các sắc màu tulip, tulip đen nở chậm nhưng lâu tàn. Tulip đỏ và vàng nở sớm nhứt, bây giờ thì gần như tan tác cả rồi. Bên hông nhà bỗng xuất hiện một đóa tulip lẻ loi này, không biết do mấy đứa tulip đỏ và trắng tự lai giống, hay có người lẳng lặng trồng mà hổng nói cho mình biết! Mới xuân đó mà sắp ... hè rồi!

Thời trang Sinh Viên 2011

Hình ảnh
Mười tám tuổi, Nolla Yaun đinh ninh ở thành phố cô sinh ra và lớn lên, New York, có tất cả những gì thế giới có thể có. Cô gái khao khát sáng tạo và tin là không có gì thú vị hơn sống đời một nghệ sĩ. Cô rời chốn phồn hoa đô hội, đến một thành phố nhỏ xíu là Baltimore, nơi cô nhập học trường Nghệ thuật Maryland (MICA). Mười chín tuổi Nolla vẫn đam mê nghệ thuật và không nghĩ đến một con đường đời nào khác. Nhưng rồi qua hết tuổi mười mấy, và qua nhiều trăn trở, Nolla quyết định chuyển từ bộ môn được coi là cao sang danh giá là hội họa sang một bộ môn bị coi là “thực dụng”: thiết kế hàng dệt may. Có thể đơn giản như cô nói: cô chán vẽ rồi. Nhưng dù sao Nolla cũng đã đem tất cả khao khát sáng tạo vào chọn lựa mới. Bộ sưu tập cô trình bày trong Thời trang 2011 “Đồ thiệt: Thiết kế như chơi hết mình” mang chủ đề “Dreamscape”. Tôi chưa kiếm được chữ Việt ngắn gọn tương đương để dịch trọn vẹn. Dream là chiêm bao, mơ ước; scape là thoát ra, bay bỗng. Tôi nghĩ đến chữ “Landscape”, thường hiểu l...

quà tặng

Hình ảnh

dân chơi mô tô

Hình ảnh
Trời tạnh mưa một cái là dân chơi mô tô xứ Bellingham tụ tập dưới phố Trông người nào cũng ngầu. Xe của họ cũng láng cón. Họ la cà trước tiệm bán xe Harley-Davidson rồi phóng xe đi từng tốp. Không phải bọn teen choi choi, mà toàn là sồn sồn trở lên đến các lão hippi quá đát. Hình như ai cũng hối hả. Chơi đi. Mùa đang xuân. Không chơi xuân cũng già.

Những chân trời thời gian

Hình ảnh
Trong hơn một thập niên qua, mỗi năm một câu hỏi đã được đặt ra cho những trí thức dẫn đường trên thế giới thảo luận. Tổ chức đặt ra câu hỏi đó là Edge Foundation, những ý kiến tranh luận sau đó được tập hợp biên soạn thành sách. Câu hỏi của năm 2011 được đưa ra vào tháng giêng, đến nay đã có 164 ý kiến đóng góp của 164 học giả thuộc nhiều ngành học thuật khác nhau. Câu hỏi là Khái niệm khoa học nào sẽ phát triển bộ công cụ nhận thức của mọi người? (What scientific concept would improve everybody’s cognitive toolkit?) Có thể đọc tất cả những ý kiến đó trên website của Edge (edge.org). Nhiều ý kiến khác nhau, không phải tất cả đều mới mẻ độc đáo hay xuất chúng, nhưng có thể từng người đọc sẽ bắt gặp những ý tưởng gợi nên cảm hứng mạnh mẽ đối với riêng mình. Chẳng hạn với tôi là khái niệm “Thời gian sâu” của Martin Rees. “ Chúng ta cần mở rộng những chân trời thời gian của chúng ta ”, Martin Rees bắt đầu sau cái tựa “Thời gian sâu” và tương lai xa. Martin Rees là giáo sư môn Vũ trụ học...

Những người sanh sau chiến tranh

Hình ảnh
Chuyện này đeo đẳng tôi từ Tết cho đến giờ. Tôi phải viết ra, bởi dù sao thì trời đất vẫn xoay vần, đã qua tháng tư, sang tháng năm rồi. Tôi bay đến Siem Riep, đi cùng một đoàn khoảng 60 du khách, đa số là người Mỹ từ trung niên trở lên, trên một con tàu tên La Marguerite, từ Tonle Sap xuôi theo dòng sông Mekong xuống đồng bằng sông Cửu Long, kết thúc ở bến Mỹ Tho, từ đó đi đường bộ về Sài Gòn. Hành trình một tuần lễ, lúc ở Kampuchia thì thăm đền đài Angkor, thị trấn cổ ven sông, cung điện, chùa chiền ở thủ đô Phnom Penh, cánh đồng tàn sát và trại giam tra tấn của Pol Pot. Sau đó tàu vào Việt Nam ở cửa khẩu Tân Châu, đi thăm các cù lao nổi giữa sông Tiền, làng nông nghiệp, làng nghề, khu di tích căn cứ Xẻo Quít, thị xã Sa Đéc, nhà của “Người Tình” bà Marguerite Duras. Những người thiết kế tour và hướng dẫn viên nhiệt tình mua vui cho khách phương xa. Ở Kampuchia người ta nhấn mạnh vào hào quang một thời của nền văn minh Angkor và tôi ác diệt chủng của Pol Pot. Ở Việt Nam là màu xanh c...