Thời trang Sinh Viên 2011
Mười tám tuổi, Nolla Yaun đinh ninh ở thành phố cô sinh ra và lớn lên, New York, có tất cả những gì thế giới có thể có. Cô gái khao khát sáng tạo và tin là không có gì thú vị hơn sống đời một nghệ sĩ. Cô rời chốn phồn hoa đô hội, đến một thành phố nhỏ xíu là Baltimore, nơi cô nhập học trường Nghệ thuật Maryland (MICA). Mười chín tuổi Nolla vẫn đam mê nghệ thuật và không nghĩ đến một con đường đời nào khác.

Nhưng rồi qua hết tuổi mười mấy, và qua nhiều trăn trở, Nolla quyết định chuyển từ bộ môn được coi là cao sang danh giá là hội họa sang một bộ môn bị coi là “thực dụng”: thiết kế hàng dệt may. Có thể đơn giản như cô nói: cô chán vẽ rồi. Nhưng dù sao Nolla cũng đã đem tất cả khao khát sáng tạo vào chọn lựa mới. Bộ sưu tập cô trình bày trong Thời trang 2011 “Đồ thiệt: Thiết kế như chơi hết mình” mang chủ đề “Dreamscape”. Tôi chưa kiếm được chữ Việt ngắn gọn tương đương để dịch trọn vẹn. Dream là chiêm bao, mơ ước; scape là thoát ra, bay bỗng. Tôi nghĩ đến chữ “Landscape”, thường hiểu là phong cảnh, gợi trong trí tôi những hoa cỏ núi sông ruộng đồng thành thị trên mặt đất, gắn vào mặt đất, bám vào một thực thể chắc chắn, trường tồn, và duy nhất.

Dreamscape có thể là cảnh mơ, là cõi phi thực, là sự giải phóng bằng trí tưởng tượng, là thoát khỏi sự bám chắc vào mặt đất, vào đời sống vật chất nặng nề? Chất liệu lý tưởng tạo ảo giác huyễn hoặc trong khói sương tỏa dâng từ sàn sân khấu trên nền nhạc du dương là sa-tanh óng ả mượt mà, biến hóa theo ánh sáng, thay đổi đường nét qua từng cử động của cơ thể. Áo có thể là khăn là váy là cánh. Người mẫu trong bộ khăn áo váy của Nolla như mơ như bay, thanh thoát nhưng cũng cực kỳ khêu gợi.
Người mẫu là ai? Là những sinh viên như Nolla. Cô đi trong sân trường quan sát người qua lại rồi tiến tới làm quen và hỏi: Bạn có muốn là người mẫu thời trang cho tôi không? Không cần phải giải thích nhiều, vì cuộc trình diễn thời trang diễn ra hàng năm ở trường, không phải loại “show” đình đám tầm thế giới, nhưng là một sự kiện có uy tín trong giới. Vì đây là trường đào tạo ra những nghệ nhân tên tuổi, chẳng hạn Reggie Well là nghệ sĩ hóa trang cho Oprah Winfrey hay nhiếp ảnh gia chuyên trị ảnh người nổi tiếng Derek Blanks. Nhân dịp này những cựu sinh viên thành danh này trở về trường góp phần vào chương trình biểu diễn, sánh vai với những sinh viên đang làm bài tốt nghiệp để ra trường như Nolla Yaun. Người ta không muốn phân biệt phần nào của sinh viên, phần nào của người chuyện nghiệp. Nhưng điều thường xảy ra là những sáng tạo độc đáo nhất thuộc về những người đang ôm ấp những dreamscape ở ngưỡng cửa ra trường.

“Dạ tiệc ở vườn thượng uyển” là chủ đề của Maria và Jacob trong nỗ lực thử “chơi và hiểu vai trò giới tính, căn cước và định kiến tồn tại trong thời trang ngày nay.” Họ tham khảo và trộn lẫn vai trò giới tính của quần áo trong lịch sử thời trang và văn hóa để tạo ra những trang phục quyến rủ phi giới tính. Mục đích là nêu lên sự vô nghĩa của sự phân chia làm hai dòng trang phục nam và trang phục nữ như thực tế thời trang hiện nay.
“Đỉnh” là chủ đề của Katharine. “Đỉnh” như tác giả bộc bạch: “nhằm phơi bày mặt tối của sự thừa mứa; điều xảy ra khi những thành viên trẻ trong xã hội chìm đắm trong của cải, quyền lực và đặc quyền đặc lợi.” Semi Shin trình diễn trong những chiếc áo cưới với chủ đề “Gần như bình đẳng” hàm ý phê bình những nghi lễ và ý nghĩa của lễ cưới. Nhưng thú vị nhất là chủ đề “Bóng gió”, cuộc trình diễn mà những người mẫu đều tự có cách thức khác nhau trong lựa chọn mặc đồ như thế nào chứ không chỉ là người “mẫu” để nhà thiết kế khoác lên những tác phẩm của họ. Mỗi tấm áo manh quần đều nhằm phóng đại hình dáng và phong cách từng con người cụ thể. Chủ đề này chú trọng đến mối quan hệ giữa con người và cái tủ quần áo của họ.

Thú thật là tôi ăn mặc không được coi là “thời trang” lắm. Nhưng tôi thích xem trình diễn thời trang như một trình diễn nghệ thuật sân khấu, xem bố cục dàn dựng của đạo diễn, xem biểu diễn bằng ngôn ngữ thân thể của các người mẫu, cũng như âm nhạc và ánh sáng, cùng với không khí của phòng diễn đóng vai trò tạo hứng thú đáng kể. Tôi chưa bao giờ nghĩ “thời trang” trên sàn diễn là thứ mình mặc đi ra đường hay trong các hoạt động đời thực khác. Một nghệ sĩ thiết kế thời trang sáng tạo một tấm áo, đồng thời hình dung cả con người mặc tấm áo ấy trong bối cảnh âm thanh ánh sáng với những đường nét thân thể vẻ mặt và động tác mà người mang tấm áo ấy sẽ truyền cho công chúng niềm cảm hứng và suy tư của mình. Đó cũng là nghệ thuật. Tấm áo như một bài thơ, một điệu múa, một khúc hát, một bản nhạc… nó đẹp, nó hay, nó đạt tới trình độ nghệ thuật khi nó rung cảm được tâm hồn người thưởng thức và truyền đạt được một tư tưởng.
Lý Lan
Nguồn tin và ảnh: website của MICA

Nhưng rồi qua hết tuổi mười mấy, và qua nhiều trăn trở, Nolla quyết định chuyển từ bộ môn được coi là cao sang danh giá là hội họa sang một bộ môn bị coi là “thực dụng”: thiết kế hàng dệt may. Có thể đơn giản như cô nói: cô chán vẽ rồi. Nhưng dù sao Nolla cũng đã đem tất cả khao khát sáng tạo vào chọn lựa mới. Bộ sưu tập cô trình bày trong Thời trang 2011 “Đồ thiệt: Thiết kế như chơi hết mình” mang chủ đề “Dreamscape”. Tôi chưa kiếm được chữ Việt ngắn gọn tương đương để dịch trọn vẹn. Dream là chiêm bao, mơ ước; scape là thoát ra, bay bỗng. Tôi nghĩ đến chữ “Landscape”, thường hiểu là phong cảnh, gợi trong trí tôi những hoa cỏ núi sông ruộng đồng thành thị trên mặt đất, gắn vào mặt đất, bám vào một thực thể chắc chắn, trường tồn, và duy nhất.

Dreamscape có thể là cảnh mơ, là cõi phi thực, là sự giải phóng bằng trí tưởng tượng, là thoát khỏi sự bám chắc vào mặt đất, vào đời sống vật chất nặng nề? Chất liệu lý tưởng tạo ảo giác huyễn hoặc trong khói sương tỏa dâng từ sàn sân khấu trên nền nhạc du dương là sa-tanh óng ả mượt mà, biến hóa theo ánh sáng, thay đổi đường nét qua từng cử động của cơ thể. Áo có thể là khăn là váy là cánh. Người mẫu trong bộ khăn áo váy của Nolla như mơ như bay, thanh thoát nhưng cũng cực kỳ khêu gợi.
Người mẫu là ai? Là những sinh viên như Nolla. Cô đi trong sân trường quan sát người qua lại rồi tiến tới làm quen và hỏi: Bạn có muốn là người mẫu thời trang cho tôi không? Không cần phải giải thích nhiều, vì cuộc trình diễn thời trang diễn ra hàng năm ở trường, không phải loại “show” đình đám tầm thế giới, nhưng là một sự kiện có uy tín trong giới. Vì đây là trường đào tạo ra những nghệ nhân tên tuổi, chẳng hạn Reggie Well là nghệ sĩ hóa trang cho Oprah Winfrey hay nhiếp ảnh gia chuyên trị ảnh người nổi tiếng Derek Blanks. Nhân dịp này những cựu sinh viên thành danh này trở về trường góp phần vào chương trình biểu diễn, sánh vai với những sinh viên đang làm bài tốt nghiệp để ra trường như Nolla Yaun. Người ta không muốn phân biệt phần nào của sinh viên, phần nào của người chuyện nghiệp. Nhưng điều thường xảy ra là những sáng tạo độc đáo nhất thuộc về những người đang ôm ấp những dreamscape ở ngưỡng cửa ra trường.

“Dạ tiệc ở vườn thượng uyển” là chủ đề của Maria và Jacob trong nỗ lực thử “chơi và hiểu vai trò giới tính, căn cước và định kiến tồn tại trong thời trang ngày nay.” Họ tham khảo và trộn lẫn vai trò giới tính của quần áo trong lịch sử thời trang và văn hóa để tạo ra những trang phục quyến rủ phi giới tính. Mục đích là nêu lên sự vô nghĩa của sự phân chia làm hai dòng trang phục nam và trang phục nữ như thực tế thời trang hiện nay.

“Đỉnh” là chủ đề của Katharine. “Đỉnh” như tác giả bộc bạch: “nhằm phơi bày mặt tối của sự thừa mứa; điều xảy ra khi những thành viên trẻ trong xã hội chìm đắm trong của cải, quyền lực và đặc quyền đặc lợi.” Semi Shin trình diễn trong những chiếc áo cưới với chủ đề “Gần như bình đẳng” hàm ý phê bình những nghi lễ và ý nghĩa của lễ cưới. Nhưng thú vị nhất là chủ đề “Bóng gió”, cuộc trình diễn mà những người mẫu đều tự có cách thức khác nhau trong lựa chọn mặc đồ như thế nào chứ không chỉ là người “mẫu” để nhà thiết kế khoác lên những tác phẩm của họ. Mỗi tấm áo manh quần đều nhằm phóng đại hình dáng và phong cách từng con người cụ thể. Chủ đề này chú trọng đến mối quan hệ giữa con người và cái tủ quần áo của họ.

Thú thật là tôi ăn mặc không được coi là “thời trang” lắm. Nhưng tôi thích xem trình diễn thời trang như một trình diễn nghệ thuật sân khấu, xem bố cục dàn dựng của đạo diễn, xem biểu diễn bằng ngôn ngữ thân thể của các người mẫu, cũng như âm nhạc và ánh sáng, cùng với không khí của phòng diễn đóng vai trò tạo hứng thú đáng kể. Tôi chưa bao giờ nghĩ “thời trang” trên sàn diễn là thứ mình mặc đi ra đường hay trong các hoạt động đời thực khác. Một nghệ sĩ thiết kế thời trang sáng tạo một tấm áo, đồng thời hình dung cả con người mặc tấm áo ấy trong bối cảnh âm thanh ánh sáng với những đường nét thân thể vẻ mặt và động tác mà người mang tấm áo ấy sẽ truyền cho công chúng niềm cảm hứng và suy tư của mình. Đó cũng là nghệ thuật. Tấm áo như một bài thơ, một điệu múa, một khúc hát, một bản nhạc… nó đẹp, nó hay, nó đạt tới trình độ nghệ thuật khi nó rung cảm được tâm hồn người thưởng thức và truyền đạt được một tư tưởng.
Lý Lan
Nguồn tin và ảnh: website của MICA