Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2011

Thư của Toni Morrison gởi một người đàn bà Sudan

Tôi đang đọc Toni Morrison, người đàn bà viết văn người Mỹ da đen đã được trao giải thưởng Nobel văn chương, tác giả những tác phẩm nổi tiếng như Mắt xanh nhất, Bài ca Solomon, Người thân yêu... Ngoài tiểu thuyết, Toni Morrison còn viết nhiều thể loại khác, và bài viết mới nhất của bà là một bức thư ngỏ gởi người đàn bà Sudan . Nhân đọc bức thư này, tôi đọc thêm một ít bài trên Internet về Sudan. Một bài trên trang Sudan Vision viết là đa số dân Sudan ở thành phố lớn hiện đại đều còn gốc gác ở những làng quê vẫn còn giữ nề nếp văn hóa cổ truyền. Những ngày nghỉ lễ, người ở đô thị đều có nhu cầu trở về làng để sum họp với gia đình. Người viết kể rằng gia đình ông gồm 15 người tính luôn đàn bà và trẻ con đã chất lên hai chiếc xe lái về quê, lúc trời xẩm tối thì một chiếc xe bị trục trặc, nằm vạ dọc đường. Trong lúc họ dừng xe để sửa thì một người đàn ông ở làng gần đó đến hỏi han sự tình, rồi dứt khoát mời mọi người về nhà ông nghỉ ngơi. Cánh đàn ông bèn để đàn bà con nít theo ông ta ...

Nỗi ám ảnh từ Frankenstein

Mấy năm trước, một nhà phê bình văn học Mỹ đã xét lại điều tưởng như đã mặc định rằng các học giả chỉ nghiên cứu văn học “cổ điển”. Ông cho rằng những tác phẩm thực sự cổ điển không chỉ gồm những tác phẩm được các thế hệ độc giả nối tiếp nhau đào sâu và đọc mới, như Chiến tranh và Hòa bình của Tolstoy hay Chuông nguyện hồn ai của Hemingway. Tính chất cơ bản của tác phẩm “cổ điển” là nó có sức sống lâu dài và nói lên những điều độc giả luôn quan tâm. Nếu vậy thì những câu chuyện được kể đi kể lại dưới nhiều hình thức và trở nên phổ biến có đáng được coi là cổ điển? Chẳng hạn chuyện Quỷ nhập tràng Frankenstein của Mary Shelley, xuất bản lần đầu năm 1818, và nổi tiếng suốt 2 thế kỷ, cho đến nay. Frankenstein là tác phẩm khai dòng tiểu thuyết khoa học viễn tưởng. Cùng với tiểu thuyết kinh dị, tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết diễm tình, tiểu thuyết huyền bí … các tiểu thuyết thể loại này (genre fiction) được coi là tiểu thuyết bình dân (popular fiction) hay tiểu thuyết đại chúng, c...

khởi đầu của hành tinh của khỉ

Bị bũa vây giữa những tin tức chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, nợ nần, dịch bệnh, động đất, tai nạn lò phản ứng hạt nhân… tôi quyết định đi xem một phim giải trí Hollywood. Rise of the Planet of the Apes thuộc loại phim khoa học giả tưởng, tôi định xem để thư giãn hai tiếng đồng hồ, khỏi phải suy nghĩ gì cả. Nhưng hóa ra phim này hơi “cổ điển”. Hành tinh của Khỉ được xuất bản lần đầu năm 1963 bằng tiếng Pháp, La planète des singes, tác giả là Pierre Boulle, nhưng được công chúng khắp thế giới biết đến qua bộ phim Mỹ Planet of the Apes. Phim thành công đến nỗi Hollywood sản xuất thêm 4 tập tiếp theo, rồi làm thành phim truyền hình, phim hoạt hình, sách truyện tranh, và nhiều sản phẩm thương mại khác. Năm 2001 phim được làm lại, và năm 2011 Rise of the Planet of the Apes được tung ra như một phim giải trí mùa hè gặt hái thành công rực rỡ về mặt doanh thu trên khắp thế giới. (Phim chiếu ở Việt Nam với tựa Cuộc nổi dậy của loài khỉ). Sự thành công này hứa hẹn sự ra đời của chuỗ...

Những ý tưởng ngông cuồng

Hình ảnh
Ai biết được ngày mai ra sao? Nếu bạn đang nói về giá vàng hay kinh tế thế giới thì tôi sẽ nín thinh. Với lại, tôi không phải thầy bói. Nhưng tôi vừa mới lướt qua trang web của Phòng thí nghiệm Truyền thông của Viện Kỷ thuật Massachussetts và cảm thấy hào hứng, muốn chia sẻ. Nơi đó tụ tập hàng trăm người trẻ tuổi đang đeo đuổi những ý tưởng ngông cuồng nhứt. Ngông cuồng cỡ nào? Đây là một: Thay vì ngồi ỳ một chỗ chơi game dễ phát sinh béo phì, không “kul” lắm, game tương lai sẽ được chơi bằng cách đánh đàn. Người chơi game ăn mặc như ca sĩ ôm cây ghi ta điện, hay một nhạc cụ khác, một giàn trống chẳng hạn, vừa đánh vừa nhảy nhót như điên trước màn hình máy tính, trên đó trận ác đấu đang diễn ra quyết liệt, và chiến cuộc không phải bị điều khiển bằng con chuột, mà bằng âm nhạc! Kul không? Cá nhân tôi hơi hốt hoảng với tương lai đó. Bất cứ ai từng là hàng xóm của một “teen” đang học đánh trống, thổi kèn hay chơi đàn điện, đều có thể thấu hiểu cơn hốt hoảng của tôi. Cho dù game thủ ...

Đọc truyện ngắn dự thi Yume

“Sân chơi” là một trong những từ được dùng rộng rãi hiện nay, ít ra là trên các phương tiện truyền thông. Có nhiều thứ “sân chơi” lắm, dành cho trẻ em, người lớn, doanh nhân, nghệ sĩ, nhà văn… Chẳng hạn các mạng xã hội trên Internet là “sân chơi” của bất cứ người nào sử dụng máy tính có nối với Internet. Thôi thì từ đã phổ biến thì tôi dùng luôn cho tiện. “Blog” là một sân chơi vừa vặn cho bất cứ người nào muốn ghi chép cuộc sống hay thể hiện tâm tình, ý tưởng, quan sát, nhận định, cảm xúc, hay cả sự trống rỗng. Khi ở nước ngoài tôi thường đọc blog viết bằng tiếng Việt của những người (theo tự bạch) là những người trẻ tuổi ở trong nước, như một kiểu hoài niệm cố hương và một thời đã mất của mình. Cũng để học tiếng nói đương thời của người trẻ, vì ngôn ngữ blog thường là ngôn ngữ nói, và phần lớn người ta blog y như người ta nói. Như mọi thứ khác, nhiều blog đã tiến hóa thành diễn đàn chuyên nghiệp. Nhưng tôi vẫn thích đọc blog , không phân biệt đó là blog của nhà văn chuyên ng...

Cổng, tường, những con đường

Khi cánh cổng trường mở ra cho đứa học trò nhỏ lần đầu tiên đến trường, một thế giới học đường mở ra, một thế giới tri thức mở ra, để đứa nhỏ bước ra khỏi vòng tay bảo bọc của cha mẹ, bước ra khỏi chỗ trú ẩn dưới mái nhà cha mẹ, hội nhập một cộng đồng rộng lớn hơn, đương đầu với những thách thức mới lạ hơn, nhìn thấy những chân trời bao la hơn. Cánh cổng trường mở ra là một hình ảnh cụ thể, ít nhứt là trong thời tôi đang sống, ở xã hội này. Hầu hết các trường từ nhà trẻ, mẫu giáo, đến tiểu học, trung học đều được thiết kế sao cho có cánh cổng chắc chắn. Không chỉ trường ở đô thị, mà bây giờ những trường ở giữa đồng rộng, thậm chí chơ vơ một mình trên sườn núi cũng xây tường quây kín, ra vô bằng cổng đóng mở theo giờ giấc mà thôi. Tôi được giải thích là cần làm vậy để nhà trường quản lý học sinh, và để ngăn chặn sự xâm nhập những gánh hàng rong, những “yếu tố xấu” bên ngoài trường (hiểu là trong xã hội). Thành ra, thực tế là cánh cổng trường mở ra cho đứa nhỏ đi vào một thế giới...