Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2011

kiến trúc và thơ

Ngắm một ngôi nhà đôi khi người ta thốt lên: “Ngôi nhà đẹp như một bài thơ!” Ngược lại, đọc một bài thơ có ai so sánh, chẳng hạn: “Bài thơ sang trọng như một biệt thự”?   Tôi không biết kiến trúc sư có tìm cảm hứng sáng tạo từ thơ ca khi thiết kế những ngôi nhà và những phần khác nhau trong và ngoài ngôi nhà.   Tôi chỉ biết về phía mình và những đồng nghiệp làm thơ , chắc chắn kiến trúc là một nguồn cảm hứng.  Thí dụ:  Trong thơ Thanh Nguyên , “mái nhà sàn rơm rạ thô sơ”, “khuất một góc phố / cánh mai lặng nở sau rào”,  “Thương ánh đèn lay lắt gió đồng xa / mẹ và khói âm thầm hơ ấm bếp”,  “ngàn giọt mưa tuôn / đêm ngày đập vào cánh cửa / nơi em chôn chân ngồi nhớ”,  “Chiếc lọ nhỏ sáng ngôi nhà nhỏ / phiến gạch cổ sáng thềm phố cổ”,  “Nơi này / xưa là nhà  tôi / gian nhà cắm dùi bé tẹo”,  “Nhà hẹp không rợp thềm hoa”, “Quán lá chông chênh trêu vực sâu”, “Lần từng bậc cấp lên Thiên Mụ / đón nắng rơi trên lá trúc mềm” ,  ...

Một trăm cách để đời vui hơn

 Theo kinh nghiệm của riêng  tôi thì viết giản dị khó hơn viết phức tạp.  Sống giản dị cũng khó hơn sống phức tạp.  Thí dụ yêu nói yêu, ghét nói ghét, là điều giản dị, nhưng có dễ gì hành xử như vậy trên cõi đời này? Cho nên người đời phức tạp, thấy vậy mà không phải vậy, nói không có khi là có, có khi là không, có khi không không có có, chẳng biết đâu mà lường. Hồi trẻ tôi hay làm cho đời phức tạp, sợ giản dị thì tẻ nhạt, tầm thường. Chẳng hạn, đồng phục nữ sinh là áo dài trắng, quá giản dị! Nhưng nội qui trường  tôi học ngày xưa rất nghiêm khắc, qui định áo dài phải có cổ, vạt áo phải dài quá gối, lại còn phải mặc áo lót. Để tạo sự khác biệt chỉ còn cách phức tạp hóa mái tóc, nón, giày. Đủ kiểu nhé. Nào là tóc cắt ba tầng, guốc  quai hippi, cộng thêm các thứ vòng hạt đeo cổ tay cổ chân bằng  nhựa đủ màu, đủ hình dạng, kêu xủng xoẻng theo từng cử động. Nhà trường bèn bổ sung Qui địnhn giày không cao quá năm phân, có quai hậu, không được mang dép l...

Đá gà

Hình ảnh
Gà trong xóm này không gáy ò ó o như con gà trong sách giáo khoa. Có một con gáy “Hê hê hê hê hê he e e e” nghe như tiếng cười đểu, lúc năm giờ sáng. Một con khác gáy “Khạt khẹt khạt khẹt khạt khẹt ẹt ẹt” rất giống tiếng ho, chắc do tiếng gà gáy như vầy mà có chữ “ho gà”.  Ít nhứt cũng cỡ một tá gà trống tranh nhau gáy mỗi sáng, khiến ban mai xóm này rộn rã kiểu tỉnh thành giao duyên: Tiếng gà lảnh lót hòa nhịp với tiếng xe gắn máy nổ bịch bịch. Sáng sớm nhà nào cũng có nhu cầu nổ máy xe rõ to, dù để chạy ra đầu hẻm mua ổ bánh mì thịt.   Tôi không nuôi gà cũng không có xe máy, đi bộ vòng vòng trong mấy con hẻm gọi là tập thể dục mỗi sáng. Mới biết gà cũng tập thể dục, bằng cách đá nhau. Lúc tiếng gà rộ lên khắp xóm, ấy là lúc các bác gà rủ nhau ra hẻm dượt vài thế, chơi vài đòn. Tất cả gà đá là gà trống, tất cả những người nuôi gà đá là đàn ông. Đàn ông trong xóm sáng sớm ở trần trùng trục, mặt mũi còn ngái ngủ, ôm con gà cưng ra đầu hẻm để quần hùng hội tụ, không buồ...

Thời ô nhiễm

Đừng nói như thể người ta không biết! Bây giờ còn ai lạ tai với cái từ “ô nhiễm”? Không chỉ quen tai mà còn tương tác trực tiếp: hít thở không khí ô nhiễm từng giây, dùng nước ô nhiễm mỗi ngày, ăn thực phẩm nuôi trồng trên đất ô nhiễm mỗi bữa , xài hàng hóa chế biến bằng hóa chất độc hại hay phương pháp gây ô nhiễm quanh năm. Chúng ta đang sống trong một thế giới đã bị ô nhiễm. Sông biển mặt đất bầu trời… đâu cũng ô nhiễm, nói nôm na là dơ bẩn, độc hại, đầy rác. Ngộ một cái là ít ai chịu mình đang bị ô nhiễm. Thử nói với người nào đó “anh/chị dơ bẩn quá” xem có bị phản ứng sừng xộ không? Dám bị ăn bạt tai chứ chẳng chơi. Rồi  nói thêm “anh/chị đang làm bẩn môi trường” thử xem phản ứng của người hiền nhứt ra sao. “ Tôi đâu có liệng rác xuống đường!” có thể là lời thanh minh chân thành và ngây thơ, không nên trách. Thí dụ cô gái hàng ngày đi ngang nhà  tôi.  Thú thật là  tôi không biết cô ở đâu và đi đâu. Con hẻm ngoằn ngoèo nối hai con đường lúc nào cũng đông xe...

Mẹ mong gả thiếp về vườn

Miệt Vườn,  t heo Sơn Nam trong cuốn “Văn Minh miệt vườn”, là danh từ  “ gọi tổng quát những vùng đất cao ráo, có vườn cam, vườn quýt ở ven sông Tiền, sông Hậu, thuộc tỉnh Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Cần Thơ” Quê mẹ  tôi cũng là xứ vườn, nhưng không ở đồng bằng sông Cửu Long, mà ven một con sông thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Đó là một nhánh nhỏ của sông Sài Gòn, gọi là sông Búng. Chợ ven sông gọi là chợ Búng. Theo ông bà già xưa nói thì vùng đất đó thấp, nước ngầm “búng” lên, nêu kêu là Búng. Chứ không phải “bún”, mặc dù chợ quả thực có bán “bún” rất ngon.  Dọc theo sông Búng một đoạn là đường 13 cũ, cách chợ Búng vài trăm thước có cầu Bà Hai bắc qua một con rạch tẻ ra từ sông Búng. Con đường dọc theo con rạch vô chừng vài trăm thước thì gặp một con suối (nay đã biến thành cống xả, nhưng đó là chuyện sẽ viết ở chỗ khác. Tôi đang nhớ về quê  tôi thưở là xứ vườn, chứ chưa thành khu công nghiệp) Con suối này cùng nhiều con suối khác dẫn nước từ trên “gò” xuống...