Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2011

Tiễn 2011

Hình ảnh

Cây lá Hà Nội

Người ta thông báo khi máy bay đáp xuống phi trường Nội Bài “Bây giờ là mười giờ mười phút, nhiệt độ là mười bảy độ C.” Máy bay giá rẻ nên cả chuyến bay chẳng được cho uống  một ngụm nước lã. Trên máy bay bán một chai nước 200ml giá hai chục ngàn đồng,  cái chai  y như vậy mua ở siêu thị giá năm ngàn thì đã bị tịch thu ở trạm kiểm soát an ninh trước khi lên máy bay. Hóa ra hai chục ngàn cũng phải chăng vì cái chai nước đó giá hai mươi tư  ngàn trong khách sạn. Và khi nhìn vào thực đơn của quán café, không có thức uống nào giá thấp hơn bốn mươi nghìn,  trừ chai nước hăm tám nghìn,  tôi mới nhận ra mình đã hà tiện quá đáng khi nhịn khát hai tiếng đồng hồ lúc bay suốt từ nam ra bắc trên bầu trời tổ quốc.    Nhưng thôi,  không nói chuyện giá cả nữa. (Mỗi lần mở miệng kêu đắt là thấy người ta khinh mình ra mặt.)  Hà Nội đang lạnh, người đi ngoài phố mặc áo khoác dày, đội mũ, trùm khăn, xinh nhứt là mấy đứa trẻ con đội nón bịt tai nhi...

Lượm dọc đường Hà Nội (2)

Hình ảnh
Người bạn ở Hà Nội bức xúc một cách ngao ngán: biết bao giờ thủ đô có được vẻ mặt đô thị văn minh khang trang nề nếp . Nhưng sao phải  nề nếp mới gọi là văn minh? Thế giới đã hậu hiện đại rồi mà.   Đố biết cái gì? (Bật mí luôn: hố tránh bom)  Lá bàng Trong vườn Bác Ngõ từ đê sông Hồng đi xuống Hồ Hữu Tiệp (có xác máy bay Mỹ ) Làng hoa Ngọc Hà Cổng làng

Lượm dọc đườngg Hà Nội (1)

Hình ảnh
Trung bình mỗi năm có dịp đi Hà Nội một lần.  Lần nào cũng vội vội vàng vàng. Chụp hình là cách mình ghi vội chi tiết gì đó, bằng camera, thay vì bằng cây viết và cuốn sổ tay như hồi xưa. Những chi tiết này có ý nghĩa hay gợi cảm hứng kiểu nào đó. Bảng chỉ đường Xa lộ Sông Hồng Hồ Gươm  Người Miếu Quà vặt Đặc sản Tiệm tạp hóa Di tích xếp hạng Phố cổ Nổ lực văn minh đô thị Dấu xưa  Chân dung mới Trở rét

Tiến sĩ hay cu li?

Tôi đang băn khoăn liệu viết  bài này có khác gì  xúi thanh niên bỏ học, trong khi ai cũng cho rằng đất nước này cần đào tạo nhân tài để phát triển, Mấy năm qua, không chỉ đại học bùng phát, mà  những chỉ tiêu đào tạo sau đại học cũng đáng nễ, như mấy chục ngàn tiến sĩ trong vài năm tới chẳng hạn. Kể ra xã hội có nhiều tiến sĩ cũng hay.  Mới hôm rồi  tôi được mời ăn tối ở nhà bạn. Chủ nhân giới thiệu khoảng một chục khách mời với nhau: Này là tiến sĩ X, đây là tiến sĩ Y, kia là thạc sĩ Z. Bàn ăn có vẻ bốc mùi trí thức. Nhưng vì thức ăn ngon và rượu thì nhiều nên mọi người ăn uống vui vẻ, rốt cuộc ai cũng no say. Chủ nhân rất hài lòng, hôm sau nói với  tôi qua điện thoại là họ thực sự hân hạnh được đón tiếp những vị khoa bảng hôm qua, con cái họ học được nhiều từ các vị ấy . Tôi nhớ  hai cô cậu trẻ trong nhà, đều đang ở lứa tuổi ngoan, quả thật có vẻ bị ảnh hưởng bởi sự trân trọng bằng cấp cao của cha mẹ, chắc là chúng thấy làm tiến sĩ cũng oai. K...

Sắm đồ Tết

Tối thứ bảy đi dài theo đường Nguyễn Trải định mua vài bộ đồ mặc tết. Trời ơi, người ta đông. Hàng hóa la liệt, lớp treo rợp trên giàn, lớp bày kín kệ và quầy, lớp đổ đống tràn lề đường. Giá nào cũng có, bảng “Sale”, “Đại hạ giá”, “Mua một tặng một”, “Đồng giá 50.000 đồng”, “40%” “60%”, “30%”… trương khắp nơi, cửa hàng nào cũng bày bảng giảm giá như một kiểu rao hàng, quảng cáo. Lại còn cho nhân viên đứng ngoài cửa chào mời lôi kéo. May là những người này chỉ nhắm vô khách trẻ có vẻ chịu chơi, và bỏ qua bà già này. Nhưng  tôi cũng là khách hàng chịu chơi, túi cũng rủng rỉnh tiền chứ bộ!  Tôi cũng sàng qua sàng lại từ cửa hàng nay đến cửa hàng khác, cũng chen vô mấy đống hàng “xôn” mà lựa mà thử. Thấy người chung quanh chọn cái gì  tôi cũng chọn theo, ướm lên mình, còn hỏi mấy cô bé ngó dùm coi được không. Các cô bé cười mà không nói.  Tôi hớn hở đem vô phòng thử đồ. Quần din là thứ ai mặc cũng được, mông eo đùi mỗi người một kiểu, dẫu khiếm khuyết chút đỉnh cũng ...

Chào cả nhà!

Bức thư gởi cho mọi người trong gia đình: Bà, chú thím Tư và con cái dâu rễ cùng cháu nội ngoại của chú thím, cô dượng Hai và con trai, con gái, rễ và cháu ngoại, cô dượng Năm cùng còn trai con cái, cô dượng Út cùng hai con gái. Chồng  tôi là con thứ Ba trong đại gia đình này. Đại gia đình này rải ra khắp nước Mỹ, vượt qua cả Đại tây dương và Thái Bình Dương. Nhưng nhờ có email việc thăm hỏi hay thông báo cho mọi người trong gia đình bất kỳ tin tức gì đều nhanh chóng dễ dàng. Tất nhiên có những chuyện chỉ liên quan đến một người hay một gia đình nhỏ, thì không cần đồng gởi bức thư ấy cho  tất cả những người không liên quan. Bức thư gởi cho “cả nhà”  tôi vừa nhận được là thư mời dự tiệc Giáng Sinh. Trong xã hội tiêu thụ như Mỹ có những tập quán hình thành vì lý do thương mại. Chẳng hạn việc tặng sô cô la vào ngày lễ tình yêu. Rồi những ngày lễ Cha, lễ Mẹ… cũng được hệ thống truyền thông và quảng cáo điểm trang cho đủ thứ ý  nghĩa để bán hàng. Trong gia đình chồng...