Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2010

Trên đường rầy xe lửa

Chợt nổi máu phiêu lưu. Bèn lấy vé xe lửa đi về phương nam. Nghe nói ngày xưa có tới ba hãng xe lửa hoạt động ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương này, nhưng đầu thập niên bảy mươi của thế kỷ trước, hãng tàu hỏa Amtrak đã gom hết thành một tuyến đường thống nhất, và từ năm ngoái đã có mỗi ngày một chuyến chạy từ thành phố Vancouver của Canada đến thành phố Portland của Mỹ, và ngược lại, người đi lại ngày càng đông, nhờ cảnh đẹp dọc đường tàu. Tàu chạy dọc bờ biển, nối bốn thành phố lớn và ngừng ở một chục ga lẻ. Ga Bellingham là một ga lẻ, tàu ngừng chừng năm phút. Cho nên khoảng mười phút trước khi tàu đến, nhân viên duy nhứt của nhà ga đóng cửa sổ quầy vé, bước ra phòng chờ, vỗ tay ba cái để qui tụ tất cả ánh mắt trong phòng về phía bà rồi dõng dạc thông báo: “Hành khách, chỉ hành khách thôi, tập trung trên sân ga, sau vạch màu vàng, LÀM ƠN.” (Bà nhấn mạnh hai từ cuối). Sau đó bà gần như lùa tất cả bảy tám người cứ đứng lừng khừng qua cái cổng của hàng rào sắt, khiến những người đưa t...

dọc đường rầy

Hình ảnh
những vết lấm lem trên cửa kính là vết "phong trần" khi xe lửa chạy gần 6 tiếng đồng hồ.

thấy gì chụp nấy

Hình ảnh

Những cánh buồm xa

Trời nổi gió to, sợi mưa xiên xiên nhuyễn như tơ, trời không âm u, chỉ dịu xuống, không lạnh lắm, một cái áo khoác nhẹ là đủ. Biển mênh mông, bãi đá phơi lồ lộ khi thủy triều rút ra xa. Xa mút mắt vẫn là biển, thấp thoáng những cánh buồm trắng của những du thuyền. Tôi kéo mũ trùm đầu, gài nút cổ, thu hai nắm tay trong túi áo khoác, đứng yên nghe tiếng gió phành phạch bên vành tai. Không phải ai cũng lật đật chạy vô đụt mưa dưới mái nhà nghinh phong. Lũ trẻ con vẫn chạy vòng vòng trên bãi cát, cho nên mấy người lớn cũng phải chạy theo thuyết phục chúng là sắp có bão đấy, phải về nhà. Lại có những người lớn bất chấp bão, chẳng tỏ vẻ bận tâm gì, cứ đứng ngắm biển trời vần vũ. Cảnh quan thực ra rất trầm, mây sà thấp, bờ bãi nhô lên những vồng cát cong, biển trông như cạn, hay thu hẹp lại. Những cánh buồm hẳn là no gió, thuyền lướt nhanh. Theo đài dự báo thời tiết thì chiều và tối có mưa kèm theo gió tốc độ khoảng 20 dặm. Như vậy không gọi là bão. Mưa gió cỡ đó là chuyện bình thường ở thị ...

Chiều chiều

Nắng xế con hẻm sau nhà trở nên nhộn nhịp. Chốc lát lại có ông dắt chó đi qua, bà dắt chó đi lại. Những con chó phản ảnh trung thực chủ nhân chúng. Con chó của một bà già đạo mạo thì lon xon chạy thẳng giữa đường, không lượn sang phải tấp sang trái. Bà cụ khoảng tám mươi, đi không nhanh, nhưng bước còn vững chắc, lưng thẳng đơ cán cuốc. Con chó của cặp sồn sồn đầu hẻm thì chạy lăng quăng như bộ lông trên mình nó, lại ưa sủa lăng nhăng như cái điệu bộ lăng xăng của ông chủ nó bên cạnh bà bạn gái. Con chó này, theo tôi, là nguồn phát sinh bãi phân bên gốc táo hàng xóm đã khiến chủ nhà bên đó giận điên, phàn nàn lên hội đồng thành phố, và có lẽ vì vậy bây giờ ai dắt chó đi chơi trong hẻm cũng phải cầm theo bịch ni lông để hốt cứt, kẻo người ta (rình) thấy, đi thưa thì phiền toái cuộc đời. Từng là nạn nhân của mấy con chó lăng nhăng ấy, tôi không vui vẻ lắm với mấy người đi dạo xóm với con chó. Đang hí hoáy trong vườn rau mà thấy chó tung tăn chạy tới là tôi trở mặt hình sự, để dọa con ch...

iris

Hình ảnh

hiên nhà hàng xóm

Hình ảnh
mục tiêu lúc chụp hình là hoa columbine đang nở ngay bên bậc thềm nhà mình, đến khi coi hình mới thấy đổ quyên bên hiên nhà hàng xóm đẹp ơi là đẹp, bèn canh sáng sớm hôm sau khi nắng mới lên, cầm tách sô cô la nóng ra ngồi ở thềm nhà mình vừa nhâm nhi vừa ngắm nghía hiên nhà hàng xóm. Columbine trên là "tổ tiên" của tất cả columbine phía dưới này. Chẳng qua các đời F bảy tám chín mười gì đó lai lẹo lung tung nên đủ màu, coi vui mắt, nhưng không có màu nào đẹp như "nguyên thỉ". Hoa tự "giao phối" với nhau rồi rắc rụng hột khắp vườn, sang xuân cây con mọc lên, hàng ngàn, bị sên ốc và các thứ côn trùng chim chóc diệt phần lớn, em nào cầm cự được đến sang năm thì mới trổ bông. Khi chúng trổ bông rồi mình mới coi em nào dễ thương thì chừa lại. Mấy em hoa kép cũng hay, nhưng nói chung màu sắc phơn phớt không bắt mắt lắm. Điều kỳ lạ là đám con cháu ngày càng mất màu. Đám hậu duệ này dường như đạt tới trình độ vô sắc.

chừng nào?

Hình ảnh
Cây này, không biết tên, đang trổ lá non và ra hoa, cả lá lẫn hoa cùng màu nâu, khó phân biệt, nhưng nhìn kỹ sẽ thấy hoa từng chùm dưới lá, hoa có cánh chuồn chuồn như hoa dầu ở xứ mình. Đi chơi gặp cây này nhớ cây dầu. Tháng năm lẽ ra ở Sài Gòn đã mưa , lá dầu non mọc, bông dầu bay bay... Nhưng nghe em mình nói bây giờ trời vẫn khô khốc, nóng điên người, không biết chừng nào mưa?

hoa muộn

Hình ảnh

BBQ

Cũng là rau dưa, cũng là thịt thà ướp gia vị, cũng là bún đó, bánh tráng đó, và nước mắm pha sẵn một hủ vĩ đại để lúc nào cũng có sẵn mà ăn. Ngày nghỉ ở nhà mỗi người làm một tô, ngồi trong nhà ấm áp, ghế nêm êm ru, ăn-trong-mọi-tư-thế, ăn rồi dựa ngữa ra sa lông hát karaoke, mặc cho ngoài trời mưa hay nắng, bất chấp gió to hay lạnh cỡ nào. Sướng nhứt là ăn no quá thì cứ để mặc đống chén dĩa ngỗn ngang trên bàn, lăn ra ngủ một giấc rồi mới dậy dọn dẹp. Chớ ăn picnic ở ngoài công viên, lúc ăn rồi phải dọn sao mà khổ! Vậy mà không chịu ở nhà ăn cho sướng. Chủ nhật mưa rỉ rả, gió lạnh se da, lại kéo nhau ra công viên quanh hồ bày BBQ. Tại có âm mưu từ đầu tuần, lại bị cái dự báo thời tiết trật lất, đến giờ mọi thứ đã chuẩn bị, thực khách đã mời, dẫu mưa dẫu gió cũng chơi, ngán gì. (Hơi ngại người ta tưởng mình điên, mưa gió mịt mù tay chân run lập cập mà cũng gồng mình đứng giữa trời thổi lửa nướng thịt! Nhưng ngó qua ngó lại thấy một đám khác cũng như mình, thậm chí còn treo bong bóng m...

biển cạn

Hình ảnh

câu cá

Hình ảnh
hồ Padden hồi xưa là nguồn cung cấp nước cho dân Bellingham xài. Về sau, dân số mấy ngàn tăng dần lên mấy chục ngàn, nhà máy phải khai thác nước hồ Whatcom mới đáp ứng được nhu cầu. Hồ Padden biến thành nơi giải trí. Đầu xuân nhà nước đem cá trout thả xuống hồ cho thiên hạ đến câu. Cá được thả vào thứ sáu cuối tháng 4. Tờ mờ sáng thứ bảy thiên hạ đã quăng câu kín bờ hồ, lại còn chèo thuyền ra giữa hồ thả câu. Tuy nhà nước qui định mỗi người câu phải mua giấy phép và mỗi ngày chỉ câu được mấy con thôi, để còn cá mà câu lai rai, và ai câu cũng hy vọng có cá. Nhưng cá mới thả vào hồ đang đói bụng, lại ngơ ngáo thấy gì xanh xanh đỏ đỏ lá đớp, nên sáng thứ bảy quả tình ai câu cũng được cá. Qua tới chủ nhật, mặc dù trời lạnh mưa lâm thâm, công viên vẫn đông nghẹt, người câu người nhóm lửa, người chạy bộ cho bao từ giãn ra, chuẩn bị ăn cá (cuốn bánh tráng rau sống chấm nước mắm ớt!)Mà trời ơi, người câu thì câu từ sáng tới chiều vẫn kiên trì quăng câu. Đầu bếp đành nướng cá ... đem từ nhà th...

xà lách búp

Hình ảnh
(chụp hình mấy chậu xà lách con cho Minh Tâm xem. Tâm ơi, cô gieo hột xà lách ta lẫn xà lách Mỹ, có đánh dấu, mà rồi rồi không biết sao cái dấu -tag- nó chạy đi đâu mất, bây giờ cô không biết xà lách nào là xà lách của em. Có 2 chậu như vầy, được 2 tuần tuổi. Bây giờ ngoài trời vẫn còn lạnh, ban đêm cỡ 40 độ F, có đêm như đêm hôm qua nhiệt độ xuống tới băm mấy độ, hy vọng là đợt lạnh cuối cùng. Cuối tuần này cô sẽ trồng cây con ra vườn. Cầu trời cho bọn slugs đừng ăn hết!)

lilac lại nở hoa

Hình ảnh
suốt buổi sáng chỉ ngồi ở hiên nhà hít thở hương hoa