Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2011

Bồ công anh

Ngôi nhà bên cạnh bị nghiêng (lâu rồi) nên ba năm trước đã bị dỡ ra. Lúc đó là thời điểm “đêm trước” cuộc suy thoái kinh tế. Người chủ cũ bán ngôi nhà nơi gia đình họ đã chung sống ít nhất nửa thế kỷ, theo ký ức của những người láng giềng kỳ cựu. Sau đó họ đi đâu tôi không biết. Chủ mới, một nhà thầu xây dựng ở địa phương, lập tức san thành bình địa ngôi nhà lẫn cây cỏ chung quanh, kể cả hai cây tùng cổ thụ thuộc loại cao nhứt xóm, đẹp thật là đẹp. Sau đó là đo đạc, đào đất, đổ đá… công việc khẩn trương, coi bộ nhà thầu muốn xây gấp ngôi nhà mới để bán cho lẹ, thu vốn kiếm lời nhiều và nhanh. Nhắm nền móng được đổ bê tông thì ngôi nhà mới sẽ to lắm, với cái nhà xe có thể chứa ba bốn cái xe hơi, chiếm gần hết khoảng vườn sau. May mà khoảng sân trước nhà có vẻ được thiết kế thành vườn hoa hay bãi cỏ, chưa bị đổ đá, chưa tráng xi măng. Mỗi lần nhìn sang đó, tôi buồn buồn. Mai mốt nhà người ta xây lên mới và đẹp, khiến cho cái nhà mình kế bên trông cũ kỹ nhỏ bé đã đành, buồn là cái nhà mới...

Thế giới đi vì nước

Để chuẩn bị cho cuộc đi bộ cuối tuần này từ sân làng (Village Green) đến quảng trường Chợ (Market Square), tôi để dành hai bình nhựa có dung tích 4 lít, loại bình phổ biến đựng sữa tươi bán ở siêu thị. Kế đến tôi tìm một khúc cây làm đòn gánh, đây mới là chuyện khó. Chỉ nhớ cây đòn gánh bên mình làm bằng tầm vông hay một loại tre gì đó đủ to để vót thành một đòn dài, dẹp và rộng ở khúc giữa, rồi hẹp dần và tận cùng bằng hai cái mấu ở hai đầu. Hình dáng, chất liệu và chiều dài cây đòn gánh ấy là đúc kết kinh nghiệm của bao nhiêu thế hệ phụ nữ Việt Nam gồng gánh bao đời, mới đạt tới thiết kế tối ưu: dài vừa đủ để xoay trở không vướng víu, cứng vừa đủ để không gảy gánh nửa chừng, mềm vừa đủ để chỉ sờn vai áo… Ở xứ Bellingham này tôi không kiếm được vật liệu lý tưởng, đành dùng tạm một khúc cây dài cở một thước (không biết loại cây gì), lấy dây thừng cột hai bình nhựa vào hai đầu cây, và vì không biết vót sao cho khúc cây trơn láng, tôi lấy vải quấn quanh khúc cây để khỏi bị xước tay, rác...

MI

Giải thích kèm thao tác minh họa trên máy tính một hồi, “sư phụ” nhìn tôi và tôi nhìn “sư phụ”. Trong tích tắc hai ánh mắt gặp nhau, “sư phụ” tức thì hiểu ngay nổ lực nãy giờ giống như nước đổ lá môn. Và ngoài khả năng kiềm chế, ngoài cả ý muốn, ánh mắt “sư phụ” phát ra một tia long lanh dữ dội mà bộ não của tôi diễn dịch là “Ngu hết thuốc!” Tôi cụp mắt xuống thở dài, nhưng hoàn toàn cảm thông với “sư phụ”. Khi ở vị trí thầy (dạy ngoại ngữ) tôi đã từng khản giọng dạy một đứa học trò phát âm mạo từ “a” của tiếng Anh, rằng khi nhấn mạnh thì đọc như “ầy”, đọc lướt thì nghe như “ờ”, mà học trò tôi cứ “à”, “ạ”, “a”, “à” như thằng ngọng. Chỉ mỗi một chữ đơn giản mà tập tọng không nên thân thì thiệt là ngu hết thuốc. Tôi phải kiềm chế ghê gớm để không thét lên từng chập “đồ ngu!”. Và xong một buổi học tôi thấm thía cực kỳ câu thành ngữ: “tức trào máu họng”. Mọi người được tạo ra bình đẳng, nhưng người ta bẩm sinh có bình đẳng về trí thông minh không? Người ta sống hết đời người, ai cũng tay...

hoa đào nơi ấy

Nhân lúc ngớt mưa mình đi bộ một vòng. Những cây plum (mận hay mai?)đang trổ hoa trắng xóa. Những cây anh đào thì đang nở hoa hồng. Đào này họ kêu là đào Nhật Bản. Chắc anh chị em bà con của những cây anh đào này ở Nhật cũng đang trổ bông? Hôm qua nay tin tức liên quan tới nước Nhật là tin động đất, sóng thần, nổ lò điện nguyên tử... Xú Bellingham này cũng thuộc vùng có động đất. Làm sao biết mặt đất dưới chân mình sẽ rung chuyển nứt sụp lúc nào? Chiều nay ngắm hoa nở biết là hoa đang nở mà thôi.

tiễn đông

Hình ảnh
Trời trở gió. Gió thổi từ hướng Nam-Đông Nam, cây cối tiếp tục nghiêng ngã. Nhưng cỏ bắt đầu xanh, trong vườn hoa bắt đầu nở. (Trời chưa xuân đâu! Những hoa này nở để tiễn mùa đông đi.) Hoa giọt tuyết bên lối đi. nhỏ xíu và mong manh Hellebore năm nay hơi buồn, không biết tại sao nở kém hẳn mọi năm. hoa nở lưa thưa, chỉ có hai màu. Bụi hoa có màu xanh ngọc coi xơ xác quá. Hoa crocus cũng vậy, chỉ nở lác đác vài bông tím. Mấy bông trắng không biết đi đâu. Mùa đông năm nay kéo dài và lạnh hơn mấy năm trước. Giữa tháng ba rồi, thôi đi đi.

Những người uống rượu

Tình cờ tôi lạc vào một đám nữ uống rượu. Lạc, bởi vì không ai dẫn dắt, và tôi cũng không biết tại sao tôi lại có mặt giữa họ. Có thể vì tôi không còn tỉnh táo nữa, nghĩa là có thể tôi cũng say. Ai biết tôi đều sẽ cười: tôi có biết uống rượu đâu mà nói chuyện say. Đúng vậy. Cơ thể tôi dị ứng với chất có cồn. Có lần ăn món gà nấu rượu vang, chỉ ăn một chén, mà ngay sau đó mặt, cổ và cánh tay tôi nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khắp người, bụng dạ nôn nao. Có lần tới nhà chị bạn, ăn mấy viên cơm rượu mà say nằm lăn ra cả giờ khiến chị sợ hết hồn. Biết thân, có ép chết tôi cũng không uống rượu. Nhưng đôi khi ăn nhầm cái gì đó chế biến với rượu, tôi cũng tùy mức độ mà say say xỉn xỉn. Vậy có thể hôm ấy tôi đã say, theo kiểu của tôi, nghĩa là khắp người ngứa ngáy rạo rực, đầu óc lâng lâng, các hoạt động tứ chi không kiểm soát được, cảm xúc cùng lời nói tiếng cười cũng vượt ngoài khả năng tự kiềm chế. Lúc đó là cuối bữa tiệc, tôi vừa ăn xong món tráng miệng khoái khẩu là bánh flan. Cách ăn của tôi là ...

Trời mưa đọc sách

Hồi khuya gió quá chừng, ảnh hưởng đến giấc chiêm bao gần sáng. Tôi tưởng mình đã thức và nằm nghe gió thổi quanh nhà. Nhưng tôi ngủ lại và chiêm bao mình đang ngủ trên giường thì động đất, cái giường đu đưa và tôi rợi ra ngoài cửa sổ. Chi tiết này hoàn toàn vô lý, nhưng trong mơ tôi không ý thức được điều đó. Tôi tiếp tục chiêm bao trong nỗi kinh hoàng thực sự. Thiên tai biến thành chiến tranh, rồi cuộc chiếm đóng, săn lùng. Tôi chạy trốn. Tôi rơi vào bầu trời nổ ra như pháo hoa. Trời sáng bét gió vẫn gầm gào quanh nhà. Tôi thức dậy, hỏi chồng tôi có phải vừa động đất không. Anh bảo không, gió to nhưng mặt đất bình yên, ngôi nhà vững như đá tảng, không rung rinh chút nào. Chi có cái máng treo dưới cành anh đào đựng thức ăn cho chim trời đã bị gió giật quăng vô vách một cái rầm, không bể, chỉ lạc mất một cái ổ nhựa để luồn dây qua. Tôi không biết cái đó là cái gì. Dù sao cũng không đáng bận tâm lắm. Vào khoảng trưa gió dịu lại rồi im hẳn. Mưa bắt đầu rơi, rất nhẹ. Hầu như không thấy s...

Ngôi làng cuối cùng

Hình ảnh
Từ bến đò đi lên, một đoạn đường đất chạy dưới bóng tre. Một bên là vạt đất trồng ớt hiểm, bạc hà, rau thơm. Dây mướp bò lan quấn quít trên hàng rào bằng cây phát tài, cây đủng đỉnh, quanh mấy ngôi nhà sàn có phần xộc xệch, cửa nẻo ầu ơ, dường như có chỉ để cho có. Phần lớn nhà nằm cùng một bên, day mặt ra đường, nhìn qua bên kia là ruộng rẫy. Bắp, lúa, mía, cải, đậu, ớt, cà… Chuối, xoài, đu đủ, bưởi, thanh long, nhãn, quít, mận, vú sữa… mọc quanh nhà, cây đang trổ bông, cây đang kết trái. Một con vịt xiêm dắt một bầy con gần hai chục đứa lạch bạch đi ngang qua sân. Con chó phèn nằm khoèo bên lu nước. Dưới mỗi căn nhà sàn vài ba cái võng đung đưa. Trẻ con chạy lăng quăng chơi, mặt mũi sáng sủa, áo quần lành lặn, sạch sẽ. Người lớn ngừng tay ngước đầu nhìn ra ngõ, nở nụ cười hiền lành với khách lạ đi ngang qua. Khách cao một thước tám, mặt mũi đỏ ửng, đôi mắt xanh trong veo như mắt mèo. Nhìn vào đôi mắt ấy cả người lớn lẫn trẻ con đều không thể đoán được cảm nghĩ của khách. Ngôn ngữ khá...

thời tiết

Ghi lại để làm bằng. Nguyên một tuần cuối tháng 2 Bellingham lạnh tê tái. Tuyết rơi không nhiều, nhưng gió lạnh và khô, nhiệt độ cuối tuần rồi tụt xuống 17 độ F, coi như lạnh phá kỷ lục năm 1993. Ấy là so với cùng ngày tháng năm đó. Dự báo tuần đầu tháng 3 có mưa, có tuyết, có băng giá, có sương mù, có mây, có gió, tức là có tất cả những thứ nhốt mình ở trong nhà. Thì thôi, ngủ nữa. Vẫn còn bị jetlag mà.