Thế giới đi vì nước
Để chuẩn bị cho cuộc đi bộ cuối tuần này từ sân làng (Village Green) đến quảng trường Chợ (Market Square), tôi để dành hai bình nhựa có dung tích 4 lít, loại bình phổ biến đựng sữa tươi bán ở siêu thị. Kế đến tôi tìm một khúc cây làm đòn gánh, đây mới là chuyện khó. Chỉ nhớ cây đòn gánh bên mình làm bằng tầm vông hay một loại tre gì đó đủ to để vót thành một đòn dài, dẹp và rộng ở khúc giữa, rồi hẹp dần và tận cùng bằng hai cái mấu ở hai đầu. Hình dáng, chất liệu và chiều dài cây đòn gánh ấy là đúc kết kinh nghiệm của bao nhiêu thế hệ phụ nữ Việt Nam gồng gánh bao đời, mới đạt tới thiết kế tối ưu: dài vừa đủ để xoay trở không vướng víu, cứng vừa đủ để không gảy gánh nửa chừng, mềm vừa đủ để chỉ sờn vai áo…
Ở xứ Bellingham này tôi không kiếm được vật liệu lý tưởng, đành dùng tạm một khúc cây dài cở một thước (không biết loại cây gì), lấy dây thừng cột hai bình nhựa vào hai đầu cây, và vì không biết vót sao cho khúc cây trơn láng, tôi lấy vải quấn quanh khúc cây để khỏi bị xước tay, rách áo, và hy vọng lớp vải đệm làm cho đòn gánh “mềm” đi, đỡ đau vai. Sau đó đổ nước đầy hai bình nhựa, rồi quảy gánh lên vai, đi vòng vòng trong vườn nhà mình, để thử.
Tôi bày cái trò gì vậy? Đương nhiên là ai thấy cảnh đó cũng thắc mắc. À, tôi đang dợt cho cuộc đi bộ Thế Giới Đi Vì Nước (World Walks for Water) nhân Ngày Nước Thế Giới (World Water Day). Người ta ngơ ngác nhìn tôi chu mỏ nói cái gì mà quơ quơ quóc quác. Có người lại tưởng tôi là đầu têu bày ra cái vụ này. Không, không phải tôi, mà là mấy ông Liên Hiệp Quốc! Năm 1992, trong hội nghị về môi trường và phát triển ở Rio de Janeiro, ngày 22/3 hàng năm được chọn làm Ngày Nước Thế Giới, và từ đó đến nay người ta tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa thu hút sự chú ý của con người vào tài nguyên quí giá nhất, ấy là nước.
Khi chinh phục Mặt Trăng, hay tìm đến các vì sao khác trong vũ trụ, người ta không chăm chăm tìm kim cương vàng bạc, mà tìm dấu tích sự hiện diện của nước. Có nước thì mới có sự sống như trên địa cầu. Mà không cần dẫn chứng ngoài không gian xa xôi, trên mặt đất chúng ta đây, rõ ràng chỗ nào không có nước thì không thể sống nỗi, người ta lẫn cây cỏ. Và nước cần cho con người phải là nước sạch, không phải nước mặn, nước phèn, nước tù đọng, hay nước ô nhiễm hóa chất và kim loại.
Mỗi năm Liên Hiệp Quốc đưa ra một chủ đề về nước để nhấn mạnh khiến cạnh cần quan tâm nhứt, chẳng hạn Nước và Dịch họa, Nước và Phát triển, Nước và Văn hóa, vân vân. Chủ đề năm 1996 là Water for Thirsty Cities (Nước cho những thành phố khát). Mười lăm năm sau, tức là năm nay 2011, chủ đề được rút gọn là Water for Cities (Nước cho thành phố). Chữ “KHÁT” không cần thiết nữa, vì còn thành phố nào không khát?
Bellingham lẽ ra không khát nước: thành phố này mưa 300 ngày một năm, có ba hồ chứa nước ngọt rất to. Nhưng trong 10 năm qua, dân số thành phố tăng khoảng 20%, nhà cửa đường xá doanh nghiệp phát triển đều ảnh hưởng đến nguồn nước, và theo sở cấp nước thành phố thì để bảo đảm đủ nước sạch cho mọi người dân, họ phải “giải quyết nhiều vấn đề phức tạp”, mà sự hiểu biết và hợp tác của dân chúng đóng vai trò quan trọng!
Vì vậy sở cấp nước bèn hổ trợ cuộc đi bộ Thế Giới Đi vì Nước tổ chức vào cuối tuần này, ai rảnh thứ bảy thì đi thứ bảy (19/3), ai rảnh chủ nhật thì đi chủ nhật (20/3). Đoạn đường từ Sân Làng đến Quảng trường Chợ dài 2,3 dặm, tượng trưng cho khoảng cách mà phụ nữ và trẻ em ở trên khắp thế giới phải đi bộ hàng ngày để lấy nước dùng cho gia đình. Khoảng cách này theo tài liệu của Liên hiệp quốc là 6Km, và công việc lấy nước cho gia đình ở hầu hết mọi nơi là do đàn bà con gái đảm nhiệm. Những người tham gia cuộc đi này được khuyến khích mang theo xô chậu bình hủ chai nồi để đựng nước (như thực tế ở đâu đó trên thế giới ngoài nước Mỹ) để trải nghiệm và cảm thông với đồng loại mình, và để biết giá trị giọt nước mang theo trên con đường diệu vợi.
Tôi tự lượng sức mình, 6Km đi nổi. Nhưng xách cở bao nhiêu nước cho thấm thía được ý nghĩa cuộc đi mà không đến nỗi đày ải thân già. Vụ xách nước này chỉ khuyến khích chứ không bắt buộc. Nhưng phải cân nhắc, xách bao nhiêu phải ráng xách cho tới cùng, vì cuộc đi hứa hẹn đông con nít, do mấy trường tiểu học phối hợp với phụ huynh đem trẻ con tham dự. Thành phố bày nhiều trò chơi nước và có tới 100 phần thưởng để dụ dỗ trẻ em. Ai cũng biết, thuần phong mỹ tục đều do giáo dục, mà dạy cái gì cũng nên dạy “từ thưở còn thơ”. Những người tổ chức không nói bô bô, nhưng tất nhiên cuộc đi mang tính “tuyên truyền giáo dục” rõ ràng. Người lớn không thể xách nước đi dọc đường … đổ bớt cho nhẹ người.
Hai bình nhựa của tôi đựng tổng cộng 8 lít nước, nặng 8 Kg. Chỉ gánh 8Kg đi “dợt” mười lăm phút mà vai đỏ au, phồng rộp, nổi lên mấy mụt nước, đau quá. Ông chồng bèn khuyến cáo: bỏ cái đòn gánh đi, bỏ bình nước vô cái ba lô đeo trên lưng, như ổng. Nhưng mà ông ấy không hiểu thâm ý của tôi. Gánh nước (chai cả vai) đâu phải trò mới lạ tôi bày ra chơi. Hồi nhỏ tôi vẫn cùng em tôi đi gánh nước về xài. Tại nay tôi già nên sức yếu đi. Chứ đến bây giờ ở xứ tôi đàn bà con gái vẫn tiếp tục oằn vai gánh nước trên những quãng đường xa diệu vợi.
Lý Lan
Ở xứ Bellingham này tôi không kiếm được vật liệu lý tưởng, đành dùng tạm một khúc cây dài cở một thước (không biết loại cây gì), lấy dây thừng cột hai bình nhựa vào hai đầu cây, và vì không biết vót sao cho khúc cây trơn láng, tôi lấy vải quấn quanh khúc cây để khỏi bị xước tay, rách áo, và hy vọng lớp vải đệm làm cho đòn gánh “mềm” đi, đỡ đau vai. Sau đó đổ nước đầy hai bình nhựa, rồi quảy gánh lên vai, đi vòng vòng trong vườn nhà mình, để thử.
Tôi bày cái trò gì vậy? Đương nhiên là ai thấy cảnh đó cũng thắc mắc. À, tôi đang dợt cho cuộc đi bộ Thế Giới Đi Vì Nước (World Walks for Water) nhân Ngày Nước Thế Giới (World Water Day). Người ta ngơ ngác nhìn tôi chu mỏ nói cái gì mà quơ quơ quóc quác. Có người lại tưởng tôi là đầu têu bày ra cái vụ này. Không, không phải tôi, mà là mấy ông Liên Hiệp Quốc! Năm 1992, trong hội nghị về môi trường và phát triển ở Rio de Janeiro, ngày 22/3 hàng năm được chọn làm Ngày Nước Thế Giới, và từ đó đến nay người ta tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa thu hút sự chú ý của con người vào tài nguyên quí giá nhất, ấy là nước.
Khi chinh phục Mặt Trăng, hay tìm đến các vì sao khác trong vũ trụ, người ta không chăm chăm tìm kim cương vàng bạc, mà tìm dấu tích sự hiện diện của nước. Có nước thì mới có sự sống như trên địa cầu. Mà không cần dẫn chứng ngoài không gian xa xôi, trên mặt đất chúng ta đây, rõ ràng chỗ nào không có nước thì không thể sống nỗi, người ta lẫn cây cỏ. Và nước cần cho con người phải là nước sạch, không phải nước mặn, nước phèn, nước tù đọng, hay nước ô nhiễm hóa chất và kim loại.
Mỗi năm Liên Hiệp Quốc đưa ra một chủ đề về nước để nhấn mạnh khiến cạnh cần quan tâm nhứt, chẳng hạn Nước và Dịch họa, Nước và Phát triển, Nước và Văn hóa, vân vân. Chủ đề năm 1996 là Water for Thirsty Cities (Nước cho những thành phố khát). Mười lăm năm sau, tức là năm nay 2011, chủ đề được rút gọn là Water for Cities (Nước cho thành phố). Chữ “KHÁT” không cần thiết nữa, vì còn thành phố nào không khát?
Bellingham lẽ ra không khát nước: thành phố này mưa 300 ngày một năm, có ba hồ chứa nước ngọt rất to. Nhưng trong 10 năm qua, dân số thành phố tăng khoảng 20%, nhà cửa đường xá doanh nghiệp phát triển đều ảnh hưởng đến nguồn nước, và theo sở cấp nước thành phố thì để bảo đảm đủ nước sạch cho mọi người dân, họ phải “giải quyết nhiều vấn đề phức tạp”, mà sự hiểu biết và hợp tác của dân chúng đóng vai trò quan trọng!
Vì vậy sở cấp nước bèn hổ trợ cuộc đi bộ Thế Giới Đi vì Nước tổ chức vào cuối tuần này, ai rảnh thứ bảy thì đi thứ bảy (19/3), ai rảnh chủ nhật thì đi chủ nhật (20/3). Đoạn đường từ Sân Làng đến Quảng trường Chợ dài 2,3 dặm, tượng trưng cho khoảng cách mà phụ nữ và trẻ em ở trên khắp thế giới phải đi bộ hàng ngày để lấy nước dùng cho gia đình. Khoảng cách này theo tài liệu của Liên hiệp quốc là 6Km, và công việc lấy nước cho gia đình ở hầu hết mọi nơi là do đàn bà con gái đảm nhiệm. Những người tham gia cuộc đi này được khuyến khích mang theo xô chậu bình hủ chai nồi để đựng nước (như thực tế ở đâu đó trên thế giới ngoài nước Mỹ) để trải nghiệm và cảm thông với đồng loại mình, và để biết giá trị giọt nước mang theo trên con đường diệu vợi.
Tôi tự lượng sức mình, 6Km đi nổi. Nhưng xách cở bao nhiêu nước cho thấm thía được ý nghĩa cuộc đi mà không đến nỗi đày ải thân già. Vụ xách nước này chỉ khuyến khích chứ không bắt buộc. Nhưng phải cân nhắc, xách bao nhiêu phải ráng xách cho tới cùng, vì cuộc đi hứa hẹn đông con nít, do mấy trường tiểu học phối hợp với phụ huynh đem trẻ con tham dự. Thành phố bày nhiều trò chơi nước và có tới 100 phần thưởng để dụ dỗ trẻ em. Ai cũng biết, thuần phong mỹ tục đều do giáo dục, mà dạy cái gì cũng nên dạy “từ thưở còn thơ”. Những người tổ chức không nói bô bô, nhưng tất nhiên cuộc đi mang tính “tuyên truyền giáo dục” rõ ràng. Người lớn không thể xách nước đi dọc đường … đổ bớt cho nhẹ người.
Hai bình nhựa của tôi đựng tổng cộng 8 lít nước, nặng 8 Kg. Chỉ gánh 8Kg đi “dợt” mười lăm phút mà vai đỏ au, phồng rộp, nổi lên mấy mụt nước, đau quá. Ông chồng bèn khuyến cáo: bỏ cái đòn gánh đi, bỏ bình nước vô cái ba lô đeo trên lưng, như ổng. Nhưng mà ông ấy không hiểu thâm ý của tôi. Gánh nước (chai cả vai) đâu phải trò mới lạ tôi bày ra chơi. Hồi nhỏ tôi vẫn cùng em tôi đi gánh nước về xài. Tại nay tôi già nên sức yếu đi. Chứ đến bây giờ ở xứ tôi đàn bà con gái vẫn tiếp tục oằn vai gánh nước trên những quãng đường xa diệu vợi.
Lý Lan