Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2011

Mảnh đất xứ người

Bắt đầu chương “ở Bellingham” của đời mình, tôi định tập trung vô một đề tài: làm vườn. Một mảnh vườn cũng là một quyển sách: có người dốc tâm lực để thể hiện một điều gì đó trên một mảnh đất, những người cùng một ngôn ngữ có thể đọc ở mảnh vườn đó những chi tiết, tình huống, diễn biến, bố cục, sản vật… để hiểu tâm tư, cách sống, cảnh đời, hy vọng hay thông điệp của người làm vườn, để thấy thích thú hay ngao ngán, buồn vui ghét giận, hay ngậm ngùi trông người lại ngẫm đến ta. Để hiểu ra, cảm thông, hay nhớ lại một điều gì đó. Hồi cơn bão Katrina tàn phá vùng New Orleans, tiểu bang Louisiana, tôi thường mỗi ngày google mấy chữ “Người Việt, New Orleans, Katrina” để tìm đọc trên mạng tin tức liên quan đến cộng đồng người Việt ở vùng đang bị thiên tai. Gặp một bài, tựa là “ Mảnh đất ” của Đỗ Quang Minh. Tác giả kể chuyện cha mẹ già được bảo lãnh qua Mỹ đoàn tụ với con, sau nỗi vui sum họp ban đầu là nỗi buồn chán khắc khoải của hai cụ với cuộc sống lạc lỏng cô lập trong căn phòng kín ở ch...

Làm sao đọc một quyển sách

Có những bạn hỏi tôi cách viết (truyện, thơ, tiểu thuyết hay blog). Tôi thường đáp lại bằng cách giới thiệu quyển sách tôi thường đọc “How to Read a Book”, Làm sao đọc một quyển sách. Phản ứng của những bạn trẻ có thể là “Bà già này lẩm cẩm rồi. Hỏi bả cách viết, bả lại chỉ cách đọc.” Những bạn trưởng thành hơn có lẽ ngẫm nghĩ một chút rồi thử xem trong cuốn sách về cách đọc có cách viết không. Tôi phải nói ngay là tác giả cuốn sách, ông Mortimer J. Adler, xác định ngay trong phần đề từ cuốn sách là ông chỉ thử viết “ một cuốn sách nhẹ nhàng về công việc đọc sách nặng nhọc .” Vì “ đọc là một phương tiện cơ bản để sống một cuộc đời hay ,”và “cuốn sách này viết về giáo dục khai phóng”. Theo ông, “ nền giáo dục vẫn để mở cho tất cả chúng ta – cho dù chúng ta có đến trường hay không. Nhưng chỉ với điều kiện chúng ta biết cách đọc .” Tên đầy đủ của quyển sách này “ Làm sao đọc một quyển sách – Nghệ thuật đạt được một nền giáo dục khai phóng ”* khiến cho một số người tự ái: “Tôi hỏi chuyệ...

Nỗi khao khát sống

Hình ảnh
Buổi chiều đi dạo, chỗ nào cũng gặp hoa diên vỹ nở, rực rỡ, tươi thắm, đủ màu. Hoa gợi nhớ người. Tôi nhớ Vincent van Gogh. “ Hôm qua, trong mưa, anh vẽ một bức tranh phong cảnh lớn với những cánh đồng trải ra đến mút tầm nhìn từ một đỉnh đồi, những rừng cây xanh khác nhau, một cánh đồng khoai tây xanh sậm, đất tím bầm màu mỡ giữa những luống cây, bên kia là một cánh đồng đậu cô ve đang nở hoa trắng, một cánh đồng dã thảo đầy hoa hồng và bóng một người cắt cỏ, một cánh đồng cỏ cao, đang úa, màu vàng rượm, lại đến cánh đồng lúa mì, vài cây bạch dương, chân trời là nét cuối cùng của những ngọn đồi, dưới chân đồi một đoàn xe lửa đang chạy qua, thả một đám khói trắng lớn bên trên những rừng cây xanh. Một con đường trắng vắt ngang qua bức tranh, trên đường có một chiếc xe ngựa nhỏ, và bên đường vài ngôi nhà trắng mái ngói đỏ…” * Đoạn miêu tả này là phần Vincent van Gogh viết trong thư gởi cho em gái tên Wil. Vincent viết là anh đang làm việc chuyên cần ráo riết để cố gắng diễn tả tiến...

Rốt cuộc, viết làm gì?

Hình ảnh
Trước tiên, để bắt đầu một ngày, tôi mở máy tính. Một trang “word” mở ra trắng bóc. Tôi nhủ mình bắt đầu từ đây, từ chỗ không có gì. Tự nhủ vậy nhưng thực hành rất khó, vì hai lý do chết người: Một thói quen đã hình thành từ khi tôi bắt đầu tập làm văn là hôm nay viết tiếp cái hôm qua. Năm tôi 10 hay 11 tuổi, ở lớp cuối bậc tiểu học, cô giáo thường cho đề bài về nhà làm. Tôi thường làm bài nháp buổi tối, đến sáng thức dậy sớm mới chép vào giấy nộp bài, vì cô chấm điểm cả giấy sạch chữ đẹp. Bài nháp không bao giờ là bài hoàn chỉnh. Sáng sớm đọc lại, chép lại, tôi vừa sửa vừa hoàn tất. Sau này đọc ai đó, hình như Hemingway, rằng bí quyết của nhà văn là luôn chừa lại cái đang viết để ngày hôm sau biết chắc công việc phải làm tiếp là gì, tôi càng củng cố thói quen bắt đầu hôm nay bằng cách xem lại và tiếp tục công việc hôm qua. Cách làm này đúng là có hiệu quả đối với tôi trong mấy chục năm. Cho đến một hôm, trên chuyến bay vượt Thái Bình Dương, tôi đối diện cái chết. Đành rằng tôi chưa ch...

hoa diên vỹ cuồng

Hình ảnh
Vincent van Gogh vẽ bức Hoa Diên Vỹ này vào năm cuối cùng của một cuộc đời ngắn đầy vật vã. Dạo này năm ấy (tháng 5 năm 1889) Gogh một mình đến xin nhập viện tâm thần Saint Paul-de-Mausole ở Saint-Remy, nước Pháp, vì tự thấy mình điên đến mức mình không còn chịu nỗi mình nữa. Trong sân bệnh viện có nhiều hoa các loại và tháng 5 là lúc đang xuân. Gogh còn đủ khỏe để ra vườn sống với thiên nhiên và vẽ. Gogh vẽ cánh đồng lúa mì sau bệnh viện, người gặt lúa, góc vườn của bệnh viện, cả bác sĩ, bà sơ... Nhưng những cảm xúc mãnh liệt điên cuồng trào dâng cuộn xoáy trong đầu Gogh được thể hiện trong hai danh tác "Hoa Diên Vỹ" và "Đêm sao". Một năm sau, ở tuổi 37, Gogh ngẫm đời mình như một sự lãng phí khủng khiếp, toàn những thất bại cá nhân, một cuộc sống không thể chấp nhận được, bèn tự bắn vào ngực mình. Phát súng không khiến Gogh chết ngay, mà khiến ông chịu đựng đau đớn đến hai ngày sau mới được giải thoát. Mỗi khi nhìn hoa diên vỹ mình nhớ đến Gogh, và nghĩ đến sự...

Của đá và người

Hình ảnh
Đọc một bài thơ trong lúc nhâm nhi một tách sô cô la sữa trong ban mai yên tĩnh là cách tôi bắt đầu mỗi ngày. (Nghe có vẻ sang, nhưng đó là một cách hà tiện. Sôcôla bột mua sỉ lúc đại hạ giá một gói to đùng có mấy đồng, mỗi ngày múc ra một muỗng pha một tách bự, coi như chỉ tốn mấy xu. Còn thơ thì tôi đăng ký ở các website thơ để nhận mỗi ngày một bài thơ bằng email, có bài ngắn đôi ba dòng, có bài dài cả trang, dẫu đọc lâu đọc kỹ lắm cũng chỉ tốn vài phút, và hoàn toàn miễn phí.) Đôi khi có bài thơ ám ảnh mình cả buổi sáng. Thường thì nhiều bài thơ đọc xong là quên đi. Đôi khi bài thơ đọc qua một lần đã lâu bỗng dưng một hôm chợt nhớ lại, chợt bật lên trong một tình huống nào đó, thúc đẩy một ý tưởng bất ngờ lóe lên. Như đang lúc này chẳng hạn. Không thể nhớ chính xác tên bài thơ hay tác giả để tìm lại. Mà cũng không có thì giờ tra cứu, vì cái ý tưởng vụt nảy lên đòi mình phải ghi lại ngay kẻo lại quên mất, hoặc cụt hứng mất. Vả lại cái ý tưởng có vẻ hay ho của mình nảy mầm từ nội dun...

hoa hạ

Hình ảnh
Mấy hôm nay thời tiết đẹp, trời xanh, nắng và ấm. Tất cả hoa họ đổ quyên (rhododendron và azealea) hè nhau nở rộ) Rhododendron là cây xanh lá quanh năm, cả mùa đông lạnh nhứt lá vẫn xanh, hoa to, rực rỡ, ít hương hoặc không có hương. Azealea rụng lá vào mùa thu, suốt mùa đông cành khẳng khiu coi thãm lắm. Nhưng chớm xuân là mầm non nụ mới nảy ra. Azealea có mấy loài rất thơm, trong vườn mình azealea trắng, vàng và đỏ đều thơm. Còn cái hình này là chụp trời xanh.

Trên "gác xép" của Lý Lan

Hình ảnh
(ghi lại cuộc trò chuyện giữa Lý Lan và Ngô thị Kim Cúc) Văn học thiếu nhi chiếm một chỗ thế nào trong không gian sáng tạo của chị? Vì chị dùng chữ không gian nên tôi nói cho có hình tượng như vầy: Văn học thiếu nhi chiếm cái gác xép trong ngôi nhà sáng tạo của tôi. Những bài báo chiếm không gian bếp; tiểu thuyết, truyện và nghiên cứu kể như phòng làm việc; nhật ký và thơ chiếm phòng ngủ; ghi chép và tạp văn được dành cho phòng khách; còn blog như cái hàng hiên hóng gió. Gác xép là nơi tôi cất giữ buồn vui thương nhớ, là chỗ tôi lẳng lặng tìm về, quên tất cả những thứ ở “tầng dưới”, tâm hồn được thanh lọc, và mình đơn giản là mình. Trong những tập sách thiếu nhi đã in của chị, có nhiều hồi ức về chính tuổi thơ của chị hoặc của người thân? Quyển Bí mật giữa tôi và Thằn Lằn Đen mang nhiều dấu ấn tuổi thơ côi cút của chị em tôi và làng quê mà chúng tôi buộc phải rời xa. Ngôi nhà trong cỏ và Ba người và ba con vật đều có bóng dáng quê nhà và con hẻm nơi tôi lớn lên, những đứa trẻ từng ...

Tuổi thơ của người hạnh phúc

Hình ảnh
Ngày xưa… có một đứa bé tên là Noel Moore mắc bệnh ban đỏ khi lên năm tuổi. Vào ngày xưa đó, cách nay khoảng 120 năm, trẻ con có thể chết vì bệnh ban đỏ. Vì vậy Noel được mẹ chăm sóc cẩn thận, nhưng đương nhiên nó buồn lắm vì phải nằm trên giường, không được chạy ra ngoài chơi với chúng bạn. Mẹ của Noel là một cô giáo kèm trẻ tại tư gia. Nhiều năm trước, bà làm gia sư trong gia đình Potter, dạy viết dạy vẽ cho tiểu thư Beatrix. Nay Beatrix lớn rồi, không cần gia sư nữa, nhưng vẫn giữ liên lạc với cô giáo cũ. Khi biết Noel đang bệnh nặng, Beatrix viết một lá thư cho đứa bé: Em Noel yêu quí, chị không biết viết gì cho em, nên chị sẽ kể cho em nghe câu chuyện bốn con thỏ con tên là Lăn-tăn, Múp-míp, Đuôi-bông, và Bít-tơ. Thực ra thì đâu phải Beatrix không biết viết gì, nhưng đứa bé 5 tuổi thì có thể đọc gì? Dĩ nhiên mẹ có thể đọc cho con nghe, nhưng Beatrix muốn đứa bé được xem bằng mắt nó bức thư được gởi cho chính nó. Nên bức thư đầy hình vẽ những con thỏ dễ thương, y như thỏ thật, như...