Rốt cuộc, viết làm gì?
Trước tiên, để bắt đầu một ngày, tôi mở máy tính. Một trang “word” mở ra trắng bóc. Tôi nhủ mình bắt đầu từ đây, từ chỗ không có gì. Tự nhủ vậy nhưng thực hành rất khó, vì hai lý do chết người:
Một thói quen đã hình thành từ khi tôi bắt đầu tập làm văn là hôm nay viết tiếp cái hôm qua. Năm tôi 10 hay 11 tuổi, ở lớp cuối bậc tiểu học, cô giáo thường cho đề bài về nhà làm. Tôi thường làm bài nháp buổi tối, đến sáng thức dậy sớm mới chép vào giấy nộp bài, vì cô chấm điểm cả giấy sạch chữ đẹp. Bài nháp không bao giờ là bài hoàn chỉnh. Sáng sớm đọc lại, chép lại, tôi vừa sửa vừa hoàn tất. Sau này đọc ai đó, hình như Hemingway, rằng bí quyết của nhà văn là luôn chừa lại cái đang viết để ngày hôm sau biết chắc công việc phải làm tiếp là gì, tôi càng củng cố thói quen bắt đầu hôm nay bằng cách xem lại và tiếp tục công việc hôm qua. Cách làm này đúng là có hiệu quả đối với tôi trong mấy chục năm.
Cho đến một hôm, trên chuyến bay vượt Thái Bình Dương, tôi đối diện cái chết. Đành rằng tôi chưa chết, nhưng thông điệp tôi nhận được là: cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, không cần báo trước, không thể chuẩn bị. Sau chết là gì, tôi không biết. Dù sao tôi cũng đã đến tuổi không đến nỗi hoảng hốt khi hiểu là mình sẽ chết. Tôi tập thực hành câu “Việc gì làm được hôm nay, chớ nên để đến ngày mai hãy làm.” Hôm nay viết được cái gì, là coi như xong cái viết của hôm nay. Ngày mai là một trang viết khác. Có thể có, có thể không bao giờ.
Vậy là mỗi buổi sáng tôi đối diện với trang giấy trắng (trên màn hình). Thói quen là thứ duy nhứt không chịu chết thình lình. Bất kể tôi nhìn đằng trước hay đằng sau trang giấy, những điều dở dang, những câu chuyện cũ, những lời chưa bày tỏ hết cứ tự động hiện về như hồn ma. Tôi đã giết chúng cả ngàn lần. Nhưng cái hôm qua vẫn sống lại hôm nay. Tôi nhứt quyết bắt đầu mới cho đến lúc nhận ra mình vẫn đang lập lại mình. Và khốn nạn, biết là đang lập lại mình, mà không sao đừng lập lại.
Thì đừng viết nữa.
Mùa xuân Bellingham rất đẹp, hoa nở từ trên trời xuống mặt đất. Buổi sáng nấn ná trên giường nhìn ra cửa sổ, hoa đào nở trước tiên, rồi đến hoa mận, hoa lê, hoa táo, và đổ quyên lần lượt nở. Tuyết vừa tan trên mặt đất là hoa giọt tuyết, hoa nghệ tây, các loại hoa thủy tiên rồi đến uất kim hương thi nhau khoe sắc. Đó là lúc cỏ các thứ cũng tưng bừng mọc. Và chúng mọc nhanh hơn bất cứ thứ rau củ nào khác. Phải làm cỏ lúc này, nếu không thì trong nháy mắt chúng vươn rễ ra xa và vung vãi hột khắp nơi. Lụi hụi trong vườn, một buổi sáng qua rất nhanh. Một ngày cũng qua đi, không cần viết gì cả.
Có khi nhiều tháng tôi không viết gì hết. Không cảm thấy “bức xúc” hay nhớ tiếc, hay trăn trở gì cả. Chẳng qua cái thói quen hình thành mấy chục năm lì lợm không chịu chết trong vài tháng. Mùa hè đi chơi biển, đi leo núi, mùa thu hái rau trái, làm mứt, sấy khô hay ngâm giấm, lu bu hết ngày. Rồi cũng hết việc. Những trận sương giá tháng 11 giết nốt những gì còn sót trong vườn , gió bắc cực thổi về buốt xương tủy. Buổi sáng mở mắt ra, bất kể là sáu giờ, hay bảy hay tám giờ, trời vẫn âm u mờ mịt. Không thể cưỡng lại hành động mở máy tính ra. Đối diện trang giấy trắng. Hãy bắt đầu từ đây, ở đây.
Có cách nào đừng được? Khoảng trống không phải là cái cố định, mặc dù tôi nghe nói nó vĩnh hằng và vô tận. Cái khoảng trống mỗi ngày giống như cái hố đào trong vườn, nếu mình không trồng xuống cây gì và lấp đất lại, thì rồi cũng sẽ có cái gì đó lấp dần nó: nước trên trời hay trong đất chảy vô. Đất cát chung quanh hay đâu đó lắng tụ lại, rễ cây lá khô của cây cối bên cạnh lấn sang, rồi ắt có cây gì đó tự mọc lên, cùng với cỏ. A, cỏ! Mà thôi, đừng nhắc tới cỏ, kẻo tôi lại phát mệt.
Tôi đã, khá thành công, tập nhìn vào trang “word” trên máy tính không viết gì cả để tịnh tâm. Những ký hiệu tiện dụng để sẵn trên thanh công cụ nhắc tôi rằng viết ra, xóa đi, phục hồi (undo) và rồi mất sạch, là những điều hết sức dễ dàng. Thực tế là trong cái máy tính này từng chứa bao nhiêu thứ tôi viết ra trong đủ mọi tình huống và tâm trạng. Và mỗi lần bị virus tấn công hay sự cố kỷ thuật là bao nhiêu thứ bị xóa sạch sành sanh. Sau những cơn khủng khoảng và tuyệt vọng, tôi hiểu ra không có gì mất đi cả, vì đâu có gì thực sự tồn tại. Những “file” hàng ngàn chữ, hàng chục ngàn chữ, hàng trăm ngàn chữ… thực ra là gì? Những nỗi niềm suy tư trải nghiệm đã qua là đã qua. Hành động viết lại là trải nghiệm lại, hay nhai lại, một cái không còn là thực tế nữa. Cái “thế giới” mình tưởng là đang dựng lại hay sáng tạo ra nói cho cùng là sự bịa đặt.
Russell Banks là một nhà văn đương đại Mỹ nổi tiếng. Ông kể là năm 21 tuổi ông là một thanh niên bỏ học, thất tình, khánh kiệt, sống lây lất ở Boston, giao du với một gã du côn. Gã du côn ấy, hỗn danh Jocko, toan huấn luyện Banks thành một tay anh chị như gã, nhưng nổi cáu vì Banks quá bi lụy vì tình, bèn đuổi đi. Banks quảy ba lô đi vô định, rồi dừng chân ở Key West, mướn một phòng trọ trong một tòa nhà sắp sập, viết những truyện ngắn đầu tiên của đời mình. Trong những năm sau thành đạt, Banks đã rất coi trọng nghề nghiệp, biết ơn văn chương cứu vớt cuộc đời mình: nếu không trở thành nhà văn, ắt ông đã thành một tên du đãng.
Trong một dịp trở lại Boston để giới thiệu sách mới xuất bản của mình, ông kể lại câu chuyện đó, vừa để hấp dẫn khán giả, vừa để tự đánh bóng mình. Cuối buổi nói chuyện và ký tặng sách, một người ông già tóc bạc, da xăm, trông rất lõi đời đến gặp Banks, và cả hai nhận ra bạn bè. Người đó là Jocko, trải mấy chục năm vẫn như xưa, tức là vẫn sống đời giang hồ tứ chiếng. Họ ôn chuyện cũ, cuộc trò chuyện sau này đã khiến Banks quyết định viết lại chương sách chính của đời mình. Cuối buổi hàn huyên đó, Banks hỏi Jocko tại sao hồi đó ông ta thích đàn đúm với giới nghệ sĩ nhà văn. Jocko nói: “Văn nghệ sĩ tụi mày giống bọn găngxtơ tụi tao lắm. Cả hai đều biết là văn bản tường thuật chính thức (official version), văn bản mà mọi người khác tin tưởng ấy, là bịa đặt.” Hay dối trá, chữ ông dùng là “lie”.
Có phải nghĩa là cái cuộc sống hào nhoáng chỉnh chu mọi người đang sống chỉ là dối trá? Hay văn nghệ sĩ “thoát” ra những luật lệ, lề thói, “hiện thực”, của cuộc sống qui củ nhàm chán vô nghĩa bằng sự bịa đặt mà người ta gọi là văn học nghệ thuật? Có phải nhà văn và nghệ sĩ thành đạt là người cung cấp cho công chúng sự bịa đặt hấp dẫn dưới hình thức những “bản tường thuật chính thức”, những bản được chấp nhận theo những mẫu mực tiêu chuẩn đánh giá của thời đại và xã hội đương thời, sao cho người ta cảm thụ như thật. Chỉ thâm tâm anh biết anh dối. Nhưng anh có dối lòng mình không? Đó là cái chết người thứ hai khi tôi muốn bắt đầu từ chỗ không có gì.
Tương tự Banks tôi đã từng tin rằng văn chương đã thay đổi cuộc đời tôi, ít ra đã mở cho tôi những chân trời khác hơn tấm bảng đen của một cô giáo tỉnh lẻ. Tôi sẽ viết lại chương chính của đời mình, hay viết tiếp chương cuối cùng, như thế nào?
Một thói quen đã hình thành từ khi tôi bắt đầu tập làm văn là hôm nay viết tiếp cái hôm qua. Năm tôi 10 hay 11 tuổi, ở lớp cuối bậc tiểu học, cô giáo thường cho đề bài về nhà làm. Tôi thường làm bài nháp buổi tối, đến sáng thức dậy sớm mới chép vào giấy nộp bài, vì cô chấm điểm cả giấy sạch chữ đẹp. Bài nháp không bao giờ là bài hoàn chỉnh. Sáng sớm đọc lại, chép lại, tôi vừa sửa vừa hoàn tất. Sau này đọc ai đó, hình như Hemingway, rằng bí quyết của nhà văn là luôn chừa lại cái đang viết để ngày hôm sau biết chắc công việc phải làm tiếp là gì, tôi càng củng cố thói quen bắt đầu hôm nay bằng cách xem lại và tiếp tục công việc hôm qua. Cách làm này đúng là có hiệu quả đối với tôi trong mấy chục năm.
Cho đến một hôm, trên chuyến bay vượt Thái Bình Dương, tôi đối diện cái chết. Đành rằng tôi chưa chết, nhưng thông điệp tôi nhận được là: cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, không cần báo trước, không thể chuẩn bị. Sau chết là gì, tôi không biết. Dù sao tôi cũng đã đến tuổi không đến nỗi hoảng hốt khi hiểu là mình sẽ chết. Tôi tập thực hành câu “Việc gì làm được hôm nay, chớ nên để đến ngày mai hãy làm.” Hôm nay viết được cái gì, là coi như xong cái viết của hôm nay. Ngày mai là một trang viết khác. Có thể có, có thể không bao giờ.
Vậy là mỗi buổi sáng tôi đối diện với trang giấy trắng (trên màn hình). Thói quen là thứ duy nhứt không chịu chết thình lình. Bất kể tôi nhìn đằng trước hay đằng sau trang giấy, những điều dở dang, những câu chuyện cũ, những lời chưa bày tỏ hết cứ tự động hiện về như hồn ma. Tôi đã giết chúng cả ngàn lần. Nhưng cái hôm qua vẫn sống lại hôm nay. Tôi nhứt quyết bắt đầu mới cho đến lúc nhận ra mình vẫn đang lập lại mình. Và khốn nạn, biết là đang lập lại mình, mà không sao đừng lập lại.
Thì đừng viết nữa.
Mùa xuân Bellingham rất đẹp, hoa nở từ trên trời xuống mặt đất. Buổi sáng nấn ná trên giường nhìn ra cửa sổ, hoa đào nở trước tiên, rồi đến hoa mận, hoa lê, hoa táo, và đổ quyên lần lượt nở. Tuyết vừa tan trên mặt đất là hoa giọt tuyết, hoa nghệ tây, các loại hoa thủy tiên rồi đến uất kim hương thi nhau khoe sắc. Đó là lúc cỏ các thứ cũng tưng bừng mọc. Và chúng mọc nhanh hơn bất cứ thứ rau củ nào khác. Phải làm cỏ lúc này, nếu không thì trong nháy mắt chúng vươn rễ ra xa và vung vãi hột khắp nơi. Lụi hụi trong vườn, một buổi sáng qua rất nhanh. Một ngày cũng qua đi, không cần viết gì cả.
Có khi nhiều tháng tôi không viết gì hết. Không cảm thấy “bức xúc” hay nhớ tiếc, hay trăn trở gì cả. Chẳng qua cái thói quen hình thành mấy chục năm lì lợm không chịu chết trong vài tháng. Mùa hè đi chơi biển, đi leo núi, mùa thu hái rau trái, làm mứt, sấy khô hay ngâm giấm, lu bu hết ngày. Rồi cũng hết việc. Những trận sương giá tháng 11 giết nốt những gì còn sót trong vườn , gió bắc cực thổi về buốt xương tủy. Buổi sáng mở mắt ra, bất kể là sáu giờ, hay bảy hay tám giờ, trời vẫn âm u mờ mịt. Không thể cưỡng lại hành động mở máy tính ra. Đối diện trang giấy trắng. Hãy bắt đầu từ đây, ở đây.
Có cách nào đừng được? Khoảng trống không phải là cái cố định, mặc dù tôi nghe nói nó vĩnh hằng và vô tận. Cái khoảng trống mỗi ngày giống như cái hố đào trong vườn, nếu mình không trồng xuống cây gì và lấp đất lại, thì rồi cũng sẽ có cái gì đó lấp dần nó: nước trên trời hay trong đất chảy vô. Đất cát chung quanh hay đâu đó lắng tụ lại, rễ cây lá khô của cây cối bên cạnh lấn sang, rồi ắt có cây gì đó tự mọc lên, cùng với cỏ. A, cỏ! Mà thôi, đừng nhắc tới cỏ, kẻo tôi lại phát mệt.
Tôi đã, khá thành công, tập nhìn vào trang “word” trên máy tính không viết gì cả để tịnh tâm. Những ký hiệu tiện dụng để sẵn trên thanh công cụ nhắc tôi rằng viết ra, xóa đi, phục hồi (undo) và rồi mất sạch, là những điều hết sức dễ dàng. Thực tế là trong cái máy tính này từng chứa bao nhiêu thứ tôi viết ra trong đủ mọi tình huống và tâm trạng. Và mỗi lần bị virus tấn công hay sự cố kỷ thuật là bao nhiêu thứ bị xóa sạch sành sanh. Sau những cơn khủng khoảng và tuyệt vọng, tôi hiểu ra không có gì mất đi cả, vì đâu có gì thực sự tồn tại. Những “file” hàng ngàn chữ, hàng chục ngàn chữ, hàng trăm ngàn chữ… thực ra là gì? Những nỗi niềm suy tư trải nghiệm đã qua là đã qua. Hành động viết lại là trải nghiệm lại, hay nhai lại, một cái không còn là thực tế nữa. Cái “thế giới” mình tưởng là đang dựng lại hay sáng tạo ra nói cho cùng là sự bịa đặt.
Russell Banks là một nhà văn đương đại Mỹ nổi tiếng. Ông kể là năm 21 tuổi ông là một thanh niên bỏ học, thất tình, khánh kiệt, sống lây lất ở Boston, giao du với một gã du côn. Gã du côn ấy, hỗn danh Jocko, toan huấn luyện Banks thành một tay anh chị như gã, nhưng nổi cáu vì Banks quá bi lụy vì tình, bèn đuổi đi. Banks quảy ba lô đi vô định, rồi dừng chân ở Key West, mướn một phòng trọ trong một tòa nhà sắp sập, viết những truyện ngắn đầu tiên của đời mình. Trong những năm sau thành đạt, Banks đã rất coi trọng nghề nghiệp, biết ơn văn chương cứu vớt cuộc đời mình: nếu không trở thành nhà văn, ắt ông đã thành một tên du đãng.
Trong một dịp trở lại Boston để giới thiệu sách mới xuất bản của mình, ông kể lại câu chuyện đó, vừa để hấp dẫn khán giả, vừa để tự đánh bóng mình. Cuối buổi nói chuyện và ký tặng sách, một người ông già tóc bạc, da xăm, trông rất lõi đời đến gặp Banks, và cả hai nhận ra bạn bè. Người đó là Jocko, trải mấy chục năm vẫn như xưa, tức là vẫn sống đời giang hồ tứ chiếng. Họ ôn chuyện cũ, cuộc trò chuyện sau này đã khiến Banks quyết định viết lại chương sách chính của đời mình. Cuối buổi hàn huyên đó, Banks hỏi Jocko tại sao hồi đó ông ta thích đàn đúm với giới nghệ sĩ nhà văn. Jocko nói: “Văn nghệ sĩ tụi mày giống bọn găngxtơ tụi tao lắm. Cả hai đều biết là văn bản tường thuật chính thức (official version), văn bản mà mọi người khác tin tưởng ấy, là bịa đặt.” Hay dối trá, chữ ông dùng là “lie”.
Có phải nghĩa là cái cuộc sống hào nhoáng chỉnh chu mọi người đang sống chỉ là dối trá? Hay văn nghệ sĩ “thoát” ra những luật lệ, lề thói, “hiện thực”, của cuộc sống qui củ nhàm chán vô nghĩa bằng sự bịa đặt mà người ta gọi là văn học nghệ thuật? Có phải nhà văn và nghệ sĩ thành đạt là người cung cấp cho công chúng sự bịa đặt hấp dẫn dưới hình thức những “bản tường thuật chính thức”, những bản được chấp nhận theo những mẫu mực tiêu chuẩn đánh giá của thời đại và xã hội đương thời, sao cho người ta cảm thụ như thật. Chỉ thâm tâm anh biết anh dối. Nhưng anh có dối lòng mình không? Đó là cái chết người thứ hai khi tôi muốn bắt đầu từ chỗ không có gì.
Tương tự Banks tôi đã từng tin rằng văn chương đã thay đổi cuộc đời tôi, ít ra đã mở cho tôi những chân trời khác hơn tấm bảng đen của một cô giáo tỉnh lẻ. Tôi sẽ viết lại chương chính của đời mình, hay viết tiếp chương cuối cùng, như thế nào?