Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2012

đọc và bình (lại khoái!)

Hình ảnh
Đọc truyện ngắn Trong mùa mặt rụng của Nguyễn Ngọc Tư   tôi liên tưởng ngay đến truyện ngắn Kịch câm của Phan thị Vàng Anh. Cả hai truyện đều được dựng trên một cái khung   gia đình tử tế, cho đến khi người con gái phát hiện ra người cha ngoại tình. Chi tiết và tình tiết của cả hai truyện đều nhằm phơi bày sự giả dối và cảnh báo sự đổ nát một khi niềm tin mất đi. Nhưng với bút pháp khác nhau, hai câu truyện dẫn   tôi tới những cảm nhận khác nhau. Kịch câm đọng lại nỗi sợ của người cha, nỗi sợ mất đi những giá trị có ý nghĩa của đời mình khi mất đi vỏ bọc   đạo đức; và nỗi đau của người con, nỗi đau đánh mất chính mình khi không còn tin ở tương lai, ở con người cùng   những giá trị gia đình - xã hội. Nhân vật trong Kịch câm chỉ suy nghĩ và độc thoại. Ngược lại, tác giả Trong mùa mặt rụng đẩy các nhân vật lên sân khấu kịch nói với lời lẽ đốp chát và hành động kịch tính, như người cha của cô gái đã “ lôi xểnh nó ra đường ”* và người con hỏi cha “ Ông nghĩ...

Khoái

Hình ảnh
Mùa hè mới năm giờ trời đã sáng tỏ. Thức dậy lúc này vẫn còn ngáy ngủ, mắt nhắm mắt mở  vén màn cửa sổ nhìn ra vườn, thấy kim ngư hoa nở vàng rực và đỏ tươi, một cảm giác lâng lâng  khiến đầu óc tự nhiên tỉnh hẳn, và đâm sáng suốt bất ngờ. Chẳng là bụi hoa mọc bên lối đi ấy có tên Mỹ là snap-dragon, rồng-đớp, vì trông  nó giống như cái đầu rồng há miệng ra sẵn sàng đớp. Người Trung quốc gọi nó là kim ngư hoa, nôm na là bông cá vàng. Lúc đầu  tôi  nghĩ có lẽ người Hoa cho rằng đặt tên hoa là rồng-đớp thì thô bạo quá, nên gọi gián tiếp là cá vàng, vì theo họ cá có thể hóa rồng, một hiện tượng ngụ ý sự thành công, đổi đời. Cũng hay. Nhưng sáng nay ngắm hoa,  lúc đầu óc còn tinh khôi, không bị ám ảnh bởi rồng rắn,  tôi chợt nhận ra hình dạng và màu sắc đóa hoa rất giống con cá vàng, loại cá kiểng có vây và đuôi rườm rà màu vàng, cam, đỏ. A, đúng là bông cá vàng! Thế là khoái quá. Đang lúc khoái,  tôi nhớ Kim Thánh Thán. Danh sách 33 cái k...

Một thẻo địa đàng sót lại

Lối mòn băng qua đồng cỏ, mất hút trong đám hoa vàng. Tưởng như chừng vài mươi mét phía trước cỏ đã mọc bít lối đi. Nhưng cứ đi tới thì cỏ như vẹt ra và lối mòn quanh co cứ dẫn mình đi mãi, hết đồng cỏ đến một khu rừng, rồi bất ngờ lối mòn kết thúc, biển hiện ra. Lối mòn này không do người ta ngẫu hứng  dẫm lên cỏ tạo thành, mà được thiết kế để dẫn dắt bàn chân người ta. Lối mòn rộng chừng sáu tấc, rải đá xanh rất nhỏ, chìm lẫn trong đất nện. Người ta đã thiết kế lối mòn khi lập ra khu bảo tồn hoang dã quanh khu xử lý nước thải, để khách dạo chơi. Đôi khi gặp một lõm trống có hàng rào và tấm bảng ghi: “Khu vực đang cấy cỏ lươn (eelgrass) đừng dẫm lên.” Eelgrass là một  loại thực vật mọc ở bãi cát ngập nước ven biển, lá dài uốn éo như con lươn khi thủy triều lên, nước dâng lút đầu cỏ. Khi thủy triều xuống, cả đám cỏ ngã rạp dài theo hướng nước rút. Mùa đông mặt đất trụi lũi phủ đầy tuyết, cỏ vẫn xanh tươi trong nước biển, làm chỗ ẩn trú và cung cấp thực phẩm cho cua cá nghê...

Mỗi năm đến hè

Lòng buồn man mác nhớ lại ngày ra trường. Một cách ngoài ý muốn.  Tôi không hề muốn nhớ nỗi thất vọng lớn nhất đời, tính đến ngày đó. Sau này  tôi còn phải vượt qua nhiều nỗi thất vọng lớn hơn, để đạt tới nhận thức cuộc sống như thực tế cuộc sống. Nhưng khi người ta mới hăm ba tuổi và đang háo hức tung cánh … bay với những lý tưởng – tin yêu – ước vọng, bỗng nhận ra mình chới với giữa không trung, như Icarus với đôi cánh  đang rơi rụng, thì thế giới dường như đảo lộn tùng phèo. (Icarus là con trai nghệ nhân tài hoa Daedalus. Theo thần thoại Hy Lạp, hai cha con đã bị vua Minos cầm tù trong Mê Cung. Daedalus bèn thiết kế và chế tạo hai đôi cánh bằng lông chim và sáp để hai cha con tìm tự do. Trước khi tung cánh, Daedalus đã dặn con trai phải bay theo ông, đừng bay xa ra biển rộng và đừng bay cao gần mặt trời. Nhưng Icarus quá háo hức khi được bay ra khỏi chốn giam cầm lâu nay, bèn bay thật xa thật cao. Và đang lúc say sưa vỗ cánh cho thỏa chí vùng vẫy thì sáp tan, lông ...

Thành phố hoa hồng

Hình ảnh
Trong thời kỳ lãng mạn của đời mình,  tôi đã mơ một ngôi nhà trắng giữa một vườn hồng rực rỡ. Giấc mơ, cũng như bất kỳ đóa hoa hồng nào, dù tuyệt vời sắc hương, cũng tàn, khi  tôi bước sang một chặng đường đời khác. Trong giai đoạn nổi máu phiêu lưu, cái nhà trở thành chốn cầm chân, có khi gây ngại ngần phiền phức, đi đâu cũng canh cánh trong lòng. Kẻ lữ hành thực sự tự do là kẻ không có nhà. Ngôi nhà trắng trong mơ có vẻ  ngớ ngẩn, bị xóa đi nhanh chóng. Nhưng đối với riêng hoa hồng  tôi vẫn yêu. Thời tiết Sài Gòn không thích hợp với hoa hồng. Mỗi năm gần Tết vườn Tao Đàn mới trồng mấy vạt hoa hồng, loại chịu nóng, hoa hơi nhỏ, gặp ngày nắng nở bừng bừng rồi tàn như phù dung. Đôi khi cũng thấy trong vườn hay ban công hay cửa sổ nhà ai đó có trồng hoa hồng.  Tôi cũng thử trồng nhưng chịu thua, vì hành lang cái chung cư bê tông cốt thép ở ngã tư nhộn nhịp giữa thành phố vừa nóng vừa bụi bặm, không có thứ hồng nào chịu nở hoa. Chăm sóc cách nào cây cũng èo uột...