Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2012

Nai vàng ngơ ngác

Hình ảnh
Nó đúng là một con nai vàng. Lông phủ toàn thân màu vàng. Chân dài, cổ cao, thân hình thon thả, bước đi nhẹ nhàng, uyển chuyển. Nó không có sừng. Chắc là một con nai cái còn tơ. Nó đứng dưới ánh trăng mờ, mõm nghếch lên, toàn thân bất động chừng vài phút. Rồi nhẹ nhàng duyên dáng băng qua đường. Nó   đã tới bên hàng rào mảnh vườn trước nhà tôi. Thong thả dạo quanh. Dừng lại bên đám đậu đang nở hoa. Nghếch mõm lên một cách quyến rũ. Và nhỏ nhẹ ăn mấy đọt đậu non. Đậu tôi trồng gần hai tháng, chăm như con mọn, trông mãi mới được ngày   ấm áp cho đậu trổ bông. Con nai này hẳn là cũng trông ngày hôm nay không khác gì tôi. Đậu vừa đâm đọt non, nụ hoa nhu nhú. Ngắt đọt này đem trộn rau sống hay luộc sơ chấm nước thịt kho mà ăn cơm thì bảo đảm đáy nồi được vét sạch, khỏi cần rửa. Nhưng nào tôi dám ăn sang dữ   vậy. Mỗi ngày ra ngó đám đậu phải nhịn thèm, chờ đậu kết trái.   Con nai không đủ kiên nhẫn. Hoặc nó quá khôn. Thưởng thức cái đương thì, ăn ngay khi có th...

Biểu tượng của đẹp và sex

Hình ảnh
  “ Tôi ích kỷ, bộp chộp, và hơi chông chênh. Tôi mắc sai lầm, dễ nổi nóng, và có lúc rất cứng đầu. Nhưng nếu anh không chịu đựng nỗi điều tồi tệ nhứt của tôi, thì anh cũng không xứng đáng với điều tốt đẹp nhứt của tôi.” * Tác giả câu này là Marilyn Monroe, nữ diễn viên điện ảnh Mỹ biểu tượng cho đẹp và sex. Người đàn bà này có cuộc đời ly kỳ hơn tiểu thuyết: Ra đời không có cha, mẹ loạn trí phải vô nhà thương điên, tuổi thơ trôi giạt từ   gia đình cha mẹ nuôi đến viện mồ côi. Để có một gia đình, Marilyn lấy chồng, lúc 16 tuổi. Từ tuổi đó, Marilyn tự kiếm sống bằng lao động trong nhà máy, rồi làm người mẫu, và trở thành diễn viên điện ảnh, nổi tiếng như ngôi sao tình dục hồi giữa thế kỷ 20.   Trong vòng 15 năm Marilyn lần lượt kết hôn rồi ly dị cả ba ông chồng: một thủy thủ tàu buôn, một cầu thủ bóng chày, và kịch tác gia Arthur Miller. Tình nhân thì có thể kể thí dụ một hai người, như anh em tổng thống Kennedy. Một hôm người ta phát hiện Marilyn nằm chết trên giường...

Giấc mơ thành phố mới

Hình ảnh
Ở xa nhờ internet   tôi biết quê mình – Bình Dương – giờ gọi là thành phố. Một   phim quảng cáo bất động sản giới thiệu Bình Dương năm 2015   là “ một thành phố sang trọng ”, “ một trung tâm đô thị hiện đại, năng động, bền vững với đầy đủ     các loại hình phát triển phục vụ trên một triệu người ”. Mô hình những khách sạn, trung tâm hội nghị và trung tâm triễn lãnh quốc tế, sân golf và trường đua ngựa, bệnh viện quốc tế và trường đại học kỷ thuật quốc tế… là những hình ảnh kỷ thuật số về một ước mơ tương lai, giống như phim hoạt hình viễn tưởng.   Thực ra những công trình còn là dự án ấy không hề vượt xa khả năng kỷ thuật và có thể cả khả năng tài chánh. Những gì “thành phố mới” ấy sẽ có đều đã có ở nhiều thành phố khác. Những hứa hẹn về đời sống văn minh đô thị vừa có trung tâm mua sắm lẫn trung tâm văn hóa, hoạt động cộng đồng lẫn không gian giải trí xanh, là những nỗ lực mà đô thị nào cũng hướng tới. Mô hình “thành phố mới” này phô bày những gì đượ...

Hái dâu “U-pick”

Khoái quá: hôm nay trời nắng bèn đi hái dâu. Từ cả tháng trước, siêu thị đã bày bán dâu tây (strawberries) trồng ở California hoặc Mexico, theo nhãn dán trên hộp. Những hộp dâu này chứa những trái dâu to, màu đỏ sậm, thấy phát thèm phải mua, nhưng ăn mà   không thấy ngon lắm. Phần vì phải rửa kỹ nên trái dâu hơi bầm giập, phần vì dâu vận chuyển từ xa lại tồn trữ trong kho lạnh nhiều ngày, nên hương vị không được mỹ mãn.   Phải ăn trái dâu “chín cây” vừa hái ngoài đồng mới thưởng thức được hương vị chân chính của nó. Nên phải “U-pick”, là đi tới trang trại trồng dâu, tự mình hái rồi cân mà trả tiền. Năm kia đi hái dâu với bạn vui lắm, bạn cũng như mình, vừa hái vừa ăn, lựa trái vừa đúng cỡ vừa đẹp vừa chín tới mới hái. Lại vừa hái vừa chơi, vui quá chừng. Nay đi hái dâu với chồng, ổng không cho ăn, bảo là người ta phun rất nhiều thuốc trừ sâu chống mốc, phải đem về nhà rửa sạch rồi mới ăn (Hùm, còn gì là khoái!). Ổng cũng chẳng đi lang thang ngắm hoa cỏ, chỉ đi tới đúng cá...

Tại sao không cần học lịch sử

Hình ảnh
Lần đầu tiên tôi gặp Stanley Karnow trong một hội thảo về chiến tranh ở một hội sách tổ chức tại thành phố Denver, Mỹ, năm 1997. Sau một giờ ngồi cạnh ông tôi chỉ có một ấn tượng: ông già này nói nhiều quá. Ông nói đủ thứ chuyện về Việt Nam, từ Võ Nguyên Giáp mà ông phỏng vấn ở Hà Nội cho đến Phạm Xuân Ẩn bạn ông ở Sài Gòn. Nói với một cái giọng “tao biết hết”. Thỉnh thoảng ông hỏi tôi về người hay việc gì đó, tôi thành thật nói tôi không biết, ông thở dài một cách đắc ý, nói ông biết lịch sử Việt Nam nhiều hơn cả người Việt. Đương nhiên tôi tự ái, không thích nói chuyện nữa. Thực ra ai cũng có thể nói họ biết lịch sử Việt Nam nhiều hơn tôi. Nhưng ông này là ai mà tự cho mình biết lịch sử Việt Nam hơn cả người Việt! Có lẽ để chứng minh thẩm quyền trong vấn đề này, hôm sau ông tặng tôi cuốn sách “Vietnam – A History”. Ngay trên đầu bìa sách là tên ông, tác giả đoạt giải Pulitzer, cùng lời giới thiệu quyển sách này là sản phẩm kèm theo loạt phim về kinh nghiệm Mỹ của đài truyền hình...