Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2012

Trong lúc bão

Hình ảnh
Bão đã tới. Trước đó cửa sổ cửa cái đã được đóng chốt cài then cẩn thận. Trước đó nữa, lúc mới nghe tin bão sắp tới, ông chủ nhà đã bắc thang lên mái nhà kiểm tra lại mấy chỗ mà ông “nghi nghi”. Dặm vá chắc chắn rồi ông mới yên tâm bảo vợ là cứ yên tâm. Nhưng bão mạnh hơn dự báo. Nhìn qua cửa kiếng tôi thấy cây cối vật vã, rồi một miếng lợp nhà bay vèo xuống bãi cỏ trước nhà. Tôi vội kêu: “Ông ơi, tróc nóc nhà rồi!” Ông chồng cũng hoảng hốt, đội nón mặc áo mưa mở cửa ra ngoài lượm miếng composite lên coi rồi vô nhà bảo: “Không phải của nóc nhà mình.” Tôi bảo phải hay không cũng đừng ra ngoài nữa, gió đang bẻ cành cây quăng lung tung, nguy hiểm lắm. Ông gọi điện thoại cho hàng xóm, bà hàng xóm bảo bà biết mái nhà bà đang thả từng miếng lợp bay theo gió nhưng “chịu thôi chứ biết sao?” Tôi đề nghị bà qua nhà tôi tá túc. Bà bảo để coi sao, bây giờ mới có mấy tấm lợp bay thì chưa sao. Ngoài phố vắng hoe, lá cành rượt đuổi nhau rần rần giữa lòng đường, tiếng gió hú – đúng là phải dùng ...

Kỷ vật

Hình ảnh
Ngày của tháng cuối năm ở xứ Bellingham vừa ngắn vừa lạnh. Mưa rỉ rả cầm chân tôi ở trong nhà cả tuần lễ nay. Năm kỉa trời mưa liền tù tì hăm mấy ngày, tôi ở trong nhà hăm mấy ngày luôn.  Theo tin trên tờ báo địa phương thì ngành mua bán lẻ đang phát đạt: trời này thiên hạ chỉ còn biết kéo vô các thương xá mà mua sắm. Hoặc ngắm hàng hóa và người đi mua sắm. Đang mùa lễ, thương xá rực rỡ đèn hoa, nườm nượp người ta, rộn ràng tiếng hát ca,  ấm áp và sáng sủa.  Nhưng sự hào nhoáng không còn sức hấp dẫn đối với một bà già như tôi nữa. Để rinh tôi ra khỏi nhà, chỉ có một cách là đưa tôi đi … ăn. Hẳn có nhiều người có tâm trạng giống tôi. Và họ đều tự thấy mình thông minh hơn những “nạn nhân của chủ nghĩa tiêu thụ” đang bở hơi tai chạy theo những sản phẩm mới được tung ra thị trường. Mấy món “hot gift” mùa này đều là những sản phẩm được cá nhân hóa tối đa, thứ nào cũng tinh vi phức tạp, hiếm có thứ gì đơn giản và để xài chung. Hồi tháng 7 vừa rồi tôi nhận được một cái nexus...

Ngôi nhà trong cỏ

Hình ảnh
 Ba mươi mấy năm trước tôi viết một cái truyện cho trẻ em có tựa là “Ngôi nhà trong cỏ”, đại khái là một con dế mới đến một cánh đồng, được dân cư quanh đó như cào cào cóc nhái giúp xây một ngôi nhà, đương nhiên nhà của dế nằm khuất trong đám cỏ xanh. Hồi đó tôi còn trẻ và ngôi nhà trong cỏ là một ý tưởng lãng mạn. Hẳn là tôi chịu ảnh hưởng văn học cổ, với hình ảnh của một nghệ sĩ - ẩn sĩ sống trong túp “lều cỏ” giữa thiên nhiên phóng khoáng. Hồi đó tôi hiểu “cỏ”  là cỏ tranh mà tôi thấy người ta bó lại để lợp nhà ở vùng Trảng Bom, nơi tôi từng đi qua hồi năm một ngàn chín trăm bảy mươi mấy. Ở đó có một xóm người dân đi khẩn hoang sau chiến tranh. Họ dựng những ngôi nhà nhỏ tùm hum, vách đất mái tranh với những bộ phận chấp nối vốn là tàn dư của cuộc chiến. Một tấm kim loại rỉ sét còn lờ mờ mấy chữ “U.S. Army” được dùng như cánh cửa, cái nón cối được dùng làm xô múc nước, cái vỏ thùng đựng đạn thuộc loại vật quí dùng để cất giữ giấy tờ, dây kẽm gai quây làm chuồng gà, đồng...

Kinh nghiệm cá nhân

Hình ảnh
Khi tôi bắt đầu viết về đại học chất lượng cao và miễn phí trên mạng thì đã có nhiều bạn trẻ Việt Nam biết và theo học những khóa đó từ trước. (Tự khai: chính nhờ một trong những bạn trẻ ấy mà tôi quyết định tìm hiểu và viết về cách học  này. Cám ơn T.) Một số bạn khác đã dò theo những đường link tôi dẫn trong các bài viết mà vào website của các học viện trên mạng và bắt đầu ghi danh một số lớp. Tôi cũng nhận được những câu hỏi như: “ Cháu muốn học, nhưng không biết làm sao ?”. (Thành thật: nếu câu này được hỏi trước mặt, thì phản ứng tức thì của tôi là khỏ đầu người hỏi. Bộ cháu chưa bao giờ “lướt web” hay xài internet sao?) Nhưng nghĩ lại hoàn cảnh giáo dục xứ mình, thì thấy đó cũng là một câu hỏi. Theo học các lớp này là chuyện cực kỳ đơn giản. Vào website của Udacity.com hay Coursera.org hay edX.org xem những khóa học nào gợi được trí tò mò, óc ham hiểu biết của mình, bấm vào đó để xem giới thiệu về chương trình học, thời lượng và giảng viên. Nhắm mình học nổi, hoặc thấy th...

Vấn đề của chúng ta

Hình ảnh
Tôi viết bài này để đáp lại những phản hồi sau khi đăng ba bài về giáo dục trên mạng trên báo Sinh Viên và blog Ghi chép của tôi. “ Nhìn lại giáo dục xứ mình thấy nản lắm. Sinh viên ngày nay chỉ học để lấy bằng cấp, chứ không ai có đam mê tri thức”. Trước khi nói đến giáo dục xứ mình và vấn đề bằng cấp, tôi muốn chỉ ra một điều: Trong 160.000 người theo học lớp AI  đầu tiên của Sebastian Thrun (Udacity.com) có cả chục người từ Việt Nam (chắc nhiều hơn, tôi chỉ đếm những tên họ phổ thông như Nguyen, Tran, Phan…). Bên Coursera.com số người học từ Việt Nam chắc chắn đáng kể vì một số bài giảng có phụ đề tiếng Việt. Chẳng hạn trong khóa học mới mở vào ngày 26/11/2012 “ Think Again: How to Reason and Argue ”  bài giảng đầu tiên có phụ đề bằng 10 thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt. Người ta không mắc công làm phụ đề một thứ tiếng không có ai hay ít người cần. Tôi vào diễn đàn thảo luận của lớp này, vô nhóm học tập (study groups) thấy xôm tụ nhứt là các nhóm Nga, Nam Mỹ (và các ...