Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2009

địa chỉ mới

Blog nay đã dọn sang http://ghichep.multiply.com

Bám víu cuối cùng

Đôi khi tôi là một nhân vật trong cảnh này: bàn tiệc vui vầy, rượu bia đang rót, câu chuyện đang hào hứng, một không khí thân tình vui vẻ, mọi người thoải mái, cởi mở, nhiều người đã no, một số người bắt đầu say. Âu là lúc xả căng thẳng cần thiết, cũng là một nhu cầu xã hội. Nhiều khi cảnh đó diễn tiến sang hồi hai: người say hăng hái tranh cãi, chửi tục, nói năng văng mạng kèm theo cử chỉ suồng sã nếu có phụ nữ bên cạnh. Nếu không có phụ nữ ngồi chung bàn, hoặc phụ nữ ngồi cạnh già, xấu, dữ, và cuộc nhậu diễn ra ở nhà hàng, các ông say sẽ kêu nữ tiếp viên tới mè nheo, sàm sỡ. Cho nên chị bạn tôi áp dụng một chính sách khôn ngoan khi lập gia đình là học nấu ăn ngon, mở cuộc nhậu tại nhà cho chồng mời bạn bè, cả nam lẫn nữ, tới chơi thả cửa. Ông chồng, và các ông bạn, hẳn không hoàn toàn mãn nguyện trong những cuộc say dưới sự tỉnh táo của nữ chủ nhân, nhưng đó là khoảng thời gian năm bảy năm đầu của cuộc hôn nhân tự nguyện, nên nói chung cuộc đời vẫn đep. Khi đứa con của bạn tôi bắt đ...

ngủ ở Sài Gòn

Hình ảnh

Trẻ, chơi, ăn và …

Hôm qua đi chơi, nhiều chuyện bất ngờ. Trước lúc khởi hành tôi đã để ý chiếc xe buýt thứ hai đông vui mấy nhóm bạn có vẻ thân thiết, có trai có gái, cư xử thoải mái, thân tình. Tôi bèn lên xe này, dù hy vọng hòa nhập với những nhóm như vậy rất mong manh. Khi người ta là bạn bè thân thiết thì đi chơi với nhau để chia sẻ những điều riêng tư , hoặc để hình thành những kỷ niệm riêng tư. Không phải người trong nhóm đừng hòng hòa nhập. Huống chi lại không cùng thành phần, tuổi tác. Nếu không nói là hoàn toàn xa lạ. Tôi tình cờ thấy thông báo ở một nhà văn hóa quận về một chuyến đi chơi dã ngoại, bèn ghi danh. Mặc dù chương trình xôm tụ các tiết mục vui chơi, thi đấu, xổ số, tôi chỉ định đi đến một nơi gọi là du lịch sinh thái để nghỉ ngơi cuối tuần giữa thiên nhiên. Mua một tour trọn gói để khỏi lo xe cộ cơm nước và các thứ linh tinh khác, ví dụ như mình mải chơi hay ngủ quên ở xó nào đó, thế nào tay hướng dẫn viên cũng phải tìm cho ra, để rinh mình lên xe, đếm đủ quân số rồi mới cho xe chạy...

Bò và Nhái

Đang soạn lại những truyện cho trẻ em mình viết cách đây mấy chục năm. Nhà xuất bản Văn Nghệ muốn tặng trẻ em một món quà vào mùa hè này, đề nghị mình đưa bản thảo một sê ri khoảng 4 tập, mỗi tập chừng 100 trang. Công việc hóa ra rất nhức đầu, vì phải cân nhắc cái nào đáng in lại, cái nào không. Đây là một truyện được viết hồi xửa hồi xưa. Trên cánh đồng, Bò đang ung dung ăn cỏ. Chiếc lưỡi ướt nham nhám vừa quơ ngang một túm cỏ thì từ trong cỏ nhảy phóc ra một con vật bé tí. Nó ngồi chồm hổm trên gốc cỏ giương đôi mắt thao láo nhìn Bò và cung kính nói: - Kính chào bác Bò. Bò nhướng một mắt lên nhìn nó, miệng vẫn nhai cỏ, đầu gật gù: - À, ra mi là Nhái. Ta cứ tưởng mi đã chết rôì chứ ? Nhái ngơ ngác: - Thưa bác, cháu vẫn sống đây mà. - Ừm . . . ! Thế mà ta nghe rằng mi muốn to bằng ta, đã cố sức phình bụng ra đến mức vỡ bụng mà chết ! ha, ha, ha . . . Bò vừa nói vừa cười to chế giễu, làm Nhái bối rối phân bua: - Thưa bác, chẳng qua con người đặt truyện ngụ ngôn như thế, chứ cháu biết ...

hết biết

Hình ảnh
Mới hôm qua con đường còn êm ả ... Bỗng sáng nay sét đánh đùng đùng... ánh chớp nháng tưởng như ngay ngoài hành lang. Rồi mưa cho một trận tơi bời. Thế là điện cúp. Thế là tiêu một cái máy tính. Mưa tạnh (và hoàn hồn) bèn ra ngoài ban công ngó xuống... Trời, kẹt xe mọi ngã đường. Con đường An Dương Vương vốn có những ban mai yên vắng, mà rồi cũng dồn cục xe hơi xe buýt. Còn đường Nguyễn Tri Phương thì nghẹt cứng xe gắn máy. Giữa ngã tư xe đứng xe nằm khơi khơi. Bèn đi bộ chơi. Tới đường Lê Hồng Phong thấy nước ngập lênh láng. Thôi về.

bình an

Hình ảnh
Sáng chủ nhật. 6 giờ nhà thờ đổ chuông. Người bán bánh tét dựng chiếc xe bên lề đường. Trái dầu rụng xuống. Người đi bộ thong thả. Cây cỏ tươi tỉnh sau cơn mưa.

Đồng Rùm

Hình ảnh
Hai tiếng “Đồng Rùm” đi vào ký ức của tôi kèm theo ba chữ “kinh tế mới”. Những câu chuyện liên quan nghe thật dễ sợ: Đất ở đó cuốc xuống một cái là nghe “beng” một cái, lưỡi cuốc mẻ nẩy lên vì chạm miểng bom. Người ở đó chỉ gồm hai loại nhưng thực ra cũng là một: dân quận 4 bị đưa đi kinh tế mới và thanh niên xung phong xuất thân từ dân tứ chiếng bụi đời. Cuộc sống ở đó như thế nào? Những năm 1978 và 1979 thường được người thành phố nhắc lại như những năm mới hòa bình, nhưng dân “cố cựu” ở Đồng Rùm nhớ đến như một thời ác liệt của chiến tranh biên giới Tây Nam, của đói khát, bệnh tật, chết chóc. Họ nghe câu hỏi cuộc sống hồi đó như thế nào chỉ lắc đầu: cực hết biết, nói ra cô cũng không hình dung nỗi đâu. Tôi đến Đồng Rùm vào tháng tư, ngay sau một trận mưa sớm vừa đổ xuống buổi chiều, khiến không khí nồng nồng âm ẩm mùi đất “hà hơi” lên không gian đã oi ả nhiều ngày. Hôm sau trời lại trong veo, nóng rang người, bức bối, không một chút gió. Những rừng cây cao su đứng im lìm, xanh âm u...

Con nít bây giờ

Người học trò cũ than thở với tôi: “Con nít bây giờ tội nghiệp lắm cô. Tụi nó không có tuổi thơ.” Tuổi thơ mà em muốn nói là những cuộc rong chơi vô tư trên đồng rộng sông dài, đi bắt cua bắt còng, đá banh trên những ruộng lúa đã gặt mùa khô, bơi theo những giề lục bình trôi trên sông… Đó là tuổi thơ mà em đã may mắn có được ở quê nhà. Còn “con nít bây giờ” là những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở thành phố, sau cả ngày học ở trường, về nhà chỉ có ti vi và máy tính để làm bạn. Đúng là con nít thành thị dễ gì có được tuổi thơ giữa thiên nhiên, có chăng là những kỳ nghỉ hè hay nghỉ cuối tuần được đưa về nông thôn, nếu may mắn có cha mẹ ý thức ảnh hưởng quan trọng của thiên nhiên đối với sự giáo dưỡng con người. Từ khi châu Âu bắt đầu cuộc cách mạng kỷ nghệ và văn minh đô thị phát triển, thì đã phát sinh nhu cầu giải thoát (dù nhất thời) con người khỏi máy móc và môi trường nhân tạo, để tìm về thiên nhiên nuôi dưỡng tâm hồn. Những nhà văn của thời đó để lại nhiều tác phẩm ca ngợi những ngày...

Khoa học và Thơ

Khoa học và thơ. Thật tình tôi không phải là người đầu tiên ghép hai phạm trù này lại. Tôi đã đinh ninh thơ và khoa học tựa như người đẹp và quái vật trong suốt 40 năm đầu đời, hay ba mươi mấy năm nếu không tính những năm đầu tiên chưa đi học, vì nói cho cùng nhận thức về thơ và khoa học chủ yếu hình thành từ giáo dục. Nhà trường dạy tôi rằng khoa học là kiến thức rõ ràng còn thơ là “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”. Khoa học là khách quan và phổ quát, còn thơ thì gánh chức năng “chở bao nhiêu đạo” rồi “đâm mấy thằng gian”. Khoa học gia là người nghiêm túc cần mẫn thẳng ngay, còn nhà thơ thì say xỉn, ngơ ngáo, điên rồ. Đinh ninh như vậy tôi vừa ngáp vừa đi ngơ ngáo trong hành lang trường đại học Clarkson. Phan thị Vàng Anh đi bên cạnh càu nhàu: Bây giờ ở Việt Nam mới 2 giờ sáng. Hai giờ sáng đi đọc thơ, có điên rồ không? Tôi thấy còn điên rồ hơn nữa khi những người sẽ nghe chúng tôi nói chuyện về thơ là bọn sinh viên khoa học. Lúc ấy là đầu năm 2000, Vàng Anh và tôi đi dự một festival...

gởi học sinh cũ ở Cần Giuộc

Chiều hôm qua, Ngoan gọi điện cho cô, kể chuyện đi thăm cô giáo cũ dạy môn Sinh ở trường cấp 2 Thị trấn. Cô tên Lê Thi Năm, quê ở Hưng Long, nên sau một thời gian dạy ở thị trấn Cần Giuộc đã đổi về Hưng Long, tiếp tục dạy đến nay. Hồi đó, trường cấp 3 và cấp 2 cận kề nhau, thầy cô đi qua đi lại có thể thường gặp nhau, nhưng lâu quá rồi cô không nhớ nhiều về cô Năm. Nhưng phần lớn học sinh bên cấp 3 đều từ bên cấp 2 thị trấn qua, nên trong học trò cô có nhiều em cũng là học trò cô Năm, và qua các em cô biết cô Năm được các em yêu quí như thế nào. Đối với một nhà giáo, điều đó có ý nghĩa hơn mọi sự đánh giá và danh hiệu. Cô Năm bị bệnh sỏi thận, chạy chữa rồi bị suy thận, chạy chữa tiếp rồi bị nhiễm trùng máu. Hiện giờ cô Năm nằm ở phòng Hồi sức tích cực trong bệnh viện 115. Ngoan và Thu đến thăm, không thể nhận ra cô vì những thương tổn do căn bệnh và sự chữa chạy trên mặt và khắp người cô. Nhưng cô vẫn nhận ra hai đứa học trò cũ, và điều khiến Ngoan không ngờ là tuy lâu lắm rồi Ngoan k...

trái đất của chúng mình

Nhờ tò mò tôi tham gia vài mạng xã hội ảo, đại khái những thứ không tốn tiền, chỉ tốn thì giờ nếu muốn là thành viên tích cực. Mấy hôm nay, bỗng rộn rịp phong trào tặng cây nhau để trồng. Một bạn ở đâu đó trên trái đất này, tôi chưa bao giờ gặp, và không bao giờ bận tâm chuyện gặp gỡ, gởi vào trang mạng cho tôi một cái cây, tương trưng bằng hình vẽ một cái chồi với vài cái lá be bé. Nếu tôi nhận, kể như cây đó sẽ được trồng trên miếng đất ảo của tôi trên mạng. Mỗi ngày cây sẽ lớn lên. Rồi cây sẽ xòe tán cho bóng mát. Cây cũng sẽ đơm hoa và cho trái chín. Tôi cũng có thể tặng cây cho những bạn bè mà tôi không biết ở đâu và chưa từng gặp. Niềm vui là mỗi ngày mình vào mạng lại thấy cây của mình phát triển thêm một chút. Có khi quên hay bận, cả tuần mới vào mạng, bất ngờ thấy cây đã lớn tồng ngồng, y như bọn trẻ dậy thì. Chỉ là một trò chơi nho nhỏ thích hợp với trẻ con, người ta bày ra với hy vọng vun dưỡng tình yêu thiên nhiên. Kể ra hơi quái. Một người suốt ngày ôm máy tính (có nhiều ...

diễn văn hay nhất thiên niên kỷ

(Bài này mình đã đăng báo hồi cuối thiên niên kỷ trước. Hôm nay nhớ con chó nhỏ Chi Cô của mình, đem đăng lại đây.) Để chọn ra bài diễn văn hay nhất, William Safire của báo The New york Times đã liệt kê những lời nói vĩ đại đánh dấu nền văn minh con người. Đầu tiên là lời của Thượng đế được ghi trong quyển sách của Job (trong Kinh Thánh). Thượng đế đã chế giễu Job, kẻ đã trách Thượng đế không công bằng, rằng “ Người ở đâu khi ta đặt nền tảng cho thế giới này?”. Ấy là trước khi Jesus ra đời. Sự ra đời của Jesus mở đầu Công nguyên và được đánh dấu bằng bài thuyết giaó trên núi: “ Người là muối của đất . . . là ánh sáng của thế gian .” Xuyên qua hai thiên niên kỷ con người đã đi từ đức tin tôn giáo đến ‎ nhận thức nhân quyền: “ Cho tôi tự do hoặc cho tôi cái chết ” (diễn văn của Patrick Henry), và dân quyền: “ Chìm đắm hay còn bơi được, sống hay là chết, tồn tại hay tiêu vong, tôi dành hết sức và hết lòng tôi cho cuộc bầu cử này ” (John Adams). Con người vẫn không thoát được bi kịch ch...

Ngày Trái Đất làm gì?

Tháng tư Bellingham, nơi tôi có một ngôi nhà nhỏ giữa một khu vườn nhỏ, bắt đầu vào xuân. Không gian đầy màu sắc và mùi vị: hoa táo, hoa lê, hoa mận, hoa đào, hoa gì gì cũng nở rộ, có khi ánh nắng ban mai lung linh phấn hoa thơm đến say ngầy ngật. Nhiều người bị dị ứng phải tản cư qua chỗ khác kẻo bị suyễn. Lúc đó đi đứng trong vườn cũng phải hết sức cẩn thận, vì ở những chỗ bất ngờ nhất bỗng nhú lên những nụ hoa – đúng: những nụ hoa nhú thẳng lên từ mặt đất trơ trụi trước đó phủ đầy tuyết, nào hoa Giọt tuyết trắng nõn, hoa daffodil vàng tươi, và các hoa đủ màu tím, hồng, lam thuộc họ thủy tiên. Mùa xuân vùng Tây Bắc Mỹ này là một thiên đường cho cây cỏ, vì người sống ở đây là những người yêu thiên nhiên. (Người yêu đời sống đô thị thì có sẵn chọn lựa là hai thành phố Vancouver và Seattle cách đó từ một đến hai giờ lái xe) Cho nên mặc dù Ngày Trái Đất chính xác là 22/4, nhưng các hoạt động vì môi trường thường diễn ra cả tháng, từ cuối tháng 3 là lúc người ta bày “yard sale”, bán đồ ...

năm bài thơ

Báo Tia Sáng số này làm một cử chỉ tuyệt đẹp: đăng một trang thơ của Lý Lan gồm năm bài mình đã viết trong năm 2008. Khi viết xong bài nào mình đã để bài đó trên blog này, có bài viết thẳng trên blog, có bài khi viết không dụng ý làm thơ, chỉ đơn giản "blog" cảm xúc của mình, cho nên nó ngắn giống hình thức bài thơ. Kể trong trong ba bốn chục bài thơ blog kiểu đó trong cả năm mà lọc lại được năm sáu bài cũng nhiều. Hồi xưa mình cũng viết cảm xúc suy tư của mình mọi lúc mọi nơi, tùm lum trong nhật ký, sổ tay, giấy nháp, bìa sách, thư từ, đến khi quyết định in thành tập Là Mình thì ba bốn chục năm trời chắt lọc lại được trên dưới trăm bài. Đó là lúc hơi bị cuồng thơ, thấy ai cũng in thơ mà mình không có thơ in thì tủi thân. Bây giờ thì thỏa mãn rồi!

Gió tháng tư

Những trận nóng đầu tháng tư có một điều an ủi: chiều chiều gió thổi, mà gió tháng tư có hình hài, màu sắc, có cả mùi, và vị. Thưở chưa có nhiều cao ốc án mặt nam của khu nhà tôi ở, và hai hàng cây dầu bên đường Nguyễn Tri Phương còn khỏe khoắn, mỗi cơn gió tháng tư thổi là hàng trăm trái dầu nâu đỏ lại lao mình vào một vũ điệu điên cuồng: mỗi trái dầu có đôi cánh cong vút xoay tít, bay la đà theo chiều gió, vừa đáp xuống mặt đường đã bị bàn tay trẻ con tung lên không trung lần nữa, một lần nữa, và một lần nữa. Gió mang dáng dấp những vũ nữ trong điệu múa nghê thường. Khi nàng lướt qua, hãy nhắm mắt lại hít thật sâu, một mùi hương huyền bí vừa nồng nàn vừa ẩm ướt, mang cả phấn hoa và muối biển… Tháng tư về để tiễn mùa khô đi. Hơi nước trong gió chưa đủ khiến những trận mưa rào đổ xuống mỗi chiều, nhưng đủ để đánh thức những củ huệ, củ lan đất, trồi dậy, nhú lên những mầm hoa như mũi lao màu xanh ngọc, xuyên qua lớp đất khô phủ lá mục, ở nơi ít ai ngờ nhất. Rồi một sớm mai rộn ràng mặt...

Ngôi nhà Mặt trời mọc

Một người tôi chưa từng gặp viết một bức thư không đề địa chỉ hồi âm: “…em ở trong đồng, thư chỉ về tới xã, có thư thì người ta nhắn ra lãnh. Em đứng ở bưu điện xã đọc thư báo em trúng tuyển vào đại học, băng ruộng chạy về nhà báo tin. Ba em đang say, ói mữa rồi ngủ vật giữa nhà, má em dọn dẹp xong bật khóc: Con mà đi học xa thì má biết làm sao? Em hiểu má em muốn nói gì: mỗi khi ba em say xỉn lên cơn đập phá hay đánh chửi thì có mặt em dù sao cũng đỡ. Mấy đứa em gái còn nhỏ, chỉ có em, trai ruộng mười tám tuổi, mới vật lại nổi ba em đề kềm chế ổng lúc say. Em đọc báo thấy kể chuyện cô có người cha không biết chữ, đi bán hàng rong, nuôi con vào đại học, em nghĩ đến ba em mà tủi thân. Nhưng sáng hôm sau tỉnh dậy, ba em nói, con làm sao học được thì học, chứ đừng như ba, cả đời không ngóc lên được, sống không ra gì. Lần đầu tiên em thấy thương ba em. Sau mấy tháng lên thành phố làm đủ cách để theo đuổi việc học, em trở về quê với một số nợ ngân hàng, nhìn đồ đạc trong nhà cái nào cũng sứ...

Đi tìm rừng

Hình ảnh
Chỗ này có cắm tấm bảng ghi là “khu di tích lịch sử Căn Cứ Đồng Rùm”, nghe nói là mảng rừng nhiệt đới duy nhất còn lại ở miền đông, rộng … 25 Ha. Đứng nhìn mà thắc mắc, cây cối còi đẹt lưa thưa, đố có cây nào già hơn tui?