diễn văn hay nhất thiên niên kỷ
(Bài này mình đã đăng báo hồi cuối thiên niên kỷ trước. Hôm nay nhớ con chó nhỏ Chi Cô của mình, đem đăng lại đây.)
Để chọn ra bài diễn văn hay nhất, William Safire của báo The New york Times đã liệt kê những lời nói vĩ đại đánh dấu nền văn minh con người. Đầu tiên là lời của Thượng đế được ghi trong quyển sách của Job (trong Kinh Thánh). Thượng đế đã chế giễu Job, kẻ đã trách Thượng đế không công bằng, rằng “Người ở đâu khi ta đặt nền tảng cho thế giới này?”. Ấy là trước khi Jesus ra đời. Sự ra đời của Jesus mở đầu Công nguyên và được đánh dấu bằng bài thuyết giaó trên núi: “Người là muối của đất . . . là ánh sáng của thế gian.”
Xuyên qua hai thiên niên kỷ con người đã đi từ đức tin tôn giáo đến nhận thức nhân quyền: “Cho tôi tự do hoặc cho tôi cái chết” (diễn văn của Patrick Henry), và dân quyền: “Chìm đắm hay còn bơi được, sống hay là chết, tồn tại hay tiêu vong, tôi dành hết sức và hết lòng tôi cho cuộc bầu cử này” (John Adams). Con người vẫn không thoát được bi kịch chiến tranh, sự cổ vũ chiến đấu cho tổ quốc của Winston Churchill được coi là hùng hồn: “Tôi không có gì để cống hiến ngoài trừ máu, lao động, nước mắt và mồ hôi”. Những lời động viên tinh thần ái quốc làm xúc động công chúng sâu sắc hơn hết thảy, tìm thấy ở bất cứ dân tộc nào với những hình tượng anh hùng của mỗi đất nước.
Ở mỗi nước lại có những vấn đề xã hội như kỳ thị chủng tộc, nam nữ bình quyền, cách biệt giàu nghèo, và với mỗi đề tài đó đã có những nhà hùng biện nổi danh. Martin Luther King Jr. với giấc mơ của ông về những đứa trẻ khác màu da ngồi chung một lớp học. Sojourner Truth với câu hỏi dữ dội “Tôi không phải đàn bà ư?” khởi xướng phong trào nữ quyền.
Tất cả những diễn văn, lời nói đó đều vĩ đại. Nhưng theo William Safire thì bài diễn thuyết hay nhất thiên niên kỷ này không phải nói về thần thánh hay con người, dù con người chủ - nô lệ, con người Đức – Anh – Nhật – Hoa, con người da đen – da trắng, con người đàn ông – đàn bà, hay con người giàu – nghèo. Mà là về con chó.
Đó là một con chó đã bị con người giết chết. Chủ nó mướn một luật sư trẻ kiện người hàng xóm sát cẩu trước tòa. Vị luật sư đó, George Grahan Vest, đã “lấy lại sự công bằng” cho con chó bằng bài nói sau đây trước tòa:
Thưa quí ngài hội thẩm
Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hóa ra kẻ thù và quay ra chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi ra có thể là một lũ vô ơn. Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gởi gắm hạnh phúc và danh dự, có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự thủy chung. Tiền bạc mà con người có được , rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi hành động dại một giờ. Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ.
Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ rơi ta, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta. Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quí cũng như lúc bần hàn, khi khỏe mạnh lẫn lúc ốm đau. Nó ngủ trên nền đất lạnh, dù gió đông cắt da thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó; nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh gác giấc ngủ của ta như thể ta là một ông hoàng dù ta có là một gã ăn mày. Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân tàn danh liệt, thì vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời.
Nếu chẳng may mà số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư, thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó được làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù. Và một khi trò đời hạ màn, thần chết đến rước linh hồn ta đi, để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy, khi tất cả thân bằng quyến thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ, thì khi ấy vẫn còn bên nấm mồ ta con chó cao thượng của ta, nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở to cảnh giác, trung thành và chân thực ngay cả khi ta chết rồi.
Lý Lan dịch
Để chọn ra bài diễn văn hay nhất, William Safire của báo The New york Times đã liệt kê những lời nói vĩ đại đánh dấu nền văn minh con người. Đầu tiên là lời của Thượng đế được ghi trong quyển sách của Job (trong Kinh Thánh). Thượng đế đã chế giễu Job, kẻ đã trách Thượng đế không công bằng, rằng “Người ở đâu khi ta đặt nền tảng cho thế giới này?”. Ấy là trước khi Jesus ra đời. Sự ra đời của Jesus mở đầu Công nguyên và được đánh dấu bằng bài thuyết giaó trên núi: “Người là muối của đất . . . là ánh sáng của thế gian.”
Xuyên qua hai thiên niên kỷ con người đã đi từ đức tin tôn giáo đến nhận thức nhân quyền: “Cho tôi tự do hoặc cho tôi cái chết” (diễn văn của Patrick Henry), và dân quyền: “Chìm đắm hay còn bơi được, sống hay là chết, tồn tại hay tiêu vong, tôi dành hết sức và hết lòng tôi cho cuộc bầu cử này” (John Adams). Con người vẫn không thoát được bi kịch chiến tranh, sự cổ vũ chiến đấu cho tổ quốc của Winston Churchill được coi là hùng hồn: “Tôi không có gì để cống hiến ngoài trừ máu, lao động, nước mắt và mồ hôi”. Những lời động viên tinh thần ái quốc làm xúc động công chúng sâu sắc hơn hết thảy, tìm thấy ở bất cứ dân tộc nào với những hình tượng anh hùng của mỗi đất nước.
Ở mỗi nước lại có những vấn đề xã hội như kỳ thị chủng tộc, nam nữ bình quyền, cách biệt giàu nghèo, và với mỗi đề tài đó đã có những nhà hùng biện nổi danh. Martin Luther King Jr. với giấc mơ của ông về những đứa trẻ khác màu da ngồi chung một lớp học. Sojourner Truth với câu hỏi dữ dội “Tôi không phải đàn bà ư?” khởi xướng phong trào nữ quyền.
Tất cả những diễn văn, lời nói đó đều vĩ đại. Nhưng theo William Safire thì bài diễn thuyết hay nhất thiên niên kỷ này không phải nói về thần thánh hay con người, dù con người chủ - nô lệ, con người Đức – Anh – Nhật – Hoa, con người da đen – da trắng, con người đàn ông – đàn bà, hay con người giàu – nghèo. Mà là về con chó.
Đó là một con chó đã bị con người giết chết. Chủ nó mướn một luật sư trẻ kiện người hàng xóm sát cẩu trước tòa. Vị luật sư đó, George Grahan Vest, đã “lấy lại sự công bằng” cho con chó bằng bài nói sau đây trước tòa:
Thưa quí ngài hội thẩm
Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hóa ra kẻ thù và quay ra chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi ra có thể là một lũ vô ơn. Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gởi gắm hạnh phúc và danh dự, có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự thủy chung. Tiền bạc mà con người có được , rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi hành động dại một giờ. Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ.
Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ rơi ta, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta. Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quí cũng như lúc bần hàn, khi khỏe mạnh lẫn lúc ốm đau. Nó ngủ trên nền đất lạnh, dù gió đông cắt da thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó; nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh gác giấc ngủ của ta như thể ta là một ông hoàng dù ta có là một gã ăn mày. Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân tàn danh liệt, thì vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời.
Nếu chẳng may mà số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư, thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó được làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù. Và một khi trò đời hạ màn, thần chết đến rước linh hồn ta đi, để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy, khi tất cả thân bằng quyến thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ, thì khi ấy vẫn còn bên nấm mồ ta con chó cao thượng của ta, nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở to cảnh giác, trung thành và chân thực ngay cả khi ta chết rồi.
Lý Lan dịch