Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2009

Về tình yêu

“Có nhiều cách tỏ tình như có nhiều cách viết một đoạn văn. Có thể nêu thẳng ý chính ngay trong câu đầu tiên “Anh yêu em” rồi diễn giải hay minh chứng ý tưởng đó bằng năm bảy câu văn triển khai tiếp theo, sao cho đoạn văn khoảng một hai trăm chữ thể hiện rõ ràng mạnh mẽ sâu sắc một ý tưởng duy nhất mình muốn truyền đạt cho đối tượng để có được sự đồng thuận.” Ngay sau lý thuyết này, giáo sư lớp Viết (Writing) của khóa chuẩn bị (Pre-academic) yêu cầu mỗi học viên viết một đoạn văn không quá hai trăm chữ, về bất cứ đề tài gì. Sẵn thí dụ của giáo sư, nhiều người viết luôn về tình yêu. Họ biết là khi thời gian bị hạn chế, không nên lãng phí vào những đắn đo chọn lựa không cần thiết, cứ chộp lấy bất cứ đề tài gì có sẵn, để có thể đầu tự tối đa thời gian còn lại cho công việc chính, là cái mà qua đó mình có thể tạo được ấn tượng hay khác biệt. Mười lăm phút viết hai trăm chữ bằng một ngôn ngữ vốn không phải tiếng mẹ đẻ là chuyện không dễ dàng. Huống chi yêu cầu không chỉ là viết đúng chín...

Bạn bè đồng đội

Chiều mưa nghe bạn kể chuyện đi chơi. Nhỏ Vịt đem theo năm bảy túi xách lỉnh kỉnh, mỗi cái nho nhỏ, lẽ ra dồn hết vô một túi to cho gọn, nhưng nhỏ cứ tay xách nách mang, lòng thòng rớt lên rớt xuống. Nhỏ nhe răng nghoẹo đầu cười duyên dáng khi bạn ra tay nghĩa hiệp xách dùm một cái. Chẳng biết cái gì, mềm mềm nhẹ nhẹ, bạn cột cái đó vô ba lô, nghĩ cũng tiện. Mấy thằng khác chắc cũng không phiền hà lắm, nên mỗi thằng quải giùm nhỏ Vịt một món. Nhỏ rảnh tay, tung tăng sà qua hàng quà vặt này đến quầy thức uống khác, bày tỏ lòng biết ơn các hảo hớn bằng sự chăm sóc dễ thương: một miếng ổi, một cái nháy mắt, một ly trà đá, một cái chu mỏ thấy ghét. Tôi nhìn vẻ mặt bạn khi nói “thấy ghét” biết là thấy vậy chứ không phải vậy. Bạn kể tiếp. Thằng Cúm Gà ăn dễ sợ. Không đi chơi với nó thì không thể biết nó ăn 24/24. Ban ngày không kể làm gì, ai cũng bị ăn hết món này tới món kia, đi chơi có con gái là phải vậy. Đến ban đêm, lửa trại gần tàn, con gái chui vô lều ngủ hết, thằng Cúm Gà lại lục đục...

Dạo chơi nghệ thuật

Gọi là Xứ Nắng, Sunnyland, nên ai cũng tưởng xóm này có nhiều nắng. Trong phần để lại ý kiến dưới bài báo về cuộc đi dạo nghệ thuật trên tờ báo địa phương “Diễn đàn Bellingham”, một người ghi: Một xóm dân tuyệt vời. Một hoạt động thú vị. Nhưng nhớ bôi nhiều kem chống nắng. Và coi chừng mấy con dê. Những còm tiếp theo: Dê hả? và Đừng giẫm lên bãi cỏ của tui đấy! Đùa ấy mà, chứ Sunnyland đâu còn mấy nhà duy trì bãi cỏ, họ đã lần lượt biến bãi cỏ thành vườn rau , vườn hoa, hay vườn cây rồi. Trong vườn họ bày ra những “tác phẩm” thủ công, mỹ nghệ, của mình hoặc của bạn bè hàng xóm, và cái xóm này biến thành một “art walk” mà tôi tạm dịch là dạo chơi nghệ thuật. Ngày thường người ta vẫn đi dạo trong xóm này, để tập thể dục, thư giản gân cốt, để chào hỏi chòm xóm, và cũng để coi tình hình vườn của người ta ra sao. Hồi mới học tiếng Anh, thấy thành ngữ Anh nói cỏ bên hàng xóm sao mà luôn xanh hơn cỏ vườn nhà mình, tôi hiểu ý ám chỉ thói ganh tỵ xoi mói của láng giềng, nhưng không thực sự thấ...

Kho báu trong rừng sác

Bạn rủ tôi đi tìm một cánh rừng. Ở đâu? Chúng tôi giở bàn đồ ra dò. Trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh thì có rừng ở Cần Giờ và Củ Chi, cả hai nơi đều có thể đến tham quan vui chơi vì đều có dịch vụ kinh doanh du lịch giải trí. Ra khỏi thành phố có rừng Nam Cát Tiên nếu đi về miền đông, hoặc rừng U Minh ở miền Tây. Nhưng mà tôi không định đi xa, bạn bèn quyết định đi Cần Giờ. Đi vào một ngày thường để tránh đám đông người đi nghỉ cuối tuần (nhưng dường như không cần thiết). Và đi bằng xe buýt: từ Bến Thành tới Bình Khánh, qua phà, lên xe buýt khác đi tiếp. Rừng ở đâu? Tuổi thơ rừng ở trong cổ tích. Lớn lên ta đi tìm rừng. Bỏ qua những nhà hàng, nhà nghỉ, quầy lưu niệm, chợ quán… chúng ta thuê xuồng để đi vào rừng sác. Xuồng gắn máy chạy một khúc sông rộng rồi chuyển qua xuồng chèo tay vô một con rạch nhỏ. Cuối cùng chúng ta lên một cái cầu ván mà lắt lẻo như cầu tre, rồi theo lối mòn tới một cái chòi. Người chèo xuống đã bỏ chúng ta lại để quay về bến sông hy vọng đón thêm khách. Bỗn...

Google và tác quyền Việt Nam

Hôm qua có mấy đồng nghiệp biểu tôi đọc bài này Vì quán café có wifi và người ta đang tranh cải ì xèo, tôi tranh thủ "google" một cái, chỉ cần gõ mấy từ Google Book Settlement thì thấy ngay cái kết quả đầu tiên là http://www.googlebooksettlement.com/ với đầy đủ thông tin chính thức về vụ này, muốn đọc tiếng Việt thì chọn “Tiếng Việt” trong cái ô ở góc trên bên phải, hoặc vô đây . Mấy đồng nghiệp đó bèn “ủy thác” cho tôi nhiệm vụ “viết lên blog của mày”. Để cho người chưa biết ất giáp gì tiện theo dõi, tôi trích nguyên văn bài báo (chữ italic) và có ý kiến nho nhỏ trong những đoạn bắt đầu bằng --> [ Mất trắng nếu không đạt thỏa thuận “Tất cả các xuất bản phẩm Việt Nam sẽ không tồn tại trên bất kỳ cơ sở dữ liệu tìm kiếm nào của Google - trang công cụ tìm kiếm có lượng truy cập lớn nhất thế giới. Đó là một trong số những điều sẽ xảy ra nếu Việt Nam không đạt được thỏa thuận bản quyền với Google sau ngày 4-9-2009.” ] --> Theo thông báo cập nhật của tòa án Liên bang Hoa kỳ...

Bòn bon, vú sữa, sầu riêng …

… Mít tố nữ, chôm chôm, nhãn, dâu, mận, xoài, cóc, ổi … Ôi, sao mà thèm! Ước gì có đủ tiền để chỉ ăn trái cây mà sống. Bây giờ Sài Gòn đang giữa mùa trái chín, ngoài đường xe hàng rong bán toàn trái cây, trong chợ trái cây cũng bày la liệt. Nhớ lại chút kỷ niệm tuổi thơ. Hồi tôi mới ở quê tản cư lên Sài Gòn học trường Chợ Quán, có con nhỏ bạn rủ tôi về nhà chơi sau giờ tan học. Cha mẹ nó bảo tôi ăn cơm luôn, ăn những gì bây giờ tôi quên hết rồi, nhưng nhớ đặc biệt là cuối bữa ăn, bà bếp dọn lên một dĩa to trái cây gọt sẵn. Sau khi ăn xong mọi người lên nhà trên, bà bếp dọn bàn ăn sạch sẽ, trải khăn bàn mới trắng tinh, rồi đặt giữa bàn một giỏ trái cây. Hình ảnh giỏ trái cây chưng trên bàn ăn trải khăn trắng đó tạo một ấn tượng gần như “mẫu mực”, về sự sang cả, một lối sống mà đứa con nít là tôi hồi nó đặt làm mục tiêu phấn đấu cho đời mình. Suốt thời niên thiếu tôi luôn mơ đến một không gian có cái bàn ăn trải khăn trắng chưng một giỏ trái cây. Trong tất cả các thể loại tranh tôi thư...

tập thơ mới

Gom thơ làm từ 2006 đến nay được cỡ 100 bài. Bỏ đi mấy bài "yếu yếu" thì có lẽ cũng còn 60-70 bài, đủ để in một tập. Băn khoăn một nỗi: in thơ để làm gì? Tốn giấy, hại rừng, ảnh hưởng môi trường. Truyện, tiểu thuyết, tùy bút... nói chung văn xuôi của mình, vì còn bán được nên nhà xuất bản muốn in. Nhưng thơ mới là mình. Để thử giải pháp này xem sao: làm một tập thơ dạng ebook! (Hay ai co giải pháp nào hay hơn làm ơn chỉ giùm!)

futile

Tít chạy trên trang đầu của nytimes.com hôm nay: "Robert S. McNamara, Architect of a Futile War, Dies at 93". Bèn tra tự điển để kiểm tra chữ "futile" được hiểu như thế nào. Merriam-Webster định nghĩa: 1. serving no useful purpose: completely ineffective 2. occupied with triffles. Lạc Việt dịch: * vô ích, không có hiệu quả * không đáng kể, phù phiếm "Robert S. McNamara, Kiến trúc sư của một cuộc chiến tranh phù phiếm vô hiệu quả, chết ở tuổi 93" Đoạn trích dưới cái tít: "Mr. McNamara helped lead the U.S. into the Vietnam war and spent the rest of his life wrestling with its moral consequences." (Ông McNamara đã giúp đưa Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam và đã dành phần đời còn lại vật lộn với hệ quả đạo lý của cuộc chiến tranh đó.) Có cần đọc tiếp nữa không?

nghèo mà học giỏi

Có người nhờ tôi tìm giùm những sinh viên thuộc gia đình nghèo mà học giỏi. Tôi nhận lời vì tưởng đó là một việc dễ dàng: nước mình thiếu gì gia đình nghèo, dân mình lại hiếu học, học giỏi là một con đường phấn đấu thoát ra nghèo đói đã được nhiều người thực hiện thành công. Nhưng khi hỏi một người bạn đang dạy ở một trường đại học, ông nói ngay: “Đa phần sinh viên trường này xuất thân trung bình khá, học lực cũng thường thường, nghèo mà học giỏi không có đâu.” Bởi vì “Thực tế giáo dục lâu nay từ lớp một trở đi không cho đứa trẻ nhà nghèo nào cơ may học hành tử tế. Giữa một đám trẻ cùng điều kiện ở một địa phương thì tất nhiên có đứa này hơn đứa kia, nhưng thảy vô cái sàng đại học quốc gia mà lọc, khó có đứa lọt vô hàng giỏi.” Tôi nghĩ chuẩn nghèo ở xứ mình thấp. Mức kinh tế gia đình trung bình có thể nên được coi là nghèo. Nhưng học lực thường thường, ông giáo sư khẳng định, không thể coi là giỏi, thậm chí giỏi ở cái trường không đứng được top 10 trong khu vực này thì cũng là loại th...

Thời già đẹp

Người ta quở tôi: đừng nói chuyện già nữa. Họ bảo tôi: già đâu mà già. Rồi họ an ủi tôi: Giữ tâm hồn trẻ trung thì không bao giờ già. Nhưng mà tôi đâu có buồn tủi hay khổ sở hay lo rầu gì cái chuyện tôi già đâu? Dĩ nhiên tôi cũng không khoe khoang tự hào. Tôi chỉ hài lòng là mình may mắn sống được tới … già. Nhìn qua nhìn lại những người trang lứa với mình, thấy người ta đã đang và sắp về hưu, mà người được xã hội đồng thuận cho nghỉ ngơi mặc nhiên được coi là người già. Phần lớn các bạn cựu giáo viên của tôi ngay hồi chưa về hưu đã nghiễm nhiên đứng vào hàng những “thầy cô giáo già”, không những lớn tuổi hơn phụ huynh học sinh của mình, mà có khi bằng tuổi ông bà nội ngoại của chúng. Mỗi niên học mới đón một lứa học sinh mới mười lăm tuổi vào trường, người thầy lại giật mình với bài toán nhẩm: ban đầu thầy lớn hơn học trò năm bảy tuổi, rồi thầy gấp đôi tuổi học trò, rồi tuổi thầy gấp ba, và bây giờ thì gấp… bốn! Ừ, nếu mình già thì mình cứ già, tại sao phải né tránh, tại sao phải dối...