Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2009

Giáo dục khai phóng

Lò dò vô trang web “cựu sinh viên nổi bật” của trường đại học Chicago, Mỹ, thấy một danh sách dài có hình ảnh và thành tích của những người xuất thân từ trường này đã trở thành giám đốc ngân hàng, chủ tịch tập đoàn, bộ trưởng quốc phòng, khoa học gia và kinh tế gia đoạt giải Nobel, sử gia và chính khách làm nên lịch sử, nhà văn, đạo diễn nổi tiếng… Nhìn chung là những kẻ thành công trong xã hội. Nhà trường tự hào trưng hình ảnh họ như những tấm huy chương. Và căn cứ vào những kẻ được biểu dương có thể biết kỳ vọng hay mục tiêu giáo dục của trường. Chẳng phải nhà trường nào cũng nhằm đào tạo những kẻ thành công? Nếu trả lời “phải” thì chữ “thành công” sẽ có vô vàn định nghĩa khác nhau; nếu “thành công” được hiểu như giàu có và địa vị xã hội, thì câu trả lời là không. Chẳng hạn trường Davidson nêu rõ mục tiêu cơ bản của trường là “hổ trợ sinh viên phát triển bản tính nhân đạo và trí tuệ có kỷ cương và sáng tạo để sống cuộc đời cống hiến và lãnh đạo.” Để đạt mục tiêu này, Davidson đã chọ...

bóng tre

Hình ảnh
Sân trường Davidson rợp bóng cây, mỗi cây đeo một thẻ bài bằng bạc chạm nổi tên họ tông chi và một mớ thông tin khác. Chịu khó đọc tên từng cây thì thấy đa số là sồi, nào là sồi xanh, sồi nâu, sồi liễu, sồi nước, sồi sống (live oak, không hiểu tại sao lại đặt tên sồi sống, chắc còn có loại sồi chết?). Kế đến là cây thích (maple), cũng rất nhiều và đủ tên khác nhau. Bây giờ cây nào cũng xanh rì, nhưng mùa thu lá mấy cây này sẽ đổi màu, sân trường này chắc đẹp lắm. Cây mộc lan hình như không đổi màu theo mùa, quanh năm mình cứ thấy lá nó rậm rì; chỗ nào có nó mọc thì bóng râm kinh niên che đến cỏ cũng không thể mọc quanh gốc nó. Nó khiến mình nhớ cây mặng cụt. Đang tưởng tượng mình đi trong vườn măng cụt thì bỗng lạc qua vườn tre. Không biết giống này là trúc hay tre, mọc như rừng, lả ngọn xuống đường đi. Y như con đường lên gò mả ở quê (hồi xưa, khi chưa có khu công nghiệp.) Giá mà con đường này chỉ là lối mòn ... À, đất xứ này cũng màu đỏ y như đất miền đông!

Nhạc quê

Lúc này trời đang mưa, tôi ở trong nhà nghe tiếng mưa rơi thánh thót như trong câu hát của Đặng Thế Phong “ngoài hiện giọt mưa thu thánh thót rơi…”, chỉ có điều ở đây, North Carolina, bây giờ còn là mùa hè. Trời nóng như ở Sài Gòn, trên 30 độ C, chiều chiều mây vần vũ, sấm động xa xa, rồi mưa. Nhưng mưa thoáng qua, mong manh. Giọt mưa mơ hồ tích tụ trên những phiến lá sồi xanh đậm thành giọt long lanh rồi mới rơi xuống, thong thả, nhẹ thênh. “Ai nức nở thương đời?” Sao tự nhiên câu hát xưa lơ xưa lắc, không phải bản nhạc yêu thích của mình, mà lại cứ văng vẳng trong đầu? Tôi nghiệm ra ở trong đầu mình có ít nhất hai bộ nhớ. Một bộ nhớ cái mình cố ý ghi vào bảo nó nhớ, một bộ nhớ những thứ lãng xẹt, nó tự ghi hồi nào mình không biết, chỉ khi nó bật lên trong những tình huống không ngờ, mình bỗng ớ ra, không hiểu sao mình lại nhớ chuyện như vậy, sao lại nhớ thứ như vầy. Bước qua một cột mốc nào đó trong đời người, bộ nhớ “chìm” hình như nổi loạn, cứ thỉnh thoảng trồi lên với những ký ức...

lên núi

Hình ảnh
chuẩn bị: trên lưng núi: băng qua tuyết (giữa mùa hè, cóc sợ lạnh!) gần tới đỉnh: thế là thỏa nguyện: lên núi ngồi chơi: (tất cả hình này do ổng chụp - mình nói ổng chụp hình ngày càng đẹp, ổng khoái lắm, bảo hình này đẹp nhứt nè: lý do: cảnh không bị người chen vô!)

Vấn đề tình dục

Khi người ta quá 18 tuổi, tình dục không còn là đề tài kiêng kỵ nữa; dù nói chuyện “người lớn” thì trên 18 tuổi kể như người lớn rồi. Vì vậy tôi nhất định phải nói với bạn chuyện khó nói này, trước khi bạn đi xa. Khó nói vì bạn quan niệm tình dục là chuyện riêng tư, nếu có “chia sẻ” thì cũng giữa bạn bè cùng lứa, họa hoằn là giữa con gái với mẹ, hay con trai với cha. Người dưng khác họ và khác lứa như tôi với bạn mà nói chuyện tình dục, dễ gì! Nhưng để tôi kể chuyện này nghe chơi. Tôi có người bạn đi nước ngoài cách đây 30 năm, thưở anh và tôi còn là sinh viên. Tụi này không cùng lớp, không cùng khoa, quen biết khi cùng đi công tác hè ở thôn quê, thân hơn bạn bè một chút, nhưng chưa thể gọi là người yêu theo tiêu chuẩn ngày nay: Chưa từng một lần hôn nhau. Phút cảm động xao xuyến nhất giữa hai người là lúc băng qua đường, anh nắm tay tôi, và tôi để yên cho đến khi tới lề bên kia mới rút tay lại. (Cháu tôi cười ngất khi nghe chuyện tình của bà dì!) Nhưng thời tôi là vậy. Thú thật, sự...

Bỗng dưng có tiền

Gặp một giáo sư kinh tế, không xa lạ cũng chẳng quen thân, đại khái lâu lâu mới chạm mặt một lần, khoảng một phút trong thang máy, chào một tiếng, nhoẽn miệng cười một cái, rồi thấy làm thinh cũng buồn, nên hỏi chơi: Tại sao kinh tế thế giới hè nhau đổ đốn ra thế? Ông bảo: Tại người ta tham quá. Tôi làm bộ phản biện: Chẳng phải tham là một đức tính trong kinh doanh sao? Thang máy đã tới tầng của ông giáo sư, ông chỉ kịp nói “Đúng vậy” rồi gút bai luôn. Thắc mắc về kinh tế thế giới của tôi cũng hết. Tuy nhiên trong đoạn thang máy còn lại và đoạn đường tiếp theo, tôi chẳng còn ai khác để thảo luận đề tài khác, nên đầu óc tiếp tục lởn vởn vài kiến thức kinh doanh sơ đẳng. Đại khái mục đích kinh doanh là lợi nhuận, tức là động cơ kinh doanh là lòng tham, và mánh lới kinh doanh là lợi dụng lòng tham của con người. Chẳng hạn, một xị (250ml) nước ngọt là vừa mức tiêu thụ một lần cho một người (đã được nghiên cứu rất kỹ và rất ư khoa học), nhưng để kích cầu, hay để cạnh tranh, chai 330ml được ...

chợ quê

Hình ảnh
Sáng thứ bảy Davidson cũng có một cái chợ quê nho nhỏ, ở sát nách trường đại học. Trời nắng và nóng như ở Sài Gòn Người lớn mua bán, trẻ con chơi, thanh niên đờn hát Người già cũng ham vui Đặc biệt thấy lần đầu: trứng và thịt đà điểu

Ve (? - 2009)

Hình ảnh
Con ve này lượm được trong sân trường Davidson, North Carolina, ngày hôm qua. Đến xứ này lúc đang còn mùa hè, đi dạo chỗ nào cũng nghe ve kêu điếc tai. Chúng kêu "Véo véo véo" chứ không êm ả "ve ve" như ve xứ mình. Bèn quyết chí tìm xem mặt mũi chúng ra sao. Cuối cùng bắt được một em - không biết vì lý do gì, có thể do kêu đến kiệt sức, nên em té xuống đất, chân vẫn còn ôm ghì một mẫu vỏ cây tí tẹo (có thể em bám vào mẫu vỏ cây dỏm này, khi vỏ rớt xuống em té theo. Ủa mà em biết bay chứ bộ!) Đại khái vì lý do gì đó con ve này đã rớt xuống lớp lá mục, cú rớt ngoạn mục diễn ra ngay trước mũi mình nên mình thấy và lượm nó lên. Nó từ từ nghẽo. Mình bèn chụp cho nó một cái hình để tưởng niệm.

Đổi đời

Chuyện này nghe như tiếu lâm, tôi không chắc chuyện có thực hay xạo: ông bác vật nọ đi du học bên Tây về trồng một vườn đu đủ ra toàn đu đủ đực. Tất nhiên ông nhận thức vườn đu đủ của ông có tính độc đáo, vì khắp vùng đu đủ nông dân trồng đều có trái, chứ không chỉ có bông như đu đủ ông trồng. Có thể đó là một hiện tượng hiếm lạ đáng nghiên cứu. Ông bèn nghiên cứu, nghiên cứu, nghiên cứu hoài mà không giải quyết được vấn đề. Cho đến một hôm một ông nông dân bảo: Tụi tui cũng trồng ra đu đủ đực hoài chứ hiếm lạ gì, chỉ cần phạt ngang thân cây, cây sẽ mọc lại và trở thành đu đủ … cái. Không biết có phải vì vậy nên thanh niên bây giờ đi du học nào kinh tế, tin học, y học, hay hàng không vũ trụ… chứ không mấy người chí thú học nông nghiệp. Những lần về đồng bằng sông Cửu Long, nơi đa số dân chúng là nông dân, sức mạnh kinh tế là nông nghiệp, tôi gặp nhiều gia đình khá giả có con học ở Sài Gòn, ở cả nước ngoài. Hỏi các em học gì, thì cũng là tin học, kinh tế, ngoại ngữ. Tham vọng của các ...

Sách viết cho trẻ em (tái bản)

Hình ảnh
Nghe nói đã có bán ở nhà sách:

Nước

Giữa trưa nóng bức, tưới vườn là một cái sướng. Sau khi dùng vòi gương sen phun tưới khắp cây cỏ lá hoa cho ướt rượt, không khí bớt khô, cái nóng dịu xuống ít nhiều, tôi thay gương sen bằng một cái vòng giống như cái bánh xe nhỏ, có nhiều lỗ li ti được thiết kế sao cho khi đặt giữa bãi cỏ, nó phun lên cao vô số tia nước thành hai vòng tròn rồi rơi xuống như cơn mưa nhẹ, khi có gió thổi qua, những tia nước bị dạt đi, xiên xiên trong nắng, có khi ánh lên ngũ sắc của cầu vồng. Lúc đó mình thong dong nằm võng dưới bóng cây anh đào, nhắm mắt lại, không nhìn ngắm, không nghĩ ngợi, và cũng không nghe gì cả, ngoài tiếng nước rơi trên lá cỏ và tiếng trẻ con cười giỡn xa xa. Bọn trẻ ở ngôi nhà góc đường, chỉ có hai đứa, một trai một gái, chừng năm bảy tuổi, mà tiếng hò hét vang động cả ban trưa. Nhà ấy có cái vòi phun nước tự xoay, tia nước bắn ra rất mạnh, và xoay vòng, bọn trẻ ở trần, giỡn tia nước, rượt bắt nhau, cười khanh khách. Trẻ con khoái vọc nước, hồi nhỏ tôi cũng vậy, trời mưa xuốn...

Đi nghỉ hè

85 độ F kể như rất nóng ở Bellingham, mỗi năm có khoảng một tuần lễ xứ này “nóng dữ dội” như vậy vào giữa mùa hè. Ngày lúc này dài, chưa 5 giờ trời đã sáng, quá 21 giờ mặt trời mới lặn. Ban trưa đường xá vắng hoe, những bãi cỏ ngã màu vàng như rơm, chim chóc biến mất, rau diếp trong vườn trổ ngồng, những người làm vườn siêng nhất cũng thương thân mình hơn cây cỏ, trốn biệt trong nhà, hoặc lên núi hay ra biển chơi. Cậu trai hàng xóm thường sang tưới nước cắt cỏ khi tụi này đi vắng mấy năm trước, giờ cũng đã đi nghỉ hè với bạn gái. Đương nhiên khi người ta bước vào tuổi đôi mươi với mối tình “nghiêm túc” đầu tiên, không gì có thể cản trở một kỳ nghỉ hè mà người ta đinh ninh sẽ thay đổi cả cuộc đời người ta. Chừng nào trải qua ba bốn chục hay năm chục mùa hè trong đời, người ta mới nhận thấy những cuộc phiêu lưu mùa hè phù phiếm thật ra không đóng những cột mốc quan trọng lắm trong đời người. Nhưng mà hãy để cho những bà già chiêm nghiệm điều đó. Còn khi trời đang nóng, người ta đang trẻ...

Hái tôi đi!

Chiều chiều cắp rỗ qua vườn hàng xóm hái đậu. Đậu này màu tím sậm gần như đen, nhưng luộc chín thì lại xanh như đậu que, và có vị như đậu đũa. Hàng xóm này là chị Kate, đã biến bãi cỏ trước nhà mình thành vườn rau, từ ba bốn năm trước, chứ không phải từ khi bà Obama phát động phong trào làm vườn trong tòa Bạch Ốc,. Chị làm vườn rất đúng bài bản, không trồng khoai liên tiếp hai ba vụ trên cùng một mảnh đất, nên năm ngoái đất chị đã trồng khoai thì năm nay trồng đậu. Cũng theo bài bản thì trồng đậu sau vụ khoai là để phục hồi đất đai, tăng đạm cho đất. Đó mới là mục đích chính, nhưng khi đậu cho trái thì phải hái. Chị gắn một tấm bảng nhỏ giữa đám đậu ghi chữ “Pick me!” Nhìn xa thì thấy lá đậu xanh rậm rì, đến gần thì Trời ơi, đậu từng chùm lủng lẳng khêu gợi: Hái tôi đi! Thành ra chiều chiều lại cắp rỗ qua vườn hàng xóm hái đậu. Vừa hái vừa nhớ vườn ngoại xưa. Chỗ nào trong vườn ngoại cũng mọc cái gì đó ăn được: rau thơm các loại mọc từng giề bên hè; bồ ngót trồng làm giậu; mồng tơi, kh...