Ái luyến Truyện ngắn của Lý Lan Tôi quen một người tình cờ trong một đợt sinh hoạt hè hay công tác hè lúc còn là sinh viên, khoảng 1976-1780. Giai đoạn đó trong đời tôi có thể tóm tắt trong một từ đói. Nhà bạn này gần cái chùa nhỏ, thường qua “ăn chùa”. Nên tôi nghe bạn rủ đi “ăn chùa” cũng ráng đạp xe theo, qua một cái đò, rồi đạp xe quanh co một hồi nữa. Bây giờ tôi không nhớ chính xác địa chỉ, chỉ nhớ chắc chắn có qua đò, vì lần đầu tiên đi đò, lóng ngóng với chiếc xe đạp, đứng ngồi gì cũng không yên, sợ tới chóng mặt ói mữa, người lái đò bực lắm. Chùa theo như tôi nhớ chỉ là một gian nhà nhỏ ngăn đôi, phiá trước có bàn thờ Phật ở giữa. Phiá sau hình như là chỗ ở của một ni sư, tôi không hề vào bên trong nên không biết như thế nào. Phía sau chuà có một gian nhà nhỏ hơn được che thêm mái thấp hai bên và phần nối với chùa cũng được che ...
Bài đăng phổ biến từ blog này
Vượt qua cơn sốc
Giữa hai hàng cây sồi già cao và rậm, hình như ai cũng tự động giảm tốc độ, bước thong thả. Ở khoảng giữa con đường lát gạch thẻ đã mòn và ngã màu đỏ sậm, hai người đàn ông khoác áo com-lê sóng bước, dường như nói chuyện với nhau, nhưng chẳng nhìn nhau, người nào cũng cúi mặt nhìn trước mũi giày của mình, như thể canh chừng viên gạch nào đó đột ngột trồi lên, vấp chân họ cho té chơi. Không thể để mất thể diện như vậy. Tác phong mô phạm, họ rõ là giáo sư. Bọn sinh viên thì nhìn là biết ngay: người nào cũng đeo một cái ba lô xề xệ trên lưng, có người còn cột lòng thòng ngang hông một cái áo khoác mỏng, vì trời đã chớm thu, buổi sáng hơi nhuốm lạnh, nhưng trưa vẫn ấm áp. Cuối con đường có một cô gái nhỏ, cũng đeo ba lô (to quá so với thân hình nhỏ nhắn), cũng cột áo khoác ngang hông (lòng thòng vì mới bắt chước). Gương mặt tròn, da ngâm ngâm, tóc đen chấm vai, trông như một cô bé mười bốn tuổi. Nhưng thực ra cô bé đã mười tám, được tuyển thẳng từ một trường trung học ở Miến điện vào trườ...
Ma không chồng
Nhân vật chính trong truyện Kiều là một sản phẩm hoàn mỹ của trí tưởng tượng đàn ông Nho giáo. Nàng đẹp theo kiểu “ Mai cốt cách tuyết tinh thần” , tài theo kiểu “ Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm” . Sau khi miêu tả và ca ngợi tài sắc của nàng như một siêu mỹ nhân với thiên tài xuất chúng, tác giả kết thúc phần giới thiệu nhân vật rằng “ Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” , nghĩa là nàng sắp tới tuổi lấy chồng. Ừ, thì lấy chồng. Trong xã hội xưa, con gái sinh ra nuôi lớn lên là để gả chồng, chuốt trau tài sắc là để xứng đáng với trang nam tử sẽ là đấng ông chồng tương lai. Cho đến bây giờ vẫn còn những người con gái được nuôi dạy, và tự dạy mình, sao cho hấp dẫn đàn ông, sao cho lấy được tấm chồng phú quí, rồi dù tấm chồng thế nào cũng phải làm sao cho giữ được chồng. Diễn biến truyện Kiều là những lãng mạn, đau đớn, tủi nhục, và tuyệt vọng của một người đàn bà cố gắng tìm cho mình một người chồng. Có chồng để thân thể người đàn bà chỉ làm một chức năng...