Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2011

Thầy làm vườn

Hình ảnh
Công bằng mà nói, ông chồng tôi có công lớn trong việc dạy vợ làm vườn. Trước tiên ông đem về một bịch hột củ cải (radish), và nói với vợ sau buổi cơm chiều bằng giọng chậm rãi trầm tư đầy hoài niệm: Cha anh dạy anh làm vườn từ lúc anh năm tuổi, và loại cây đầu tiên mà cha dạy anh trồng là củ cải. Thời điểm câu chuyện xảy ra, tôi qua rồi tuổi lên năm rất lâu, nên đủ trí tuệ để hiểu là chúng tôi sẽ bắt đầu làm vườn bằng cách trồng củ cải, và trồng củ cải là chuyện đứa trẻ lên năm cũng làm được. Mặc dù là sử gia, nhưng anh lại có cái bằng “thầy làm vườn” (Gardening Master) và khuyến khích tôi cũng nên lấy cái bằng đó. Thoạt nghe, tôi hoảng quá. Sau mới biết là kiếm cái bằng Master đó dễ ợt. Ở Bellingham có những vườn cộng đồng (community gardens) là những mảnh đất công được giao cho cư dân lân cận cùng nhau trồng trọt, có nơi trồng chung, có nơi mỗi người được chia một mảnh, tùy ý muốn trồng gì thì trồng, không phải đóng thuế cũng khỏi nạp tô, chỉ đóng một số tiền nhỏ cho hệ th...

Bill Gates và cái cầu tiêu

Xin phép nói về cái cầu tiêu trước. Cầu tiêu hiện đại phổ biến ở đô thị văn minh ngày nay thường là cái bồn tráng men, cấu tạo chắc chắn và thẫm mỹ, sao cho người ngồi trên đó có tư thế như bức tượng “Người suy nghĩ” của Rodin. Sau khi “suy nghĩ” xong thì bấm nút hay gạt chốt để xả , hoặc khỏi cần làm gì hết vì bồn cầu có gắn máy cảm ứng, tự động xả nước, có người gọi nó là “cầu tiêu máy”. Cái cầu tiêu máy này được phát minh hồi thế kỷ thứ 18 và được coi là một trong những phát minh vĩ đại đã làm thay đổi một cách ấn tượng cách sống của con người. Ấy là nói về những “người” sống ở những đô thị phát triển với hệ thống cống thải và xử lý chất thải. Khoảng 2,6 tỷ “người” khác, phần lớn ở “thế giới thứ ba” thì cả đời không hề biết “cầu tiêu máy” là gì. Tất nhiên họ cũng có những hình thức cầu tiêu khác, có kiểu “truyền thống”, có kiểu tự nhiên sảng khoái, như “ỉa đồng” chẳng hạn. Nhưng tất cả những kiểu đó đều bị coi là không đảm bảo vệ sinh và bị qui cho tội gây ra cái chết của 1,5 ...

Người nhà

Đôi mắt trong veo của đứa trẻ đang tuổi bi bô tập nói. Nó đang ngồi trên bắp vế của mẹ và lắng nghe. Mẹ nó nói: “Con mèo kêu sao? Meo meo meo. Con chó kêu quấu quấu quấu. con vịt kêu cạp cap cạp.” Tới con gà thì bài học trở nên phức tạp: gà con kêu chịp chíp, gà mái kêu cục tác, gà trống kêu ò ó o… Hai mẹ con là thân nhân của một người bệnh nằm ở khoa ngoại, một công nhân bị tai nạn lao động gảy xương. Những ngày đầu sau giải phẫu việc chăm sóc bệnh nhân căng thẳng, có lẽ người vợ trẻ đã gởi đứa con nhỏ cho bà con hay lối xóm. Nhưng khi chồng qua cơn ngặt nghèo, chị nhận lại con, đem nó vào bệnh viện, một tay nách con một tay nuôi chồng bệnh. Ban đầu tôi ngạc nhiên khi thấy một đứa bé hai ba tuổi chạy lon ton trong hành lang bệnh viện. Sau thường thấy người mẹ trẻ đèo nó bên hông, tay xách giỏ đựng bình thủy nước sôi, cặp lồng cơm cháo, cắm cúi băng ngang sân. Cũng có lúc hai mẹ con ngồi trên tấm chiếu trải ở một góc hành lang vắng. Và tôi nghe người mẹ nói chuyện với con. ...

Phân tâm

Trong thế giới của muôn ngàn cách thức lôi kéo sự chú ý đồng thời phân tán tâm trí người ta, sự tập trung và khả năng tập trung của một người có thể ví như vàng / tiền bạc / sự riêng tư. Bây giờ không phải thời giờ là tiền bạc nữa, mà sự tập trung là tiền bạc. Không phải im lặng là vàng nữa, mà sự tập trung là vàng. Và sắp tới xã hội cần thiết lập luật lệ bảo vệ sự tập trung của mỗi người như đã có luật lệ bảo vệ sự riêng tư của mỗi cá nhân . Nhưng tập trung là … sao? Kể cũng khó định nghĩa rõ ràng điều này cho những người sinh ra và lớn trong thời đại Internet và truyền thông kỷ thuật số. Một khi đã tập nhiễm và quen thuộc với môi trường, người ta không chỉ không nhận ra những yếu tố ô nhiễm mà còn tưởng rằng không thể sống thiếu chúng. Đừng chất vấn tôi, hãy vô tiệm cà phê internet hỏi mấy người chơi game ở đó xem họ có thể sống thiếu game không và trò chuyện với họ 10 phút xem khả năng tập trung của họ như thế nào. Mới đây, một cô gái gặp tôi để tiếp thị một sản phẩm. Trước đó em...

Thiệt thòi hay may mắn?

Tôi đọc báo, thấy cụm từ “trẻ thiệt thòi” thường dùng để chỉ những người trẻ mồ côi, lang thang, cơ nhỡ, hoặc khuyết tật, nhiễm hay bị ảnh hưởng HIV, đôi khi dùng rộng ra cho trẻ em thuộc gia đình nghèo khó, không được đi học. Không biết gộp tất cả lại thì số trẻ thiệt thòi này chiếm tỷ lệ nào trong dân số trẻ trung ở xã hội mình. Có thể là con số nho nhỏ thôi. Nhưng nếu hiểu khái niệm “trẻ thiệt thòi” theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc là “trẻ không được hưởng đầy đủ những quyền lợi mà chúng đáng lẽ được hưởng” như quyền được sống trong một gia đình yêu thương, được dinh dưỡng đầy đủ, được bảo vệ sức khỏe, được giáo dục chu đáo, được an toàn trong xã hội, được vui chơi giải trí lành mạnh, được dành cho những điều kiện và cơ hội phát triển tương tự như người đồng lứa, thì e là đại đa số người trẻ Việt Nam đều là trẻ thiệt thòi. Có người đồng ý ngay: Chứ còn gì nữa? Trong một xã hội các thứ giá trị lộn tùng phèo, mạnh được yếu thua, khôn sống mống chết, một thiểu số ăn trên ngồi t...

Bí quyết làm vườn 2

Hình ảnh
Cây cỏ cũng lưu lạc như người! Người xa xứ ví mình như cây bật “gốc”. Người và cây đều cần có một mảnh đất để bám “rễ”. Cái cây trong chậu kiểng có thể có giá trị của một thứ bonsai, nhưng cây cũng như người ta cần đứng trên mặt đất để sống cuộc đời mình. Miễn có nắng, có nước, thì cây sẽ bám rễ vào đất mà sống, dù gốc gác cây ở đâu, mảnh đất giữ rễ nó là nhà. Tôi lớn lên và sống phần lớn đời mình ở đô thị, không có kiến thức hay kinh nghiệm gì về mùa màng và trồng trọt. Tôi cũng không hề hình dung một giai đoạn nào đó trong đời mình sẽ trở thành người làm vườn. Nhưng đông qua xuân đến, ngày dài ra, nắng ấm rực rỡ, mặt đất ứa lên sự sống một cách háo hức tưng bừng: nước chảy long tong, chim hót ríu rít, sóc nhảy nhót rượt đuổi nhau, cỏ mọc chỉ trong vài ba ngày xanh mướt đất, hoa đỗ quyên, tulip và thủy tiên các loại nở ra vô vàn màu sắc, tỏa hương. Và rồi anh đào, mận, táo, lê… hè nhau nở đầy trời. Một cái gì đó sâu thẳm ở trong tôi được đánh thức. Ký ức những ngày bưng rỗ t...

Bí quyết làm vườn 1

Hình ảnh
Sau ba mùa hè hì hụi làm vườn, tôi đúc kết được một kinh nghiệm, một “bí quyết” để vào mùa trồng trọt những năm sau, vườn của tôi luôn xanh tốt. Đó là cái gì mọc thì trồng, cái gì không mọc thì thôi. Ngôi nhà tụi này mua đã cổ, qua ba bốn đời chủ, ông chủ nhà trước là một giáo sư thực vật, khu vườn là một bộ sưu tập mi ni những kỳ hoa dị thảo. Tôi dốt đặc về cây cỏ. Nhưng tôi chịu ảnh hưởng sâu đậm quan điểm làm vườn của bà ngoại tôi. Hồi nhỏ lon ton theo bà đi hái rau hay làm cỏ trong vườn, tôi nhập tâm bài học căn bản về thiên nhiên của bà ngoại: cây cỏ trong trời đất gồm hai loại: ăn được và không ăn được. Thứ gì không ăn được thì kể như cỏ, gặp thì phải nhổ bỏ đi. Thứ gì ăn được thì cứ để nó mọc, có hái ăn thì cũng chừa lại chút đỉnh cho nó trổ bông, đậu trái, để có hột mà mọc lên cây khác. Cho nên tôi biết rành rau càng cua, rau sam, rau má, rau dền dại, cải trời, đọt tàu bay, cọng môn nước… nói chung những thứ ăn được . Chúng đều tự mọc ở góc vườn, bên đường, dưới mươ...

Đọc hay không đọc: ấy mới là vấn đề.

Tựa bài này hiển nhiên nhái theo câu văn trích trong vỡ kịch Hamlet của Shakespeare: “To be or not to be, that is the question.” Động từ to be của tiếng Anh giống như chữ “Đạo” của Lão Tử, giải nghĩa thì không còn nghĩa nữa. Chẳng hạn nói “to be rich” có thể dịch “để giàu”, nói “to be alone” có thể hiểu “một mình”, còn “to be myself” có nghĩa “là chính tôi”. Nguyên câu trích trên nếu dịch “là hay không là, đó là câu hỏi” nghe nôm na cạn nghĩa, giống như câu do máy dịch tự động của Google: “được hay không được, đó là câu hỏi”. Có người dịch “tồn tại hay không tồn tại, đó mới là vấn đề”, nghe có vẻ cao siêu, bác học. Càng cao siêu hơn khi người ta thay vế trước với những từ “hiện hữu hay không hiện hữu”, “hữu hay vô”, “hiện sinh hay phi hiện sinh”, “đạo hay bất đạo”,… Trải mấy trăm năm, câu tiếng Anh được trích nhiều nhất thế giới ấy, cũng bị nhái nhiều vô kể. “Yêu hay không yêu, đó mới là câu hỏi.” “Sống hay chết, đó mới là vấn đề.” Đại khái vậy. Khi người ta phân vân lưỡng lự như...