Phân tâm
Trong thế giới của muôn ngàn cách thức lôi kéo sự chú ý đồng thời phân tán tâm trí người ta, sự tập trung và khả năng tập trung của một người có thể ví như vàng / tiền bạc / sự riêng tư. Bây giờ không phải thời giờ là tiền bạc nữa, mà sự tập trung là tiền bạc. Không phải im lặng là vàng nữa, mà sự tập trung là vàng. Và sắp tới xã hội cần thiết lập luật lệ bảo vệ sự tập trung của mỗi người như đã có luật lệ bảo vệ sự riêng tư của mỗi cá nhân .
Nhưng tập trung là … sao? Kể cũng khó định nghĩa rõ ràng điều này cho những người sinh ra và lớn trong thời đại Internet và truyền thông kỷ thuật số. Một khi đã tập nhiễm và quen thuộc với môi trường, người ta không chỉ không nhận ra những yếu tố ô nhiễm mà còn tưởng rằng không thể sống thiếu chúng. Đừng chất vấn tôi, hãy vô tiệm cà phê internet hỏi mấy người chơi game ở đó xem họ có thể sống thiếu game không và trò chuyện với họ 10 phút xem khả năng tập trung của họ như thế nào.
Mới đây, một cô gái gặp tôi để tiếp thị một sản phẩm. Trước đó em đã gọi điện thoại cho tôi, xưng là em / cháu của người đã cho em số điện thoại của tôi. Vì tôi quí người đó nên hỏi em có chuyện gì quan trọng chăng. Em nằng nặc xin gặp tôi, năm phút thôi. Tôi đang ngồi uống café ở quán và có chút thời gian thư giãn trước khi bắt đầu một ngày làm việc của mình, nên đồng ý gặp em nếu em có thể đến ngay. Em khẳng định sẽ đến ngay. Năm phút sau em gọi điện hỏi lại địa chỉ quán café, năm phút sau nữa em gọi điện nói là em kẹt xe nhưng sẽ ráng đến nơi trong thời gian ngắn nhất, bảy phút sau em gọi điện cho biết em gần tới nơi rồi, chín phút sau tôi đã trả tiền café và sắp ra về thì em gọi điện hớt hơ hớt hải hỏi tôi ngồi chỗ nào, em đang đứng ngay cửa quán café đây. Nhưng câu chuyện chỉ mới bắt đầu.
Cô gái xinh xắn lanh lợi ấy khiến tôi nhủ mình: hãy xem cô bé này muốn gì. Em đã thành công trong mánh lới cầm chân tôi, đồng thời phá tan sự tập trung buổi sáng bên tách café mà tôi đã công phu luyện tập. Trẻ mà khôn kheó như vậy có thể trở thành V.I.P. sau này. Rõ ràng em được đào tạo tiếp thị có bài bản và có ít nhiều năng khiếu và đam mê trong công việc này. Em nhập đề thẳng khiến tôi chú ý ngay. Em đang thao thao một cách quyến rũ thì điện thoại của em reo, em xin lỗi, liếc nhanh con số, tắt máy, tiếp tục nói với mạch cảm hứng vẫn còn lai láng. Chưa đầy hai phút sau, em lại móc điện thoại ra, lần này vừa xin lỗi tôi vừa trả lời vắn tắt vào điện thoại là em sẽ gọi lại. Chuông reo lần thứ ba là một tin nhắn, em phớt lờ, nhưng câu chuyện của em không còn hùng hồn tuôn một mạch nữa, vì em chệch ra ít giây để phân trần với tôi là điện thoại công việc cả đấy, khách hàng gọi, em bận ghê lắm, không thể tắt máy. Và điện thoại của em tiếp tục reo ba hay bốn lần nữa, nhưng tôi không còn chú ý. Tôi cũng mất hứng với cái kế hoạch / sản phẩm mà em đang thuyết phục tôi tham gia. Em đã bị kẻ khác phá hỏng sự tập trung vào công việc. Nhưng em không đời nào từ bỏ cái điện thoại kè kè bên mình.
Khi sự tập trung vào công việc thuyết phục khách hàng của cô gái ấy bị phá hỏng, em đã không thể đạt được kết quả công việc mỹ mãn như mong muốn, mất một khách hàng tiềm năng, tức là mất tiền bạc. Còn tôi buổi sáng này mất đi những phút bình yên riêng tư của mình. Tại cái điện thoại? Nhưng công cụ, thiết bị, máy móc nói chung, chỉ là đồ vật vô thưởng vô phạt.
Tắt điện thoại đi tôi mở máy tính để làm việc. Tôi định viết một bài về “giáo dục du kích”, một phương pháp giáo dục cho những người trẻ “thiệt thòi”, chứ không liên quan gì đến chiến tranh, mặc dù chữ “du kích” quả thực vay từ “chiến tranh du kích.” Suy nghĩ một lúc về những người trẻ thiệt thòi ở nước mình (hoàn cảnh xã hội rất khác với những người trẻ thiệt thòi ở nước khác), tôi nối mạng để kiểm tra vài nguồn thông tin.
Sẵn đang kết nối , tôi mở hộp thư, ngoài ba bốn cái email của người thân, bạn bè hay công việc, có ba bốn chục cái tôi xóa đi không cần đọc, và năm bảy cái để đó đọc sau. Ngày nào cũng làm thao tác này, gần như máy móc, đâu cần tập trung tư tưởng hay năng lực. Nhưng đóng hộp thư lại thì đã mất hơn 10 phút. Quay lại công việc, đọc những thông tin vừa tìm được và tải về máy. Khoảng 20 bài. Tôi biết mình tìm gì nên lướt nhanh qua các trang, chừng một hai đoạn là xác định bài này không đáp ứng mục tiêu, xóa đi, đọc lướt qua trang khác. Một hai ý tưởng lóe lên khi tôi đang đọc một bài báo, nhưng không liên quan đến nội dung bài mình đang viết, tôi vội ghi lại để ngẫm nghĩ sau này. Đọc khoảng bảy tám trang tôi nghĩ mình viết được rồi, viết đi, đọc nữa mất hết thì giờ. Bèn lần lượt tắt các windows. Lại nghĩ những bài này nên lưu lại để viết xong thì đọc. Bèn tạo một folder để cất chúng, sau này muốn đọc khỏi mất công tìm.
Có tưởng tượng nỗi không? Hơn 1 giờ đồng hồ mất toi cho cái vụ “tham khảo” internet vừa rồi. Mà tôi đâu có lang thang lướt thướt nét niết gì đâu, cũng chẳng facebook, twitter, hay lốc liếc gì cả. Ngắt kết nối, tắt hết chương trình nhạc nhiếc, chỉ để lại trang Word trắng bóc và cái nhắc nhở “hạn chót nộp bài” trên màn hình máy tính, tôi quyết viết cho được bài về giáo dục du kích nội trong ngày hôm nay. Nhưng cái đầu bỗng cự nự: làm sao tập trung được? Ừ, làm sao giữ được sự tập trung? Viết ra thử coi, vì viết là cách tôi suy nghĩ. Nhưng tôi đang nghĩ cái gì, sự tập trung, tiền bạc, sự riêng tư, giáo dục du kích, hạn chót nộp bài!
Lý Lan
Nhưng tập trung là … sao? Kể cũng khó định nghĩa rõ ràng điều này cho những người sinh ra và lớn trong thời đại Internet và truyền thông kỷ thuật số. Một khi đã tập nhiễm và quen thuộc với môi trường, người ta không chỉ không nhận ra những yếu tố ô nhiễm mà còn tưởng rằng không thể sống thiếu chúng. Đừng chất vấn tôi, hãy vô tiệm cà phê internet hỏi mấy người chơi game ở đó xem họ có thể sống thiếu game không và trò chuyện với họ 10 phút xem khả năng tập trung của họ như thế nào.
Mới đây, một cô gái gặp tôi để tiếp thị một sản phẩm. Trước đó em đã gọi điện thoại cho tôi, xưng là em / cháu của người đã cho em số điện thoại của tôi. Vì tôi quí người đó nên hỏi em có chuyện gì quan trọng chăng. Em nằng nặc xin gặp tôi, năm phút thôi. Tôi đang ngồi uống café ở quán và có chút thời gian thư giãn trước khi bắt đầu một ngày làm việc của mình, nên đồng ý gặp em nếu em có thể đến ngay. Em khẳng định sẽ đến ngay. Năm phút sau em gọi điện hỏi lại địa chỉ quán café, năm phút sau nữa em gọi điện nói là em kẹt xe nhưng sẽ ráng đến nơi trong thời gian ngắn nhất, bảy phút sau em gọi điện cho biết em gần tới nơi rồi, chín phút sau tôi đã trả tiền café và sắp ra về thì em gọi điện hớt hơ hớt hải hỏi tôi ngồi chỗ nào, em đang đứng ngay cửa quán café đây. Nhưng câu chuyện chỉ mới bắt đầu.
Cô gái xinh xắn lanh lợi ấy khiến tôi nhủ mình: hãy xem cô bé này muốn gì. Em đã thành công trong mánh lới cầm chân tôi, đồng thời phá tan sự tập trung buổi sáng bên tách café mà tôi đã công phu luyện tập. Trẻ mà khôn kheó như vậy có thể trở thành V.I.P. sau này. Rõ ràng em được đào tạo tiếp thị có bài bản và có ít nhiều năng khiếu và đam mê trong công việc này. Em nhập đề thẳng khiến tôi chú ý ngay. Em đang thao thao một cách quyến rũ thì điện thoại của em reo, em xin lỗi, liếc nhanh con số, tắt máy, tiếp tục nói với mạch cảm hứng vẫn còn lai láng. Chưa đầy hai phút sau, em lại móc điện thoại ra, lần này vừa xin lỗi tôi vừa trả lời vắn tắt vào điện thoại là em sẽ gọi lại. Chuông reo lần thứ ba là một tin nhắn, em phớt lờ, nhưng câu chuyện của em không còn hùng hồn tuôn một mạch nữa, vì em chệch ra ít giây để phân trần với tôi là điện thoại công việc cả đấy, khách hàng gọi, em bận ghê lắm, không thể tắt máy. Và điện thoại của em tiếp tục reo ba hay bốn lần nữa, nhưng tôi không còn chú ý. Tôi cũng mất hứng với cái kế hoạch / sản phẩm mà em đang thuyết phục tôi tham gia. Em đã bị kẻ khác phá hỏng sự tập trung vào công việc. Nhưng em không đời nào từ bỏ cái điện thoại kè kè bên mình.
Khi sự tập trung vào công việc thuyết phục khách hàng của cô gái ấy bị phá hỏng, em đã không thể đạt được kết quả công việc mỹ mãn như mong muốn, mất một khách hàng tiềm năng, tức là mất tiền bạc. Còn tôi buổi sáng này mất đi những phút bình yên riêng tư của mình. Tại cái điện thoại? Nhưng công cụ, thiết bị, máy móc nói chung, chỉ là đồ vật vô thưởng vô phạt.
Tắt điện thoại đi tôi mở máy tính để làm việc. Tôi định viết một bài về “giáo dục du kích”, một phương pháp giáo dục cho những người trẻ “thiệt thòi”, chứ không liên quan gì đến chiến tranh, mặc dù chữ “du kích” quả thực vay từ “chiến tranh du kích.” Suy nghĩ một lúc về những người trẻ thiệt thòi ở nước mình (hoàn cảnh xã hội rất khác với những người trẻ thiệt thòi ở nước khác), tôi nối mạng để kiểm tra vài nguồn thông tin.
Sẵn đang kết nối , tôi mở hộp thư, ngoài ba bốn cái email của người thân, bạn bè hay công việc, có ba bốn chục cái tôi xóa đi không cần đọc, và năm bảy cái để đó đọc sau. Ngày nào cũng làm thao tác này, gần như máy móc, đâu cần tập trung tư tưởng hay năng lực. Nhưng đóng hộp thư lại thì đã mất hơn 10 phút. Quay lại công việc, đọc những thông tin vừa tìm được và tải về máy. Khoảng 20 bài. Tôi biết mình tìm gì nên lướt nhanh qua các trang, chừng một hai đoạn là xác định bài này không đáp ứng mục tiêu, xóa đi, đọc lướt qua trang khác. Một hai ý tưởng lóe lên khi tôi đang đọc một bài báo, nhưng không liên quan đến nội dung bài mình đang viết, tôi vội ghi lại để ngẫm nghĩ sau này. Đọc khoảng bảy tám trang tôi nghĩ mình viết được rồi, viết đi, đọc nữa mất hết thì giờ. Bèn lần lượt tắt các windows. Lại nghĩ những bài này nên lưu lại để viết xong thì đọc. Bèn tạo một folder để cất chúng, sau này muốn đọc khỏi mất công tìm.
Có tưởng tượng nỗi không? Hơn 1 giờ đồng hồ mất toi cho cái vụ “tham khảo” internet vừa rồi. Mà tôi đâu có lang thang lướt thướt nét niết gì đâu, cũng chẳng facebook, twitter, hay lốc liếc gì cả. Ngắt kết nối, tắt hết chương trình nhạc nhiếc, chỉ để lại trang Word trắng bóc và cái nhắc nhở “hạn chót nộp bài” trên màn hình máy tính, tôi quyết viết cho được bài về giáo dục du kích nội trong ngày hôm nay. Nhưng cái đầu bỗng cự nự: làm sao tập trung được? Ừ, làm sao giữ được sự tập trung? Viết ra thử coi, vì viết là cách tôi suy nghĩ. Nhưng tôi đang nghĩ cái gì, sự tập trung, tiền bạc, sự riêng tư, giáo dục du kích, hạn chót nộp bài!
Lý Lan