Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2011

Người ta trẻ người ta muốn gì?

Để viết bài này   tôi la cà ở quán café, sân trường đại học, và khu thương mại có rạp xi nê để làm quen những người trẻ.   Với từng người tôi bắt đầu bằng cách chào hỏi và tự giới thiệu.   Tôi là Lý Lan, em cho phép   tôi hỏi vài câu để viết   một bài cho báo Sinh Viên. Trong tổng số 36 người   tôi “bắt đại” trong đám đông ở những nơi ấy, có 11 người hỏi lại   tôi có phải người dịch Harry Potter, và 1 người nói có đọc bài   tôi viết trên báo Sinh Viên. Điều này khiến   tôi tin mình đã trò chuyện đúng đối tượng, những người không biết   tôi và   tôi cũng không biết họ. Câu hỏi thứ nhứt: Bạn bao nhiêu tuổi? Mười chín, mười bảy, hăm hai, hăm sáu, mười lăm, hăm mốt, hai mươi, mười tám, hăm chín, ba mươi. Người ta ở độ tuổi mười mấy, hăm mấy, ba mươi, thì người ta còn trẻ lắm. Phần lớn những người này xưng cháu/con với   tôi. Nhưng người đọc bài này ( tôi hy vọng) là những người đồng trang lứa với họ, nên   tôi đổi tất cả n...

Một đô la một ngày

Tuyến xe buýt 56 có trạm dừng gần nhà   tôi, nên đi đâu   tôi cũng đón xe này. Xe chạy từ bến xe Chợ Lớn qua trạm trung tâm thành phố trước chợ Bến Thành rồi chạy tiếp tới Tân Vạn qua ngã ba Vũng Tàu. Thường thì   tôi chỉ đi tới bến Chợ Lớn hay chợ Bến Thành, rồi từ hai trạm trung tâm đó đổi xe buýt để có thể đi bất cứ đâu trong thành phố này. Tôi chỉ đi hết tuyến một lần cho biết, thấy xe chạy qua nhiều trạm gần các trường đại học: ĐH Y Dược, ĐH Sài Gòn, ĐH Sư Phạm, ĐH Khoa Học, rồi ra khỏi nội thành tới khu đại học quốc gia ở Thủ Đức. Nên   tôi đoán những   hành khách trẻ là sinh viên các trường gần trạm họ lên xuống.   Tôi thích nhìn (lén) mấy bạn đó, thấy hầu hết đều thanh mảnh. Thậm chí có người vừa ốm vừa lùn, trông bé tí lại xanh xao. Thỉnh thoảng   tôi mới gặp một người hồng hào có vẻ khỏe mạnh. Thiệt tình thì   tôi nhìn những người có eo co với ánh mắt ngưỡng mộ. Nhưng gầy gò và xanh xao như thể suy dinh dưỡng thì không được quyến rũ ...

Nhớ nhà vườn

Nhà ngoại tôi ở xứ vườn miền Đông Nam bộ. Nhà cũ, mái ngói, vách ván, cột gỗ, nền đất, thấp và nhỏ, ẩn khuất giữa khu vườn rộng. Vườn thực ra cũng không rộng lắm, khoảng 4.000 thước vuông,   nhỏ hơn diện tích một số nhà vườn ở Huế. Lần đầu tiên tôi   thăm Huế là năm 1998, chưa nghe nói nhiều về văn hóa nhà vườn. Được người quen đón về nhà chơi,   tôi đã thú vị chứ không ngạc nhiên khi thấy ở tận chốn kinh kỳ, người ta cũng có vườn quanh nhà và cách sống không khác mấy ở làng quê mình.   Trước đó   tôi đã đi thăm nhiều nơi dân cư khác ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, vườn chung quanh nhà gần như điều tất nhiên. Tôi không thắc mắc gì, “thì cùng một nước, cùng một nền văn hóa.”   Với lại, nhà phải có vườn chứ. Chẳng qua ở chốn thị thành chật chội như Sài Gòn người ta mới phải sống chen chúc, nhà sát vách chung tường, lại chồng cái này lên cái kia. Sau này   tôi đọc một số bài viết về nhà vườn Huế, cũng thú vị khi các tác giả viết về nhà vườn Huế ...

Tuổi thơ loài vật

Hình ảnh
Bé “ăn kiến” này thuộc dòng dõi hiếm. Họ hàng bé ít ỏi trong tự nhiên mà mẹ bé cũng hiếm muộn, nên sự ra đời của bé ngày 10/8/2011 tại sở thú Reid Park ở bang Arizona, Mỹ,    trở thành sự kiện.    Bé rất ngoan, lên cân nhanh chóng. Chỉ có điều người ta chưa xác định được giới tính của bé.  Con cọp con này chào đời được 7 tuần tuổi đang được cọp mẹ khuyến khích tập đi   những bước đầu tiên trong đời nó trong sở thú Royev Ruchey   của thành phố Krasnoyarsk vùng Siberian nước Nga. Đây là giống cọp Amur nổi tiếng của vùng Siberia. Ảnh do Ilya Naymushin hãng tin Reuters chụp ngày 29/9/2011.  Bé khỉ này được mẹ ôm trong lòng suốt từ lúc chào đời ngày 28/7/2011 ở vườn thú Berlin. Còn chăn nệm nào êm ái hơn lớp lông dày   của mẹ? Ảnh do Markus Schreiber chụp ngày 23/8/2011.  Bé rùa này mới 4 ngày tuổi khi được chụp hình đang tắm nắng trên đầu rùa mẹ. Bé có tám anh chị em   đồng lứa, cùng chào đời trong vườn th...

Đổi vai

Xem loáng thoáng trong phần tin thời sự trên tivi vài hình ảnh về chênh lệch giới tính trong dân số ở Việt Nam. Tỷ lệ trẻ sơ sinh là nam ngày càng nhiều hơn trẻ sơ sinh nữ. Nghe qua cũng hiểu đó không phải là điều tự nhiên, mà do sự lựa chọn của cha mẹ. Có những người mẹ khi biết thai nhi là gái đã phá thai. Nhiều cặp vợ chồng khi quyết định chỉ có một con, đứa con duy nhứt đó thường là trai. Thì, ai cũng hiểu, trong xã hội mình nam trọng nữ khinh mà. Còn gì khổ hơn làm phụ nữ ở nước Việt Nam? Nỗi lo về chênh lệch giới trong dân số không chỉ riêng ở xứ mình, mà ở tuốt bên Mỹ các nhà xã hội học cũng lo, chỉ có điều là họ lo xã hội Mỹ ngày càng “nữ hóa”: phụ nữ Mỹ muốn sinh con gái hơn con trai, và thập niên đầu tiên của thiên niên kỷ thứ 3 đã chứng kiến sự chuyển đổi quan trọng: phụ nữ đi làm ngày một đông. Đến đầu năm 2011 thì lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, phụ nữ chiếm đa số lực lượng lao động. Nữ không chỉ lấn át nam về số lượng: phần lớn vị trí quản lý là do phụ nữ nắm giữ. Tươn...

Vật bất ly thân

Tôi được mời tham dự một chương trình văn học ngoại khóa ở một trường học, và tôi đã từ chối qua điện thoại là tôi lu bu quá, e không sắp xếp đi được. Người tổ chức khăng khăng bảo là sẽ cho người “bưng” tôi đi rồi “bưng” tôi về, trong vòng 2 giờ, và tôi không phải làm gì cả. Chính điều này khiến tôi bảo tôi dứt khoát đừng đi. Nhưng bữa nay vẫn xuất hiện một sinh viên ngay trước cửa nhà tôi. Em bảo nếu tôi không đi thì em không hoàn thành nhiệm vụ, em không thể về, em sẽ ngồi ở đây, ít nhất 2 giờ, cho đến khi buổi lễ ở trường kết thúc. Người tổ chức (trót thông báo danh sách khách mời), sẽ tiếp tục thông báo là đã cử người đi đón tôi và tôi đang trên đường, mà không rõ gặp sự cố gì vẫn chưa thấy đến!  Tôi đành đứng dậy bảo: “Thôi, đi!” Người đón tôi hớn hở ra mặt, nói là đã có sẵn nón bảo hộ cho tôi, rồi nhìn tôi có vẻ chờ đợi. Tôi đội nón, lập lại: “Đi thôi.” Em hơi ngạc nhiên: “Cô không…” Tôi cũng ngạc nhiên: “Em muốn nói cô không trang điểm sửa soạn gì hả? Bộ buổ...