Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2012

Mưu kế rùa già

Ngày xưa ở tuốt bên xứ Ấn Độ có rất nhiều chim chóc thú rừng. Nhiều loài sống bí mật trong hang sâu giữa rừng thẳm, không ai biết hành tung của chúng ra sao cả. Một hôm có một đám người tham ăn tính đi săn thỏ nhưng lại bắt được một con rùa. Con rùa này già lắm, có lẽ đã sống lâu tới một trăm năm. Mai của nó dày cui, nứt nẻ, mốc thích. Khi bị bắt, con rùa thụt hết đầu cổ tay chân vô trong mai và nằm im ỉm trong đó. Nó không nhúc nhích nhưng nó lắng nghe. Đám thợ săn lật tới lật lui con rùa, nhưng không biết làm sao để làm thịt nó. Một người bảo liệng con rùa vô tảng đá thiệt cứng thiệt to cho cái mai vỡ ra. Nhưng mấy người khác không đồng ý, tiếp tục bàn cãi. Người già nhứt đám nói: “Lấy búa bữa nó ra.”  Người già thứ nhì nói: “Chất lửa chung quanh nó mà đốt.” Một người chưa già lắm nói: “Khỏi mất công! Chỉ cần đâm cây nhọn vô mấy cái lỗ dưới cái mai là nó phải chết thôi.” Một người còn trẻ nói: “Tiện nhứt là liệng nó xuống nước cho nó chết ngộp!” Con rùa nghe...

Xuân Nhâm Thìn

Hình ảnh
                                              cầu mong đất nước thanh bình, người người an lạc

Ngôi nhà xanh mơ ước

 Tôi xem chương trình ngôi nhà mơ ước trên tivi, thấy ngôi nhà đơn giản, chừng vài chục thước vuông, hình chữ nhựt, ngăn làm hai, coi như có một phòng trước và một buồng trong. Ngôi nhà như vậy được coi là khang trang, tường tô, nền gạch, mái tôn, hứa hẹn mưa to không dột, không lụt, không sập.  Tôi thành thật tin nhiều người chỉ mơ ước đến ngôi nhà như vậy.  Tôi từng sống trong ngôi nhà hễ mưa là dột và ngập lụt. Và  tôi biết cảm giác sung sướng  được ở trong một ngôi nhà chắc chắn, an toàn, lúc ngoài trời tơi bời giông bão. Một không gian riêng để sống yên lành là ước mơ chính đáng của mọi người. Lẽ ra điều đó cũng nên được ghi trong luật pháp của mọi xã hội tiến bộ: Người ta ai cũng có quyền có một không gian sống an toàn.  Đòi hỏi “ai cũng có quyền sống trong  một môi trường an toàn lành mạnh” khá phi thực tế trong tình hình trái đất hiện nay. Mỗi cá thể trên hành tinh này đã , đang và sẽ phải tự thích nghi hoặc đối phó với môi trường bằng khả ...

Hạnh phúc tinh yếu

Trong đám cưới của con trai, bạn  tôi nói: “Con gái đã gả chồng, con trai đã cưới vợ, sắp tới cưới vợ bé cho chồng nữa là xong.” Mọi người vui vẻ cười và trêu cợt “ông xui” cũng toe toét cười. Đến khi nghe bạn báo tin đã ly dị, mọi người chưng hửng, ngạc nhiên nhứt là các con của chị. “Vậy mà lâu nay con tưởng gia đình mình hạnh phúc!” Chị cảm nhận được vị  đắng trong giọng nói của con. Chị khẳng định: “Gia đình mình hạnh phúc. Đó là hạnh phúc chúng ta . Đến một lúc nào đó, con sẽ hiểu con người  cũng cần có hạnh phúc một mình .”  Tôi đến thăm bạn trong căn nhà mới chị vừa dọn vào sau khi một mình ngao du sơn thủy gần một tháng. Căn nhà nhỏ gần như trống trải trong hẻm vắng. Tưởng chị chưa dọn hết đồ về đây, nhưng chị bảo không còn gì nữa. Theo thỏa thuận ly dị, căn nhà đã bán để chia phần cho những  người có liên quan. Các tài sản khác ai muốn thứ gì mà không có tranh chấp thì cứ lấy. Những gì còn lại chị cho người thu gom ve chai. Trong đó có hai tủ quần á...

Ước gì có một con mèo

 Thỉnh thoảng tôi ước gì mình có một con mèo.  Hồi nhỏ nhà  tôi ở trong hẻm có nhiều chuột. Nhà hàng xóm nuôi một con mèo, nó hay qua nhà  tôi bắt chuột, nên ba  tôi cho rằng nhà mình không cần nuôi thêm mèo nữa, lại còn buồn bực vì mê tín rằng “mèo đến nhà thì khó”. Con mèo hàng xóm rất lạnh lùng, chẳng bao giờ đến cọ mình vào chân  tôi, thậm chí không cho  tôi vuốt mình nó một cái. Sau này  tôi có chồng, mua được một căn nhà nhỏ có sàn gỗ. Những người ở trong căn nhà này trước vợ chồng  tôi có nuôi một con mèo.  khi họ dọn đi vợ chồng  tôi kỳ cọ cách nào cái sàn gỗ vẫn khăm khẳm mùi nước đái mèo. Chồng  tôi dị ứng với mùi đó nên nhứt quyết không nuôi mèo. Nhưng mỗi sáng con mèo của người thuê nhà trước đây vẫn quay về ngồi sưởi nắng trên bậc thềm nhà.  Tôi thích nó lắm.  Mà hễ  tôi mở  cửa ra làm quen là  nó lại bỏ đi.    Mùa đông ở chỗ vợ chồng  tôi ở lạnh lắm, nhiều khi tuyết rơ...

Chợ Tết

Gần tết những con đường quanh chợ Hòa Bình vào buổi chiều tấp nập đông vui. Khoảng 4 giờ chiều là lòng đường gần như bày kín hàng hóa và người ta bắt đầu chen chân lựa chọn mua sắm. Thực ra chẳng riêng gì chợ này, cả thành phố, và cả nước, những ngày này đâu đâu cũng rộn ràng cảnh mua sắm Tết. Chẳng qua  tôi thường đi chợ này nên  tôi tả cảnh chợ này. Ngày thường  tôi đi rất sớm, lúc năm giờ rưởi, luôn tiện tập thể dục buổi sáng.  Tôi đi hết mấy con hẻm, băng qua đại lộ Trần Hưng Đạo, theo đường Trần tuấn Khải ra đại lộ Võ Văn Kiệt. Vì lý do gì đó làn xe trong cùng sát bờ kênh rất ít xe chạy, người tập thể dục ung dung đi lại thoải mái. Theo đường đó  tôi lên cây cầu đi bộ bắc qua  kênh Tàu Hủ. Buổi sáng cây cầu này cũng toàn người tập thể dục. Phần lớn là những người cao tuổi nhưng chưa thể kẻ là già, vì còn đủ sứ leo mấy chục bậc thang  rồi đi qua đi lại vài (chục) hiệp trên  mặt cầu dài chừng trăm thước. Những người làm cầu này chắc là nghĩ...

Bồng bềnh

Hình ảnh
Có những ước mơ thưở còn ngây thơ mà đến già vẫn không thực hiện được, mặc dù nhiều phen tưởng điều đó ở trong tầm tay. Những giấc mơ bồng bềnh. Bồng bềnh như chiếc thuyền nan.  Không biết ai còn nhớ bài hát này không: Tính tính tang tình tang … cuộc đời mình như chiếc thuyền nan, trôi (nó) trôi bồng bềnh…   Tôi bắt đầu mơ sống trên một chiếc thuyền từ lần đầu tiên vào tòa nhà Bưu Điện Thành phố, ngồi trên băng ghế gỗ dưới vòm trần cao ngất thoáng mát và nhìn lên tấm bản đồ thành phố và bản đồ miền Nam trên hai bức tường đối diện nhau từ cổng nhìn vào. Sông ngòi kênh rạch chằng chịt.  Tôi mơ một ngày nào đó,  tôi được tự do (không bị ràng buộc với công việc kiếm sống và trách nhiệm gia đình)  tôi sẽ sắm một chiếc thuyền nan làm nhà, đi cho cùng khắp sông nước miền tây.  Trước tiên là những kênh rạch trong thành phố. Rồi đến những nhánh sông Cửu Long mênh mông.  Tôi hình dung những cảnh đời đóng khung đóng cọc trên mặt đất nhìn từ chiếc thu...