Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2012

Đọc thơ có bán vé

Hình ảnh
Trong vườn hoa đổ quyên đang nở.   Tôi giăng võng dưới tán hoa và đọc thơ của Gary Snyder: “ Tôi đã ngủ dưới      hoa đổ quyên. Suốt đêm    cánh hoa rơi    run run   ”. Đổ quyên nở là trời đất đã sang xuân, ngày có nắng như hôm nay thì ấm áp, nhưng về đêm nhiệt độ thường tuột xuống dưới 10 độ C. Chàng trai chỉ có tấm giấy cạc tông thay cho chăn nệm, đôi chân nhét trong cái ba lô, đôi tay đút sâu vô túi áo, thực khó mà ngủ.  Ấy là sức khỏe dẻo dai nên chỉ khó ngủ chứ không bị cảm lạnh hay chết cóng. Nằm trằn trọc dưới hoa chàng nhớ thưở còn đi học có người yêu “ ngủ chung … trên giường ấm.  Tụi mình    là những người tình non trẻ.  Khi chia tay    còn chưa mười chín tuổi.” Giờ bạn bè đã lập gia đình cả, người tình ngày xưa làm cô giáo  ở miền đông. Nhà thơ thì lang thang hết những ngọn  đồi xanh biếc đến bãi biển dài xanh lam, không than thở. “ Nhưng đôi kh...

Truyện cụt

Ý tưởng ban đầu là một tiểu thuyết 80.000 chữ.  Dự định viết trong 4 tháng. Trên xe lửa. (Đây là ý tưởng của nhà văn Anh David Gaffney chứ không phải của  tôi!)  Gaffney sống và làm việc ở hai thành phố khác nhau, ngày nào cũng phải đi về giữa Manchester và Liverpool bằng xe lửa, mỗi chuyến mất 50 phút. Ban đầu Gaffney cũng giống như những hành khách khác, tranh thủ thời gian ngồi trên xe lửa để ngủ hoặc đọc sách. Nhưng vì ông là nhà văn nên ông nghĩ: tại sao mình lại đọc (cái người khác viết) mà không viết (cho người khác đọc)? 50 phút là thời gian đủ để viết 500 chữ, mỗi ngày viết trên 2 chuyến xe lửa  thì sẽ được 1.000 chữ, trừ cuối tuần ra, chừng 4 tháng là ra đời một tiểu thuyết! Nghĩ là làm, Gaffney bắt tay viết ngay, liền tù tì hai tuần lễ. Song viết lách không đơn giản dễ dàng như vậy dù đối với một nhà văn chuyên nghiệp.  Mười cái một ngàn chữ ráp lại không có vẻ gì là những phần liên quan với nhau của một tiểu thuyết. Có thể tiểu thuyết ngày nay kh...

Dịch thơ với Google

Hình ảnh
Tôi chép bài thơ “ One Cigarette ” của   Edwin Morgan , một nhà thơ Tô cách lan mới chết cách đây hai năm, vào http://translate.google.com và  biểu nó dịch sang tiếng Việt. Trong nháy mắt, mà có khi nhanh hơn cả cái nháy mắt, bản dịch tiếng Việt hiện trên màn hình máy tính, song song với nguyên tác.  Tôi bấm vào hình cái loa ở cuối trang và một giọng đàn ông đọc (giọng mũi như Tây) toàn bài thơ, nghe ngộ ngộ, buồn cười.  Tôi nghe lại, không còn buồn cười cái giọng mũi và nhịp đều đều  của máy nữa, bỗng thấy hay hay, vì những câu Google dịch khiến  tôi liên tưởng đến những bài thơ của không ít nhà thơ Việt Nam đương đại. Thử đọc bản dịch khi còn mù nguyên tác: “ Không có   khói   mà   không   có   bạn ,   lửa   của tôi . Sau khi bạn   rời đi, thuốc lá   của bạn   tỏa sáng   trong   cái gạt tàn   của tôi và gửi   lên   một chủ đề   dài   màu xám   yên tĩnh  ...

Vườn rau trước ngõ

Hình ảnh
Bellingham là một thành phố nhỏ dân số chừng trăm ngàn người, có lịch sử khoảng 200 năm, khu được coi là di tích lịch sử có những ngôi nhà “cổ” cỡ 150 tuổi đổ lại. Xóm  tôi ở phần lớn nhà được xây trong khoảng năm 1910-1920, chủ yếu bằng gỗ. Thời đó xứ này còn nhiều rừng, khai thác chế biến gỗ là ngành kinh tế quan trọng nhứt. Khu dân cư này vốn được thiết kế như xóm bình dân, mỗi nhà rộng khoảng 70 đến 150 mét vuông, nằm biệt lập trên một miếng đất nhỏ cỡ  450 mét vuông, phía trước có sân phía sau có vườn. Vườn sau thường trồng cây táo, lê hay mận. Sân trước hầu như mặc định trồng cỏ. Dù mặt tiền mỗi nhà một kiểu, tất cả các sân trước đều y chang nhau: những thảm cỏ xanh mướt  nối nhau liền lạc trải dài mút dãy phố. Có khác chăng là cỏ nhà hàng xóm có vẻ xanh hơn cỏ nhà mình. Ngay từ lúc mới dọn vào  tôi đã nghĩ mảnh sân trước nhà là chỗ lý tưởng lập vườn rau. Nhưng ông chồng không muốn phá vỡ cảnh quan đặc thù của khu dân cư Mỹ. Ổng bảo bãi cỏ là cái không thể ...

Chúng ta đang đi đâu?

Hình ảnh
Nhằm một ngày trời mây u ám mà đọc một cuốn sách của E.O. Wilson thiệt là nhức cái đầu. Ông này là giáo sư của trường đại học Harvard, tác giả của trên 20 cuốn sách, cuốn  tôi đang mon men đọc là cuốn mới vừa xuất bản, The Social Conquest of Earth. Mới cái tựa là nhức cái đầu rồi: với trình độ Anh ngữ bằng A cũng biết trái đất là “the Earth”, và “Earth” luôn đi với mạo từ xác định “the” vì chỉ có một trái đất, nơi chúng ta đang sống. Ông Wilson là Mỹ chánh hiệu, ổng viết “Earth” không có “the”, ai dám bắt giò ổng viết thiếu? Hẳn là ổng cố ý và có ngụ ý về chữ “Đất” trụi lũi đó. “The Social Conquest” có thể hiểu là cuộc chinh phục xã hội, hay mang tính xã hội/quần thể, và vì có chữ “the” nên hiểu rằng đây chính là chủ đề lớn của quyển sách. (Ôi, xin lỗi đồng bào.  Tôi loay hoay giải thích vì hỗm nay hơi hoảng với những tranh luận um sùm về dịch thuật. Nhưng thôi, chúng ta qua sông và bỏ cái gọi là thãm họa lại mà đi tiếp.) Bìa của cuốn sách in lại bức tranh nổi tiếng c...