Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2012

Mùa hè đang ra đi.

Hình ảnh
Nói mùa hè bị đuổi đi thì chính xác hơn. Hôm cuối tuần rồi các siêu thị, thương xá, cửa hàng tranh nhau đại hạ giá, gọi là “Đại hạ giá cho ngày tựu trường”. Người ta đi mua sắm như điên. Nhìn người ta ngược xuôi chóng mặt quá, tôi ra khỏi thương xá, băng qua bãi đậu xe đặc nghẹt, tìm một chỗ ngồi dưới bóng cây, chờ. Không biết chờ đến bao giờ. Người ta rủ đi mua sắm như mọi năm, tôi ham vui mà đi, bây giờ mắc kẹt như vầy. Chỉ có mình tôi thấy hàng hóa bắt ngán, chứ người ta mê man lựa hết cái này đến thử cái kia. Vậy là sắp tựu trường. Cuộc sống ở cái gọi là thành phố đại học này xoay quanh cái trục chính là hoạt động của các trường học, được dẫn dắt bởi hoạt động thương mại của các thương xá và các hệ thống siêu thị. Trời tháng 8 còn xanh ngắt, nắng vàng như mật, đậu đang trổ bông, cà chua mới chín hườm hườm, tức là thiên nhiên vẫn còn sung mãn sức sống mùa hè. Nhưng quảng cáo mua sắm cho ngày tựu trường đã được gởi tới từng nhà, tờ báo địa phương cũng vắt hàng tít to ngang trang...

canh rau đắng, gỏi càng cua

Hình ảnh
Rau càng cua, giống như rau đắng, thân phận nó là ở sau hè, thậm chí hẩm hiu hơn, vì nó chưa từng được “nổi tiếng” như rau đắng nhờ lời ca tiếng nhạc [1] . Nhờ “nổi tiếng” trong mấy năm gần đây mà rau đắng bắt đầu có vị trí trong mấy quầy rau ở chợ, và có lúc trở thành món thời thượng trong các nhà hàng. Do vậy rau đắng trở thành sản phẩm nông nghiệp, được trồng đàng hoàng, có chăm bón tưới tiêu. Cọng rau đắng trở nên mập mạp hơn, bớt đắng đi một chút (như vậy hợp khẩu vị thực khách thị thành hơn), và được đóng gói trong bao bì có nhãn, để có thể tìm chỗ đứng trong siêu thị, ngoài các chợ quê. Chứ ngày xưa, ai mà bán mua gì mớ rau đắng đất! Rau càng cua cũng như rau đắng ngày xưa đó, là thức ăn đỡ. Nhớ xưa bà ngoại tôi khi đặt dĩa rau càng cua bóp giấm lên bàn ăn thừơng nói vậy: “ăn đỡ”. Ăn tạm, ăn cầm chừng, ăn khai vị, appetizers, trong khi chờ dọn lên món khác ngon bổ hơn. Như con cá đồng mà bự mập thì ngoại chặt đầu nấu canh chua, mình cá xắt ra năm bảy khứa kho nước màu, là...

Siêu gọn

Hình ảnh
“ Cả đời tôi đeo đuổi một ước mơ, ước mơ về một nơi tôi có thể gọi là nhà mình; nơi tôi ngồi bên cái bàn nhỏ với những ý tưởng lớn, không bị ai quấy rầy; nơi tôi có thể chào đón bao nhiêu người tùy thích, với khung cửa sổ nhỏ mở ra những mối quan hệ rộng. Tôi đã theo đuổi ước mơ về một thế giới nơi tôi có thể an cư bất cứ nơi nào tôi muốn, với cái giường nhỏ cho những giấc mộng to. Cả đời tôi đã đi theo ước mơ đó, và giờ đây, lần đầu tiên, ước mơ đó đi theo tôi, bất cứ nơi nào tôi đi .”* Lời thuyết minh của đoạn phim dài một phút về ngôi nhà một mét vuông của Van Bo Le-Mentzel thể hiện một khái niệm di dân về nhà: nhà là bất cứ đâu mà mình có được tự do và riêng tư để ngồi suy nghĩ và nằm mơ mộng. Nó siêu gọn để có thể dịch chuyển bất cứ lúc nào đến bất cứ đâu mà nó được dành cho một mét vuông. Chỉ cần một mét vuông trên mặt đất này thôi. Ước mơ của một con người trốc khỏi cội nguồn sao mà cảm động. Nhưng thực tế là hàng trăm triệu người đang sống trên mặt đất mà không sở hữu đư...

Lựa người hay chọn giới?

Hình ảnh
Chị không nói chuyện với tôi nữa, không email cũng không chat. Tôi buồn lắm, tự trách mình cũng có, lo cho chị nhiều hơn. Chị và tôi là bạn bè, để tính coi… hơn 40 năm! Người ta ví von bạn cũ như rượu lâu năm, chắc là nói về hương vị. Về rượu thì tôi không biết, về bạn cũ thì tôi biết một điều chắc chắn: mất một người bạn thời thơ ấu thì không bao giờ có thể lấy gì thay thế được. Bạn thời thơ ấu chính là tuổi ấu thơ của ta. Tôi không cam để mất đi tình bạn này, dù phải quì gối xin lỗi chị. Nhưng mà lỗi gì? Lần cuối cùng nói chuyện với nhau, câu cuối cùng chị nói là “ Thôi, không nói nữa. Mày chưa bao giờ là mẹ của một đứa con dở con dở thằng, mày biết sao được nỗi đau của tao.”   Điều này có thể là khuyết điểm của tôi. Chẳng lẽ vì vậy mà tôi có lỗi với chị? Tôi nhớ lại những gì tôi đã nói trước đó có thể khiến cho chị giận. Có lẽ câu này: “Đồng tính thì có sao đâu? Có thời người ta tưởng mày với tao là một cặp đồng tính, nhưng chính mày với tao biết rõ hơn ai hết mối qu...

Lan man bông trái

Hình ảnh
Trưa tháng tám, nắng ấm và yên ả, mắc võng nằm ngoài vườn, mơ màng sắp ngủ thì chợt thấy nhánh gingko vắt ngang bầu trời có cái gì ngộ ngộ, giống giống như là trái. A, cây gingko trong vườn nhà mình có trái! Dữ hôn! Mười mấy năm nay cứ tưởng nó là cây đực! Khoái quá bèn vô nhà lấy máy hình ra chụp lại để gởi chuyên gia cây cỏ hỏi xem có đúng là trái "bạch quả" đây không, và bây giờ làm gì nó đây? Cứ để nó trên đó cho đến khi nào nó rụng xuống thì lượm, hay phải bắt thang lên mà hái khi nó chín tới? Rồi sao nữa, chế biến cách nào cho thành chè bạch quả? Sẵn cầm máy chụp luôn hình hoa cỏ chung quanh. Dưới tán cây là bụi hoa vân anh. Thấy hoa này lại nhớ hoa vân anh đỏ mọc hoang bên một con đường quê ở Ireland. Nọ mọc một mình một bụi, rực rỡ, cành nhánh đâm ngang chỉa dọc. Vân anh vườn mình màu thì lờn lợt, dáng thì mong manh, mùa đông thì ngủ đông, mùa hè mới đâm tược, trổ bông được vài tuần thì bị sương giá làm cho bầm giập tê tái. Năm kỉa mình định bứng c...

Về thực vật và người

Hình ảnh
Hai câu thơ “ Kiếp sau xin chớ làm người. Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.” trong bài Cây Thông   của Nguyễn Công Trứ thường nổi lên những khi tôi có được khoảnh khắc thong dong trong đời mình. Lý do là cây thông không mọc ở Sài Gòn là nơi tôi đã dành phần lớn thời gian ngược xuôi kiếm sống. Thỉnh thoảng đi chơi Đà Lạt mới thấy cây thông. Vì là lúc đi chơi nên có thì giờ ngồi, hay nằm trên cỏ, nhìn lên cây thông cao đứng trên đồi cao in bóng sừng sững giữa trời cao. Tôi được lúc thong dong nên tôi lẩn thẩn tự hỏi từ kiếp người chuyển sang làm cây thông là tiến hóa hay thoái hóa? Nguyễn Công Trứ rõ ràng chán sự phức tạp của con người (“ Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười”) nên nghĩ làm thông cho khỏe: cứ mọc trong trời đất vậy thôi, gió thổi lá reo, chẳng buồn vui gì cả. Nhưng mấy năm gần đây, những khám phá trong ngành thực vật học cho thấy là cây cỏ cũng có cảm xúc, và theo như giáo sư thực vật Daniel Chamovitz của trường đại học Tel Aviv thì “ xét về   gien v...

Mười hai năm một tỷ

Hình ảnh
Bạn ở xa đến thăm, lần đầu, nên tôi muốn đưa bạn đi coi nhà. Bạn nói khỏi cần, đứng đây (trong phòng chính, từ cửa vào ba bước) bạn đảo mắt một cái là đã thấy hết phòng ốc đồ đạc trong nhà rồi. Bạn lại giễu tôi: “Nhà nhỏ xíu mà cũng khoe!” Thì đúng là so với nhà bạn (hai trăm rưởi thước vuông, tính diện tích tầng trệt và tầng lầu, chứ tầng hầm và tầng áp mái không kể) thì ngôi nhà 70 thước vuông của tôi, theo như bạn nói kèm lời xin lỗi: chỉ bằng cái phòng chơi dành cho trẻ con trên tầng áp mái của nhà bạn. Mà có lẽ còn thua, vì từ cửa sổ cái phòng áp mái nhà bạn còn nhìn ra cảnh đẹp chung quanh, chứ cái nhà tôi bị ép giữa hai căn nhà hàng xóm, phía trước là đường xe đậu dài dài, phía sau là hẻm toàn thùng rác. Dĩ nhiên tôi không cảm thấy buồn tủi gì cả. Vì đây là sự chọn lựa mà cho đến giờ vợ chồng tụi này vẫn hài lòng. Thậm chí hơi tự hào là mình đã đi trước phong trào “ở nhà nhỏ” trên thế giới. Khi thành phố New York có dự án xây những căn hộ rộng không quá 30 thước vuông, t...