Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2012

Úm ba la nước chảy ra

Hình ảnh
( Hỗm nay soạn được một mớ chuyện đời xưa kể lại cho một người bạn ... đời xưa (đời còn đi học!). Bạn bảo là sẽ đăng dần trên báo Nhi Đồng. Không biết bắt đầu đăng chưa. Nhưng nghe vậy là khoái rồi. Ngắt một chuyện ra đăng lên đây để quảng cáo.)   Đời xưa có một kỳ hạn hán dài kinh khủng. Không thể nói chính xác là trận hạn ấy kéo dài bao lâu, bởi vì đời xưa người ta quen tính thời gian theo mùa vụ, mà hạn hán thì không trồng trọt được gì cả, không có mùa màng gì hết. Trẻ con sanh ra trong thời kỳ hạn hán này không có thôi nôi cũng không có sinh nhựt, đứa nào cũng èo uột đầy ghẻ. Thời gian ngưng lại như bị mắc kẹt trong hốc đá. Mọi người ngồi thừ   ra uể oải, nói với nhau: Chừng nào mưa sẽ gieo hạt, chừng nào mưa sẽ lợp lại mái nhà, chừng nào mưa sẽ tắm trẻ con sạch sẽ… Nhưng người ta ngồi trông hoài mà chẳng thấy mưa. Ai cũng khô quắt lại như cây cỏ quanh mình. Chỉ riêng ông Bụng Bự là vẫn mập mạp tươi rói.   Mọi người bắt đầu thắc mắc ông Bụ...

Chuyện đời xưa kể lại

Hình ảnh
Đời xưa ở nước Đức có một ông Grimm. Trong vòng mười một năm vợ ông là Dorothea sanh liên tiếp chín đứa con, đều mang họ Grimm. Chẳng may, ba đứa trong đàn con ấy chết yểu. Lại chẳng may nữa, ông Grimm qua đời bỏ lại lũ con còn nhỏ xíu. Đứa lớn nhứt là Jacob mới 11 tuổi. Đứa tiếp theo là Wilhelm 10 tuổi. Hai đứa này về sau lớn lên nổi tiếng khắp thế giới nhờ tài kể chuyện đời xưa. Bởi vì sinh thời ông Grimm cha là một luật sư giàu có nên anh   em Jacob và Wilhelm Grimm đều được giáo dục tử tế để nối nghiệp cha. Cả hai đều học ngành luật ở trường đại học Marburg. Vận rủi không tha, bà Grimm qua đời. Jacob và Wilhelm phải nghỉ học đi làm nhân viên thư viện để nuôi các em. Cũng may cho hậu thế,   hai anh   em đã tận dụng điều kiện làm việc giữa kho tàng sách báo mà soạn ra bộ   Kinder- und Hausmärchen   (quyển 1 in năm 1812, quyển 2 in năm 1814). Bộ sách này tập hợp những câu chuyện đời xưa được lưu truyền trong dân gian, tên sách là   Truyện kể cho trẻ...

Chờ chết

Hình ảnh
Hôm qua tôi đi thăm một người quen đang ở phòng chăm sóc đặc biệt giai đoạn cuối đời người, tiếng Anh gọi là “hospice care”. Những người được hưởng sự chăm sóc này là những người bệnh không thể chữa trị nữa và không hy vọng sống quá 6 tháng. Người ta ngừng các biện pháp “trị bệnh”, chỉ dùng các biện pháp giúp người bệnh thoải mái thể chất và thanh thản tâm hồn để khép lại cái vòng sinh-lão-bệnh-tử một cách nhẹ nhàng. Người bạn tôi năm nay 93 tuổi, cách đây vài tháng vẫn tự đi đứng và tự chăm sóc bản thân mình, thậm chí còn chăm sóc cả một vườn hoa nho nhỏ. Tôi chưa hề nghe bà than phiền về sức khỏe hay vấn đề cá nhân gì khác ngoài chuyện mắt hình như ngày càng kém vì không đọc được, hay đọc mà không hiểu được email của mấy đứa cháu và chắt. Chữ gì mà trông giống như dấu gạch xóa với những hình tròn nhe răng. Cho đến hôm nọ nghe tin bà bị đưa đi cấp cứu, được chẩn bệnh lymphoma, dự định dùng hóa trị, nhưng cuối cùng chuyển qua “hospice care”. Tôi lật đật đi thăm bà với ý thức ...

Cái giàn bếp giữa nhà

Hình ảnh
Cuối năm 1984 tôi có dịp đi dọc một đoạn đường mòn Hồ Chí Minh. Không phải con đường tráng nhựa như bây giờ. Mà là con đường mòn không dấu   người đi lại giữa núi rừng sau khi chiến tranh chấm dứt. Ngay cả người dẫn đường, không phải một “tour guide” mà là một cán bộ từng đi lại nhiều lần trên con đường đó thời chiến tranh, cũng ngỡ ngàng, không chắc chỗ mình đang đi có phải là con đường từng vang danh thế giới.      Rừng núi đột ngột im phắc khi bóng tối ập xuống. Người dẫn đường bảo tôi có gì cứ ở yên trên xe, cúi rạp người xuống nếu nghe súng nổ. Ông ta cầm khẩu súng ở tư thể sẵng sàng nhả đạn, hướng mũi súng vào bóng tối mà chiếc xe lao vào. Xe này là một loại xe Liên xô, nghe tài xế gọi là u-oát, giống cái xe jeep Mỹ. Ngồi giữa người cầm lái và người dẫn đường là anh bạn nhiếp ảnh gia, tôi và hai nhà văn khác ngồi ở băng ghế sau. Chúng tôi được tham gia chuyến đi đường mòn Hồ Chí Minh để chuẩn bị cho số báo Tuổi Trẻ kỷ niệm 10 năm kết thúc chiến tranh....

Ma không chồng

Hình ảnh
Nhân vật chính trong truyện Kiều là một sản phẩm hoàn mỹ của trí tưởng tượng đàn ông Nho giáo. Nàng đẹp theo kiểu “ Mai cốt cách tuyết tinh thần” , tài theo kiểu “ Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm” . Sau   khi miêu tả và ca ngợi tài sắc của nàng như   một siêu mỹ nhân với thiên tài xuất chúng, tác giả kết thúc phần giới thiệu nhân vật rằng “ Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” , nghĩa là nàng sắp tới tuổi lấy chồng.   Ừ, thì lấy chồng. Trong xã hội xưa, con gái sinh ra nuôi lớn lên là để gả chồng, chuốt trau tài sắc là để xứng đáng với trang nam tử sẽ là đấng ông chồng tương lai. Cho đến bây giờ vẫn còn những người con gái được nuôi dạy, và tự dạy mình, sao cho hấp dẫn đàn ông, sao cho lấy được tấm chồng phú quí,   rồi dù tấm chồng thế nào cũng phải làm sao cho giữ được chồng. Diễn biến truyện Kiều là những lãng mạn, đau đớn, tủi nhục, và tuyệt vọng của một người đàn bà cố gắng tìm cho mình một người chồng. Có chồng để thân thể người đàn bà chỉ làm một chức năng...

Mùa Rụng

Hình ảnh
Tiếng Mỹ gọi mùa thu là mùa Rụng (Fall). Người cho rằng thì là tại vì mùa này lá rụng. Chẳng những lá rụng mà trái rụng và cành cũng rụng luôn nếu gió to. Người khác bảo mùa này trời sụp tối nhanh (days fall short), rồi người   khác nữa giải thích về chuyển động của trái đất, mặt trời, mặt trăng, độ xiên của ánh sáng, độ dài của vân vân. Dĩ nhiên gọi mùa Thu, mùa Sụp hay mùa gì cũng được, nhưng chẳng thể nào hay bằng mùa Rụng. Cuối tháng chín   táo rụng lai láng trên bãi cỏ hàng xóm. Đó là các loại táo mùa hè, chín sớm và rụng ào ào khi làn gió heo may đầu tiên thổi qua. Táo mùa đông vẫn còn chưa chín. (Đúng vậy, có các thứ táo hạ, táo thu, táo đông). Trong đám táo trồng ở xóm này, không có cây nào giống cây nào. Mỗi nhà trồng một hai cây, hoặc năm ba cây, tùy sở thích mà chọn giống. Trên thế giới có 7.500 giống táo khác nhau, mắc gì mình trồng có một cây mà lại chọn cái cây giống y cây bên nhà hàng xóm? Phải khác người chứ! Nếu như ở Việt Nam nhà nào có miếng sân là...