làm biếng
Từ sáng đến giờ chỉ đọc sách và ngủ. Chung quanh chỗ nằm ê hề sách. Ngày mai là chủ nhật, làm biếng thêm một ngày nữa, đọc cho hết mớ sách này.
Nhớ chuyện bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng dụ dỗ cháu ngoại đọc sách. (giọng nói của ông khiến mình nhớ ông ngoại mình lắm.) Ông kể là đứa cháu ngoại thích nhảy dây, đòi ông quay dây thun cho nó nhảy, ông bèn ra điều kiện là cháu phải nghe ông đọc cho một đoạn sách rồi mới chơi, và ông đọc một bài trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư. Nghe ông kể cũng đủ thấy hai ông cháu thiệt là hạnh phúc. Còn mình thì ngẫm nghĩ cái chi tiết: quyển sách ông đọc cho cháu (không biết mấy tuổi) là Quốc Văn Giáo Khoa Thư. Có lẽ đó là cuốn sách giáo khoa duy nhứt ở Việt Nam mà sau khi học xong , lên lớp, ra trường, làm bác sĩ, làm ông ngoại, người ta vẫn giữ gìn và đọc lại.
Thế hệ của mình không còn học Quốc Văn Giáo Khoa Thư nữa, biết đến cuốn sách đó nhờ đọc truyện ngắn về Tình nghĩa Quốc Văn Giáo Khoa Thư của nhà văn Sơn Nam. Hôm qua nghe BS Hùng kể chuyện, bèn đi kiếm một cuốn về đọc, để tưởng tượng mình là một đứa con nít thời nay nghe đọc những bài học Quốc Văn ấy. Khó lắm. Làm sao mình làm một đứa con nít được? Nhưng đọc đi đọc lại mấy bài học ngắn đó, thấy mình ... trong sáng ra. Có lẽ từ nay mỗi ngày mình đọc lại một bài, đọc thuộc lòng như trẻ con học, rồi ráng làm đúng như sách dạy. Bây giờ mình không trông mong gì hoàn thiện con người mình, nhưng đem những bài văn ngắn đó thay vào mấy bài kinh đọc thầm khi đi bộ thiền, để coi lâu ngày có thấm thía hết ý nghĩa không?
Nhớ chuyện bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng dụ dỗ cháu ngoại đọc sách. (giọng nói của ông khiến mình nhớ ông ngoại mình lắm.) Ông kể là đứa cháu ngoại thích nhảy dây, đòi ông quay dây thun cho nó nhảy, ông bèn ra điều kiện là cháu phải nghe ông đọc cho một đoạn sách rồi mới chơi, và ông đọc một bài trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư. Nghe ông kể cũng đủ thấy hai ông cháu thiệt là hạnh phúc. Còn mình thì ngẫm nghĩ cái chi tiết: quyển sách ông đọc cho cháu (không biết mấy tuổi) là Quốc Văn Giáo Khoa Thư. Có lẽ đó là cuốn sách giáo khoa duy nhứt ở Việt Nam mà sau khi học xong , lên lớp, ra trường, làm bác sĩ, làm ông ngoại, người ta vẫn giữ gìn và đọc lại.
Thế hệ của mình không còn học Quốc Văn Giáo Khoa Thư nữa, biết đến cuốn sách đó nhờ đọc truyện ngắn về Tình nghĩa Quốc Văn Giáo Khoa Thư của nhà văn Sơn Nam. Hôm qua nghe BS Hùng kể chuyện, bèn đi kiếm một cuốn về đọc, để tưởng tượng mình là một đứa con nít thời nay nghe đọc những bài học Quốc Văn ấy. Khó lắm. Làm sao mình làm một đứa con nít được? Nhưng đọc đi đọc lại mấy bài học ngắn đó, thấy mình ... trong sáng ra. Có lẽ từ nay mỗi ngày mình đọc lại một bài, đọc thuộc lòng như trẻ con học, rồi ráng làm đúng như sách dạy. Bây giờ mình không trông mong gì hoàn thiện con người mình, nhưng đem những bài văn ngắn đó thay vào mấy bài kinh đọc thầm khi đi bộ thiền, để coi lâu ngày có thấm thía hết ý nghĩa không?