cuộc biển dâu

Có một lần, bay về Sài Gòn từ phương nam, trên máy bay nhìn xuống thấy lênh láng nước, đoán là đồng bằng sông Cửu Long, lúc đó đang mùa lũ lụt. Thực ra vẫn thấy đường xá, nhà cửa, nhưng tất cả công trình của con người nhỏ nhoi gì đâu.
Có một lần đi nghe thuyết trình về biến đổi khí hậu trái đất, thấy trên hình minh hoạ theo từng thập niên nước biển dâng ngập dần đất liền. Mình đương nhiên chú ý tới nước mình, một bán đảo nhỏ xíu ở vùng đông nam chấu Á. Vùng đồng bằng sông Cửu Long bị chìm trong nước biển sớm nhứt. Cứ nhìn mực nước biển lấn dần lấn dần, và chẳng mấy chốc cả vùng đồng bằng biến mất!
Nếu mình ngủ một giấc ở cõi Bồng Lai rồi trở về trần như Từ Thức, thấy ruộng lúa đã hoá biển xanh, có lẽ kinh hoàng thật. Nhưng theo lời diễn giả thì nỗi kinh hoàng đó không đang kể nếu so với những tang thương mà người tại chỗ trải qua trong quá trình chìm xuống. Bởi vì từng năm một biến dâng từng tí một, lấn từng tí đất, gây ra những biến động liên tục đến môi trường -> kinh tế -> xã hội -> văn hoá. Bởi vì cùng với băng tan, biển dâng, là thời tiết trái khoáy, bão tố thất thường, mùa màng thất bát, xáo trộn đời sống (chiến tranh, dịch bệnh...)
Đời người thì ngắn, cuộc biển dâu có vẻ lâu dài và trên toàn trái đất, nên cảm giác bất lực và tuyệt vọng. Có thể rồi con người cũng tìm ra được biện pháp cứu trái đất - hoặc sống chung với môi trường đã biến đổi - Có thể lúc đó chẳng còn mình để mừng hay lo. Chỉ biết bây giờ mỗi lần đi máy bay nội địa, đều xin ngồi cạnh cửa sổ để nhìn xuống mảnh đất nhỏ nhoi này mỗi lần máy bay lên và xuống, cố thu vào tâm trí mình hình ảnh từng con đường, dòng sông, phố thị...
Thôi, tới giờ ra phi trường rồi!

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vượt qua cơn sốc

Ma không chồng

2222