Người kể chuyện của “Xóm đồ chơi”
(Đọc truyện Xóm đồ chơi của Lưu thị Lương)
Có một người kể chuyện đồng thoại xưa lắc là Ê Dốp. Nhà văn đương thời José Saramago cũng là người kể chuyện đồng thoại tuyệt vời, và giữa Ê Dốp và Saramago là vô số những người kể chuyện đồng thoại khác: Leonardo da Vinci, Jean de La Fontaine, Leo Tolstoy, Franz Kafka, George Orwell… Liệt kê những tên tuổi ấy ra không phải là để bắt quàng làm sang cho nhà văn Lưu Thị Lương. Ví dụ không nói tới những bậc tiền bối đó, thì Lưu thị Lương vẫn là người kể chuyện duyên dáng của Xóm đồ chơi.
Những câu chuyện Lưu thị Lương kể đều ngắn gọn, súc tích, theo tiêu chuẩn của truyện đồng thoại, và hàm chứa một bài học luân lý. Chẳng hạn: Một con cá ỷ mình to khoẻ, một mình một chậu tung hoành, không chia sẻ không gian sống với ai hết, đến khi già mù mắt, một mình xoay sở không xong, khốn nạn khổ sở, cho đến khi có một con cá nhỏ khác xuất hiện nhắc nhở:
- Bác ơi. Bác sắp va vào bộ lọc nước đấy.
Con cá lớn ậm ừ trong cổ họng, quơ vây lùi lại.
Ậm ừ như thế, ý là cám ơn ấy mà. Bởi vì nó ngượng mồm. Thôi để lần sau vậy. Con cá nhỏ còn giúp nó nhiều.
Nếu khe khắt coi nhân vật đồng thoại là đồ vật, thú vật, và các lực tự nhiên (gió, nắng, nứơc…) thì một số chuyện trong Xóm đồ chơi thuộc về loại sự tích, loại chuyện giải thích đồ vật, hiện tượng, theo một vũ trụ quan đơn giản cho trẻ con. Chẳng hạn: Ngày xưa, có một anh nhà giàu nhất làng…Anh ta keo kiệt và kén chọn đến nỗi chết già một mình. Và vì không làm điều gì xấu nên ông được ưu tiên chọn kiếp đầu thai. Nghĩ mình làm người nữa thì cũng chẳng lấy được người vợ như ý, ông bèn xin Diêm Vương cho thử sống cuộc đời của loài vật xem sao. Diêm Vương chuẩn y nguyện vọng, và thế gian này xuất hiện một con vật tượng trưng cho sự giàu có của loài người. (…)Đặc biệt con vật đó có tới hai tên gọi. Nơi này thì gọi là lợn. Nơi khác gọi là heo.
Nhưng tôi cho là độc giả của Xóm đồ chơi không bận tâm đến thể loại đâu. Cái được đáng đồng tiền nhất khi nghe Lưu thi Lương kể chuyện là tiếng cười hồn nhiên, phát ra thuần túy vì chi tiết thú vị, chẳng hạn: Câu chuyện kể từ đầu là cuộc phiêu lưu của con ruồi. Nó lạc vô cái bánh kem sinh nhật của vua. Ruồi nghĩ bụng “Khi họ đốt nến, mình sẽ phỏng nặng đấy. Mau chạy thôi.”Con ruồi bèn cắm đầu cắm cổ bay thoát ra ngoài. Và câu chuyện kết thúc: hôm ấy tất cả những ai dự tiệc được vua ban bánh kem, đều bị đau bụng suốt đêm.
Người kể chuyện cho trẻ con giống nghệ sĩ hài ở chỗ: họ có một cái duyên đặc biệt khiến cho một câu chuyện người khác vừa kể vừa cù mà không ai cười được, nhưng họ vừa tằng hắng là người ta bò ra cười. Những chuyện trong Xóm đồ chơi nói chung là đơn giản, và nếu tôi kể thì chắc là nhạt nhẽo, kiểu này: con chó sủa to, hung hãn, nên giữ nhà giỏi, còn con mèo ỏng ẹo thì chỉ được việc bắt chuột nhí. Nhưng nghe đứa cháu cứ vừa đọc vừa cười khanh khách, tôi hỏi, nó bảo dì nghe nè, rồi đọc lại mà không nhịn được cười: Tiếng kêu của mèo cứ meo meo méo méo êm tai, nên chủ nhà đang ngủ say tít không nghe được. Tệ nhất là khi người lạ vuốt ve sống lưng của mèo, thì nó lại lim dim mắt, kêu rừ rừ khoái chí, chẳng còn chống cự gì cả. Thế là đêm hôm đó, đồ đạc lớn bé trong nhà mất sạch.
Lưu thị Lương là bạn tôi, nhưng không thể vì vậy mà tôi lờ đi những khuyết điểm lớn của cuốn sách nhỏ này. Thứ nhứt là thông tin phản khoa học, kiểu giải thích nhật thực nguyệt thực là lỗi của các bà tiên rách việc. Thứ hai là mặc cảm tự ti phái nữ khiến tác giả cho gà mái, dế mái, và các thứ giống cái khác trong thiên nhiên đều bị thiệt thòi thua kém phe trống / đực. Thứ ba là tư tưởng con người ích kỷ thống trị thế gian, thí dụ Giun đất học cách đào cho đất tơi mềm xốp xộp, giúp ích cho bác nông dân. Tư tưởng này lạc hậu rồi, ngày nay người ta cần dạy trẻ con trái đất là nơi trú ngụ chung của muôn loài, mỗi loài tự sinh tồn như bộ phận của sự sống trên trái đất, chứ không phải thế gian này được tạo lập để phục vụ cho lợi ích con người mà thôi.
Tuy nhiên sự phản biện của tôi lại bị đứa cháu tôi phản biện lại: Truyện đồng thoại đâu phải sách khoa học thường thức! Truyện cho trẻ con mà cũng méo nữ quyền! Và, mai kia người ta lớn lên, người ta ắt biết con người nhỏ nhoi cô độc như thế nào, chứ thưở là trẻ con, người ta là cái rốn của cái vũ trụ gồm ông bà cha mẹ anh chị cô dì chú bác thầy cô, thì thế giới chung quanh mình tồn tại là vì mình, đương nhiên. Cháu tôi chỉ phàn nàn một điểm: thíêu lô gíc, chẳng hạn: cái gối bị con chó tha liệng vô rỗ đồ chơi, bị ngộ nhận là một con rùa, bị kêu ca phàn nàn ghét bỏ, cho đến khi cái gối được bà chủ nhà nhấc lên, nó mới tiết lộ thân phận khiến cho đám đồ chơi áy náy. Hoá ra cái gối biết nói! Vậy sao ngay từ đầu nó không nói năng gì, để gây ra biết bao ngộ nhận!
Tôi nói cái gối đúng là trẻ con, nhưng cháu tôi nói: đừng có tưởng độc giả trẻ con ngốc nhé!
Sài Gòn 27/5/2008
Chú thích: các chữ italic trong bài là trích nguyên văn trong quyển Xóm đồ chơi của Lưu thị Lương
(bài đã đăng báo Tuổi Trẻ)

Những câu chuyện Lưu thị Lương kể đều ngắn gọn, súc tích, theo tiêu chuẩn của truyện đồng thoại, và hàm chứa một bài học luân lý. Chẳng hạn: Một con cá ỷ mình to khoẻ, một mình một chậu tung hoành, không chia sẻ không gian sống với ai hết, đến khi già mù mắt, một mình xoay sở không xong, khốn nạn khổ sở, cho đến khi có một con cá nhỏ khác xuất hiện nhắc nhở:
- Bác ơi. Bác sắp va vào bộ lọc nước đấy.
Con cá lớn ậm ừ trong cổ họng, quơ vây lùi lại.
Ậm ừ như thế, ý là cám ơn ấy mà. Bởi vì nó ngượng mồm. Thôi để lần sau vậy. Con cá nhỏ còn giúp nó nhiều.
Nếu khe khắt coi nhân vật đồng thoại là đồ vật, thú vật, và các lực tự nhiên (gió, nắng, nứơc…) thì một số chuyện trong Xóm đồ chơi thuộc về loại sự tích, loại chuyện giải thích đồ vật, hiện tượng, theo một vũ trụ quan đơn giản cho trẻ con. Chẳng hạn: Ngày xưa, có một anh nhà giàu nhất làng…Anh ta keo kiệt và kén chọn đến nỗi chết già một mình. Và vì không làm điều gì xấu nên ông được ưu tiên chọn kiếp đầu thai. Nghĩ mình làm người nữa thì cũng chẳng lấy được người vợ như ý, ông bèn xin Diêm Vương cho thử sống cuộc đời của loài vật xem sao. Diêm Vương chuẩn y nguyện vọng, và thế gian này xuất hiện một con vật tượng trưng cho sự giàu có của loài người. (…)Đặc biệt con vật đó có tới hai tên gọi. Nơi này thì gọi là lợn. Nơi khác gọi là heo.
Nhưng tôi cho là độc giả của Xóm đồ chơi không bận tâm đến thể loại đâu. Cái được đáng đồng tiền nhất khi nghe Lưu thi Lương kể chuyện là tiếng cười hồn nhiên, phát ra thuần túy vì chi tiết thú vị, chẳng hạn: Câu chuyện kể từ đầu là cuộc phiêu lưu của con ruồi. Nó lạc vô cái bánh kem sinh nhật của vua. Ruồi nghĩ bụng “Khi họ đốt nến, mình sẽ phỏng nặng đấy. Mau chạy thôi.”Con ruồi bèn cắm đầu cắm cổ bay thoát ra ngoài. Và câu chuyện kết thúc: hôm ấy tất cả những ai dự tiệc được vua ban bánh kem, đều bị đau bụng suốt đêm.
Người kể chuyện cho trẻ con giống nghệ sĩ hài ở chỗ: họ có một cái duyên đặc biệt khiến cho một câu chuyện người khác vừa kể vừa cù mà không ai cười được, nhưng họ vừa tằng hắng là người ta bò ra cười. Những chuyện trong Xóm đồ chơi nói chung là đơn giản, và nếu tôi kể thì chắc là nhạt nhẽo, kiểu này: con chó sủa to, hung hãn, nên giữ nhà giỏi, còn con mèo ỏng ẹo thì chỉ được việc bắt chuột nhí. Nhưng nghe đứa cháu cứ vừa đọc vừa cười khanh khách, tôi hỏi, nó bảo dì nghe nè, rồi đọc lại mà không nhịn được cười: Tiếng kêu của mèo cứ meo meo méo méo êm tai, nên chủ nhà đang ngủ say tít không nghe được. Tệ nhất là khi người lạ vuốt ve sống lưng của mèo, thì nó lại lim dim mắt, kêu rừ rừ khoái chí, chẳng còn chống cự gì cả. Thế là đêm hôm đó, đồ đạc lớn bé trong nhà mất sạch.
Lưu thị Lương là bạn tôi, nhưng không thể vì vậy mà tôi lờ đi những khuyết điểm lớn của cuốn sách nhỏ này. Thứ nhứt là thông tin phản khoa học, kiểu giải thích nhật thực nguyệt thực là lỗi của các bà tiên rách việc. Thứ hai là mặc cảm tự ti phái nữ khiến tác giả cho gà mái, dế mái, và các thứ giống cái khác trong thiên nhiên đều bị thiệt thòi thua kém phe trống / đực. Thứ ba là tư tưởng con người ích kỷ thống trị thế gian, thí dụ Giun đất học cách đào cho đất tơi mềm xốp xộp, giúp ích cho bác nông dân. Tư tưởng này lạc hậu rồi, ngày nay người ta cần dạy trẻ con trái đất là nơi trú ngụ chung của muôn loài, mỗi loài tự sinh tồn như bộ phận của sự sống trên trái đất, chứ không phải thế gian này được tạo lập để phục vụ cho lợi ích con người mà thôi.
Tuy nhiên sự phản biện của tôi lại bị đứa cháu tôi phản biện lại: Truyện đồng thoại đâu phải sách khoa học thường thức! Truyện cho trẻ con mà cũng méo nữ quyền! Và, mai kia người ta lớn lên, người ta ắt biết con người nhỏ nhoi cô độc như thế nào, chứ thưở là trẻ con, người ta là cái rốn của cái vũ trụ gồm ông bà cha mẹ anh chị cô dì chú bác thầy cô, thì thế giới chung quanh mình tồn tại là vì mình, đương nhiên. Cháu tôi chỉ phàn nàn một điểm: thíêu lô gíc, chẳng hạn: cái gối bị con chó tha liệng vô rỗ đồ chơi, bị ngộ nhận là một con rùa, bị kêu ca phàn nàn ghét bỏ, cho đến khi cái gối được bà chủ nhà nhấc lên, nó mới tiết lộ thân phận khiến cho đám đồ chơi áy náy. Hoá ra cái gối biết nói! Vậy sao ngay từ đầu nó không nói năng gì, để gây ra biết bao ngộ nhận!
Tôi nói cái gối đúng là trẻ con, nhưng cháu tôi nói: đừng có tưởng độc giả trẻ con ngốc nhé!
Sài Gòn 27/5/2008
Chú thích: các chữ italic trong bài là trích nguyên văn trong quyển Xóm đồ chơi của Lưu thị Lương
(bài đã đăng báo Tuổi Trẻ)