Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2010

Chàng Hà Tiện

Anh ta có chỗ nào không được? Cô gái nhún vai: “Kẹo không chịu nỗi.” Tôi không bàn ra tán vô gì được nữa. Một anh chàng hà tiện thì con gái tránh xa bảy thước, bình thường. Hai cô cháu im lặng đi bên nhau được nửa quảng đường viền quanh cái hồ. Đây chỉ là một cái hồ nhỏ, nằm gọn lỏn trong một công viên vắng vẻ, chỉ có lũ vịt trời đông đúc, nhởn nhơ. Tôi định bắt lũ vịt làm đề tài để đổi hướng câu chuyện đang tắc tị thì cháu tôi chợt nói, giọng tức tối: Cháu sẽ dọn ra, không share phòng với nó nữa. Mùa hè nóng gần chết mà nó nhứt định không mở máy lạnh, lại mở hết cửa sổ cho nắng vô nhà, rồi cởi trần ra ngồi dưới bóng cây; mùa đông thì vặn nhiệt độ xuống sáu mươi mấy (độ F), cháu kêu lạnh nó bảo mặc thêm áo vào. Nó khùng. Điện nước tính gộp trong tiền phòng, mắc gì phải hà tiện? Tôi vừa há miệng toan lý giải thử là anh chàng này có lẽ giống ông chồng tôi, muốn rèn luyện cơ thể mình quen với những thay đổi thời tiết . Lý thuyết của ổng là một môi trường nhân tạo với nhiệt độ không đổi...

xế hộp

Hình ảnh
cũng là xế hộp chứ không à? Vừa như phi thuyền vừa như mô tô cải tiến. Ấy mới là quái kiệt Bellingham!

Thói quen

Cô gái mười chín tuổi, sống trong ký túc xá, nỗi lo nghĩ ngày đêm là gì? Tôi thường tự hỏi như vậy, rồi gạt bỏ vấn đề: mười chín tuổi người ta chẳng lo nghĩ gì cả. Nếu có thì cũng lo nghĩ trong chốc lát, chẳng hạn tới kỳ nộp bài làm rồi, vài giờ trước “hạn chót” mới ngồi xuống viết như điên. Cái đó hồi xưa tôi cũng vậy, bây giờ cô cháu gái của tôi thậm chí rút ngắn thời hạn “lo nghĩ” đó thành nửa tiếng hay một giờ gõ trên máy tính, rồi bấm nút “send” cho giáo sư, xong kể như “quẳng gánh lo đi mà vui sống.” Thế nhưng cô nàng than thở: “Con lo nghĩ suốt ngày đêm luôn, ngày nào cũng cân, ăn cái gì cũng tính ca lo, lên một cân là mất ngủ.” Ôi trời ơi, con nhỏ lo mập. Thực ra chính tôi cũng mỗi ngày tự cân mình, buồn vui theo trọng lượng trồi sụt của cơ thể. Nhưng mà tôi già rồi, cơ thể xồ sề ra, thẩm mỹ không thành vấn đề, vấn đề đáng lo là sức khỏe. Hồi tôi mười chín hai mươi, tôi nhớ, mình ăn uống “vô tư”, chẳng lo lắng gì hết, mà cũng không thể nào mập. Làm sao mà đang tuổi tiêu hao ...

Mây bay

Bầu trời tháng 7 ở đây xanh ngăn ngắt, không một gợn mây, khiến tôi buộc miệng hỏi ngớ ngẩn: Mây trôi về đâu cả rồi? Những ngày mây âm u thì trông cho trời nắng để đi chơi, đến hôm trời nắng bỗng nhiên mắc đủ thứ công việc, cứ hì hụi làm xong việc này lại đẻ ra việc khác. Thỉnh thoảng ngừng để thở, chợt thấy trời xanh phát thèm. Nhớ trời Sài Gòn (ngày xưa) có những trưa trong veo như vậy, nhưng buổi chiều từng đàn mây lũ lượt kéo qua bầu trời, có khi mưa có khi không. Những buổi chiều không mưa, hoặc mưa đã tạnh, gió thổi lồng lộng và mây trên trời biến đổi liên tục. Trong một hẻm cụt có một căn nhà nhỏ. Căn nhà nhỏ có một cái gác thấp dùng làm chỗ ngủ, nếu người cao vóc đứng thẳng đầu có thể đụng nóc. Tuy thấp nhưng căn gác có một ô cửa sổ trổ ra nóc nhà bên cạnh. Từ ô cửa sổ không rèm không kính ấy, nắng gió tự do ra vào. Và nằm cạnh cửa sổ có thể nhìn thấy một mảnh trời xanh triền miên mây trắng bay. Nếu mưa thì hơi cực. Phải dùng một tấm ni lông căng ra bít “ô cửa sổ” lại, chống ...

Cám ơn

Chủ nhật tươi hồng, chủ nhật xanh trong! Trời nắng và hoa hồng trong vườn đang tỏa hương. Tôi xuống phố, đường xá vắng hoe. Đặc điểm những khu phố chính (downtown) của các thành phố nhỏ ở Mỹ là những ngày cuối tuần đìu hiu khi các công sở, ngân hàng, văn phòng các công ty… đóng cửa. Một số nhà hàng, tiệm quán cũng đóng cửa vì thưa vắng khách. Người ta đi mua sắm ở các khu thương xá, hoặc đi chơi ở các khu giải trí. “Phố” chỉ còn khách du lịch vãng lai thăm mấy nhà bảo tàng hay chụp hình những kiến trúc cổ mà thành phố cố giữ để hấp dẫn du khách. Phố vắng như mọi khi, chứ không phải vì bữa nay mọi người ở nhà coi trận chung kết World Cup. Con số dự đoán mười mấy triệu khán giả Mỹ coi truyền hình trực tiếp trận bóng đá này được phân tích là tập trung ở những thành phố đông dân nói tiếng Tây Ban Nha và người nước ngoài hay dân nhập cư từ châu Á, như Miami, San Diego, San Francisco. New York cũng thuộc vào hàng những thành phố Mỹ sôi động trong mùa World Cup này vì có khoảng 2 triệu người ...

Đội bóng lý tưởng

Cuộc đại trình diễn World Cup sắp tới chung cuộc, trước khi sân khấu kéo màn, khán giả đua nhau xếp hạng cầu thủ, thử dàn dựng một đội bóng đá thế giới lý tưởng. Từ đầu chỉ có 32 đội tham dự World Cup, cuối cùng chỉ có một đội vô địch, nhưng hiện nay có hàng trăm, hàng ngàn, có thể hàng triệu, đội bóng “lý tưởng” được các bình luận gia và người hâm mộ bình chọn. Như các thứ “lý tưởng” khác, một đội bóng đá lý tưởng không bao giờ tồn tại trong thực tế. Không phải vì FIFA không thể nào lập một đội bóng với 11 cầu thủ giỏi nhất ở các vị trí thủ môn, tiền vệ, trung vệ, hậu vệ (và giao cho một huấn luyện viên lý tưởng). Dù mười người mười một ý, nhưng nếu chấm điểm từng cầu thủ như thi hoa hậu hay ca sĩ Idol, thì việc tuyển chọn không đến nỗi bất khả thi, miễn là đừng để trọng tài Koman Coulibaly vô ban giám khảo. Cũng may FIFA cứ lệ cũ mà làm, bế mạc mỗi kỳ World Cup đều giống nhau, tuy những màn ca múa dân tộc có khác nhau tùy địa phương diễn ra trận đấu cuối cùng. Đội giành được chiến ...

Dự đoán vô địch

Mọi người đang xúm nhau nói về phong cách khác nhau của hai đội bóng đá cuối cùng sẽ tranh chức vô địch. Phong cách Tây Ban Nha và phong cách Hà Lan. Đội nào hay dở chỗ nào? Hồi cup châu Âu 2004, đội Hy Lạp bị chê là chơi theo phong cách cổ lỗ sỉ. Huấn luyện viên đội Hy Lạp lúc đó là ông Otto Rehhagel tỉnh bơ nói: “Đội hiện đại nhất là đội chiến thắng.” Dĩ nhiên ông có lý: Hy Lap giành được cup vô địch châu Âu kỳ đó. Vì vậy cứ chờ đến chủ nhật này ắt biết phong cách bóng đá nào hiện đại nhứt thế giới hiện nay. Huấn luyện viên đội Hà Lan là Bert van Marwijk. Ông này được siêu sao đang sáng chói Wesley Sneijder nịnh rằng: “Tôi khoái huấn luyện viên ngồi trầm tĩnh trên băng ghế hơn là đồ ba trợn như Maradona hay Dunga”. Chắc ai từng xem mấy trận đấu có đội Argentina đều nhớ hình ảnh Maradona loi choi như gà mắc đẻ bên lề sân cỏ, thậm chí bắt cả bóng khi bóng bay ra ngoài đường biên. Hồi đội Argentina đang thắng, bao nhiêu kẻ đã ca ngợi tình yêu cuồng nhiêt, sự quan tâm tha thiết, “hết l...

Ngày không đá bóng

Một đợt nắng nóng tràn qua vùng Tây Bắc Thái Bình Dương trong tuần này, cao điểm vào thứ năm và thứ sáu. Đó là những ngày không có trận đá banh nào. Vừa nghe nhớ nhớ, lại thấy nhẹ nhõm. Hơn sáu chục trận liền tù tì trong một tháng! Ấy là chỉ xem người ta đá, người ta hò reo nhảy múa, người ta bình luận. Mấy người bình luận trên đài ESPN hay thật, nói liên tục, có khi hai ba người cùng tranh nhau nói, líu cả lưỡi, mắt trợn tròn, mồm ngoác rộng. Có một đoạn video người nào đó cắc cớ quay cảnh bình luận viên hào hứng quá khi bóng tung lưới đã đập liên tục cái micro vào miệng mình khiến môi sưng vù sau trận đấu. Nhưng mấy người bình luận bóng đá dẫu có giập mỏ cũng chẳng nhằm nhò. Trong World Cup kỳ này ít nhứt cũng có vài siêu sao bình luận nổi lên, nghe nói mấy đài truyền hình đang tranh giành nhau Ian Darke, Martin Tyler, Efan Ekoku. Đối với khán giả truyền hình Mỹ mấy cái tên đó sáng chói không kém Clint Dempsey, Landon Donovan. Thậm chí hơn. Ông hàng xóm của tôi không nhớ nỗi tên cầ...

Cam! Cam! Cam!

Vì giận Luis Suarez chơi ăn gian trong trận Uruguay – Ghana, tôi thật là hả hê khi Hà Lan đá văng Uruguay ra khỏi cuộc chơi này. Giành chiến thắng bất kể luật chơi, cuối cùng cũng bị đánh bại. Đáng đời! Phen này tôi bỏ phiếu cho Hà Lan chức vô địch. Hình như từ hồi nào đến giờ Hà Lan chưa từng ẳm cup bóng đá thế giới, mặc dù cầu thủ xứ này toàn là những người tài hoa, trẻ, đẹp, giàu, nổi tiếng, được các câu lạc bộ bóng đá và phụ nữ săn đón chào mời tha thiết, bằng giá cực cao và cách thức cực hot. Ấn tượng Hà Lan trong World Cup này bắt đầu từ chiếc váy ngắn màu cam của các cô gái tiếp thị bia Bavaria. (Trước đây tôi chỉ bị “ấn tượng” cô gái Hà Lan có sữa, bây giờ thì biết là cô ta có bia nữa!) Đúng ra thì nếu mấy cô này không bị bắt và ra tòa ở Nam Phi về “hoạt động thương mại bất hợp pháp” thì tôi cũng không để ý cái nhãn chút xíu đính bên hông gần lai chiếc áo. Màu cam bắt mắt, nhưng đó là màu của hoàng gia Hà Lan, biểu hiện niềm tự hào của dân Hà Lan, chứ không phải của hãng bia...

Đi cắm trại

Xe chưa ra khỏi rừng dương đã thấy biển thấp thoáng cuối con đường. Người nào thiết kế công viên này thật hay, nhìn trên bản đồ chỉ là một vệt xanh dọc bờ biển, nhưng con đường lúc thì xuyên qua rừng, lúc cặp sát mép nước, bên đường chỗ hoang vu đầy hoa cỏ dại, chỗ đông vui nhà cửa. Trong rừng dương có chỗ cắm trại qua đêm. Phải mua giấy phép cắm trại, và được phát cho một tờ qui định những điều được làm và không được làm. Không được đốt lửa ngoài những “vòng lửa” (fire ring). Những cái “vòng” đó bằng kim loại, đường kính cỡ một thước hơn, cắm chắc chắn xuống đất, bên trong trải đầy sỏi. Tụi này dựng lều cạnh một trong những cái vòng đó để có thể đốt lửa trại ban đêm. Cái thú đi cắm trại là đêm khuya thức ngồi bên đống lửa giữa rừng. (Có thịt con gì nướng bốc mùi mở cháy thơm phức, hay nồi cháo sôi xì xụp tỏa mùi tiêu hành càng hay.) Cách lều của tụi này chừng năm chục thước có một cái vòi nước, nhà vệ sinh công cộng nằm ở hướng ngược lại, cách khoảng một trăm thước. Xa quá thì bất t...

Khó như lên trời

Cớ làm sao mà trong 1,3 tỉ người Trung quốc không kiếm ra nỗi 11 người đá banh để tham dự World Cup? Đây không phải là nỗi băn khoăn của riêng dân TQ, mà của tờ báo Mỹ The New York Times. Giữa lúc World Cup 2010 đang vào giai đoạn tứ kết, chuyện các đội Anh Mỹ Pháp Ý rớt đài đã nguội tanh, ban biên tập báo này nhìn quanh quất kiếm đề tài câu khách, chói mắt ngay vì con số 24 triệu người Trung quốc xem trận đấu khai mạc World Cup, coi như nước có khối lượng khán giả đông nhứt thế giới. Với ngần ấy người mộ điệu, những siêu sao bóng đá TQ ở đâu? Đó là đề tài thảo luận báo đó đặt ra cho 4 vị khách, trong đó chỉ có một người là dân TQ, ông Xu Gouqi. Ông Gouqi là giáo sư lịch sử ở trường đại học Hồng Kong. Ông cho là người TQ không muốn con cái họ lấy đá banh làm sự nghiệp. Nhưng oái oăm là TQ có số lượng fan bóng đá đông nhứt thế giới. Người TQ mà coi người ta đá bóng rồi khen chê và cá độ thì hay hạng nhứt, còn chuyện bản thân đá bóng thì … không phù hợp tạng người. Bản thân Gouqi tiêu...

Chưa chắc đâu con!

Như chuyện hai cha con nhà nông nọ, sau khi cày bừa đất kỹ càng, người con nói: “Vụ mùa này chắc có ăn.” Người cha nói: “Chưa chắc đâu con!” Có thể nhiều người đã biết kết cục câu chuyện này. Người con đương nhiên phật ý với kiểu nói thiếu tin tưởng của người cha, bèn rắp tâm chăm sóc miếng ruộng thật kỹ, để chắc chắn được mùa. Lúc lúa chín đầy đồng, người con mới lập lại bằng giọng chắc mẽm: “Vụ mùa này thấy rõ là có ăn.” Người cha vẫn làu bàu: “Chưa chắc đâu con!” Điên tiết, người con đợi đến khi hái gặt xong, xay lúa giã gạo xong, vo gạo nấu cơm chín rồi, cơm dọn lên mâm bới vô chén rồi, mới hỏi cha: “Bây giờ chắc chắn có ăn chưa?” Người cha hự một tiếng: “Chưa chắc đâu con!” Ông con tức quá dằn chén cơm xuống mâm một cái xảng, cơm đổ tung tóe xuống đất. Ông cha mới bảo: “Thấy chưa?” Cơm bới vô chén bưng tới miệng rồi mà còn đổ ra không được ăn, thiệt là tình cảnh đội Ghana trong trận đấu với Uruguay. Coi xong trận này tôi hết muốn coi đá bóng nữa. Không phải tôi mê gì mấy cậu Ghan...

Thù thâm

Tôi quyết định chú ý đến nhân vật áo đen trong trận Hà Lan – Ba tây. Vì sau khi cầm còi ba trận Paraguay-New Zealand, Tây Ban Nha-Honduras, Uruguay-Pháp, ông Yuichi Nishimura được báo chí đánh giá là trọng tài cực kỳ công bằng suốt từ đầu mùa World Cup tới nay. Trong bối cảnh trọng tài bi tai tiếng hối lộ, mua chuộc, kém năng lực, phạm sai lầm, kẻ thì bị đuổi về nước kẻ thì cần bảo vệ an ninh vì sợ fan bóng đá (và dân cá độ) báo thù, FIFA coi bộ muốn trấn an thiên hạ bằng cách giao còi cho Yuichi Nishimura thổi trận đấu được coi là một trong những trận hay nhứt World Cup này. Yuichi Nishimura đương nhiên không phải là người Hà Lan, cũng không phải người Ba Tây, mà là người Nhật. Bị ấn tượng về nhan sắc thầy trò Takeshi Okada tôi hơi bất ngờ thú vị khi nhìn kỹ dung nhan tướng tá Yuichi Nishimura. Coi cũng phương phi đỉnh đạc chớ! Tuy nhiên Nishimura đang bị áp lực đè cả hai vai: một bên là cầm còi làm sao để cứu vãn danh dự trọng tài, một bên là thổi còi làm sao để rửa mối hận lòng:...

Ôi, World Cup!

Bốn năm không hẳn dài không hẳn ngắn, vừa đủ cho một người tốt nghiệp đại học, hay mới ra trường đi làm đó rồi cưới vợ và có đứa con đầu lòng. Thời gian đủ cho một đứa bé từ đi lẫm đẫm đến vào lớp một, hay đứa bé mới tập đánh vần học xong tiểu học. Bốn năm nữa là xong cấp hai. Và chưa đầy bốn năm sau nó đứng ở ngưỡng cửa đại học, y như cha mẹ nó hồi … World Cup 1990. A, thời gian! Năm đó tôi còn đi dạy lớp đêm ở trung tâm ngoại ngữ, lớp học trong mấy tuần liền bỗng vắng gần một nửa sỉ số, vì vậy mà tôi biết sức mê hoặc của bóng đá. Chứ học viên phần lớn ban ngày đi làm, đóng tiền đi học ban đêm, dễ gì bỏ một buổi học. Thậm chí đi làm về trễ vẫn đến lớp, mệt mỏi ngủ gục trong lớp, chứ không chịu nghỉ. Nhưng năm đó hình như bắt đầu có truyền hình trực tiếp các trận đá bóng World Cup, tôi không nhớ chính xác vì lúc đó tôi thậm chí không biết World Cup là cái gì, chỉ biết học trò mình mê bóng đá mà trốn học. Trong đám học trò đó có Minh và Nguyệt. Nguyệt nhắc lại: “Anh Minh mê coi đá ban...

Sân banh miệt đồng

Người Việt mình có nhiều sáng kiến. Ruộng trồng lúa chán bèn chuyển đổi làm sân đá banh, cạnh tranh với dự án sân gôn. Hôm rồi trò chuyện với người bạn cũ là thầy giáo, hỏi thăm hết đồng nghiệp cũ đến học trò cũ. Bạn tôi nói A lúc này khỏe lắm, mở sân banh tư nhân, chiều chiều bán vé cho người ta vô đá banh, vừa nhàn hạ, rủng rỉnh tiền, lại được giải trí và giúp nhân dân tăng cường sức khỏe. Nghe nói nhân mùa World Cup này A phát triển sáng kiến thêm một bậc: đặt màn hình phẳng cực lớn ở “sân banh nhà” cho fan bà con lối xóm vô coi tự do. Dĩ nhiên trên đất nhà A độc quyền kinh doanh rượu bia thức nhắm. Bữa nay không có trận world cup nào, A cũng không bị thất thu . Dân (nhậu) mê bóng đá đã quen tối tối tụ tập với nhau, bây giờ rảnh một đêm đâm hụt hẩng, ở nhà buồn miệng, ngủ không được, nhớ không khí rần rần ở “sân banh”, lại kiếm cớ đem trả cái vỏ chai cho thằng A mà băng đồng lội ruộng ra đi. Bạn tôi nói “sân banh – đồng ruộng” này có lịch sử của nó. Dân miệt đồng mê đá banh từ...

Danh dự Á Châu

Thỉnh thoảng vào những phút gây cấn của trận đấu, trên màn hình thoáng hiện chân dung các huấn luyện viên.. Khỏi nói là mỗi người một vẻ biểu hiện sâu sắc kịch tính của trận đấu. Chẳng hạn ông Gerardo Martino của Paraguay thì bồn chồn nhấp nhỗm, đi tới đi lui, mặt hớt hơ hớt hãi, miệng cứ la oác oác như gà mái bị mất ổ, cuối cùng khóc nức nở như trẻ con. Còn ông Takeshi Okada của Nhật thì đứng ỳ một chỗ, mặt ỳ như đá tảng, nhìn nghiêng thấy cái miệng hô của ổng vẫu ra ngậm cứng như một nắm đấm. Hồi kịch liệt nhứt là lúc Okada nhét mấy ngón tay vô miệng làm còi thổi một cái rét, chung cuộc mặt mũi vẫn lạnh băng. Thực tình tôi thấy ngoại hình thầy trò đội Paraguay đẹp hơn đám con cháu thần Mặt trời, bất chấp Honda, Okubo và mấy em khác đã bỏ công tỉa tót tóc tai, nhuộm hoe hoe, vuốt lỉa chỉa, thẩm mỹ có tăng vẫn không đủ đô để đảo ngược thực tế. Cho dù vậy, trong tinh thần đồng châu, tôi ủng hộ đội Nhật.. Tinh thần Á châu là nếu thằng em mình đang uýnh nhau với người khác, chẳng cần ...