Ngày không đá bóng
Một đợt nắng nóng tràn qua vùng Tây Bắc Thái Bình Dương trong tuần này, cao điểm vào thứ năm và thứ sáu. Đó là những ngày không có trận đá banh nào. Vừa nghe nhớ nhớ, lại thấy nhẹ nhõm. Hơn sáu chục trận liền tù tì trong một tháng! Ấy là chỉ xem người ta đá, người ta hò reo nhảy múa, người ta bình luận.
Mấy người bình luận trên đài ESPN hay thật, nói liên tục, có khi hai ba người cùng tranh nhau nói, líu cả lưỡi, mắt trợn tròn, mồm ngoác rộng. Có một đoạn video người nào đó cắc cớ quay cảnh bình luận viên hào hứng quá khi bóng tung lưới đã đập liên tục cái micro vào miệng mình khiến môi sưng vù sau trận đấu. Nhưng mấy người bình luận bóng đá dẫu có giập mỏ cũng chẳng nhằm nhò.
Trong World Cup kỳ này ít nhứt cũng có vài siêu sao bình luận nổi lên, nghe nói mấy đài truyền hình đang tranh giành nhau Ian Darke, Martin Tyler, Efan Ekoku. Đối với khán giả truyền hình Mỹ mấy cái tên đó sáng chói không kém Clint Dempsey, Landon Donovan. Thậm chí hơn. Ông hàng xóm của tôi không nhớ nỗi tên cầu thủ các đội (nay đội này đá, mai đội khác, đá vài ba trận rồi cuốn gói ra đi không nhắn nhe từ giã gì hết). Trong khi trận nào cũng mấy bình luận viên đó, trận nào họ cũng bình luận như bắp nổ, trước khi cầu thủ ra sân, lúc giải lao giữa hai hiệp chánh hay các hiệp phụ, rồi sau khi trận đấu ngã ngũ, họ nói liên tục, cải nhau như điên, phùng mang trợn mắt, khua tay múa chân. Hèn gì nghề bình luận thể thao được xếp vào ngành diễn xuất.
Mặc dù bị một nước châu Phi nhỏ xíu đá cho ê càng, Mỹ vẫn rút khỏi Nam Phi trong danh dự, và như báo Mỹ viết nay Mỹ “biết mình đứng ở đâu trong bóng đá thế giới.” Các cầu thủ trong đội Mỹ đang được các câu lạc bộ tai to mặt bự như Liverpool, AC Milan, mời mọc đầu quân. Thật là cơ hội vàng cho các cầu thủ Mỹ “cọ xát” trong giới bóng đá thượng đẳng để trở thành siêu sao tài năng nhiều kinh nghiệm chiến trường, cái mà hỗm nay họ đổ thừa là tại thiếu nên thua. Donovan sẽ rời Everton lèng èng để nhảy vọt lên Manchester City, Chelsea. Cậu mới 23 tuổi, còn hai ba cái World Cup phía trước, nếu nền bóng đá Mỹ không ngày một cà chớn, “screwed up” như kiểu Mỹ nói.
Có nhiều hy vọng bóng đá Mỹ sẽ khấm khá lên, không chỉ nhờ cầu thủ có cơ hội ra nước ngoài học hỏi và trau giồi kinh nghiệm, mà nhờ mấy ông chủ các hệ thống truyền hình Mỹ nhận ra số lượng khán giả World Cup bóng đá ở Mỹ cũng là con số đáng kể. Môn thể thao hay bất kỳ sự kiện nào mà có lượng khán giả truyền hình trực tiếp cỡ một triệu là có ăn (quảng cáo) to. Con số “mấy triệu” khán giả Mỹ theo dõi World Cup đã khiến cho các nhà tài trợ vĩ đại sẵn sàng chi tiền, các giám đốc truyền thông vỗ bàn rầm rầm, và cấp dưới hớt hơ hớt hãi chạy kế hoạch đổi mới chương trình.
Những người Mỹ lãng mạn bắt đầu mơ đến chiếc cup bóng đá thế giới. Biết đâu gặp thuận lợi như đấu ở sân nhà … Để coi, Bill Clinton và Brat Pitt có bưng được World Cup 2018 về Mỹ không.
Lý Lan
Mấy người bình luận trên đài ESPN hay thật, nói liên tục, có khi hai ba người cùng tranh nhau nói, líu cả lưỡi, mắt trợn tròn, mồm ngoác rộng. Có một đoạn video người nào đó cắc cớ quay cảnh bình luận viên hào hứng quá khi bóng tung lưới đã đập liên tục cái micro vào miệng mình khiến môi sưng vù sau trận đấu. Nhưng mấy người bình luận bóng đá dẫu có giập mỏ cũng chẳng nhằm nhò.
Trong World Cup kỳ này ít nhứt cũng có vài siêu sao bình luận nổi lên, nghe nói mấy đài truyền hình đang tranh giành nhau Ian Darke, Martin Tyler, Efan Ekoku. Đối với khán giả truyền hình Mỹ mấy cái tên đó sáng chói không kém Clint Dempsey, Landon Donovan. Thậm chí hơn. Ông hàng xóm của tôi không nhớ nỗi tên cầu thủ các đội (nay đội này đá, mai đội khác, đá vài ba trận rồi cuốn gói ra đi không nhắn nhe từ giã gì hết). Trong khi trận nào cũng mấy bình luận viên đó, trận nào họ cũng bình luận như bắp nổ, trước khi cầu thủ ra sân, lúc giải lao giữa hai hiệp chánh hay các hiệp phụ, rồi sau khi trận đấu ngã ngũ, họ nói liên tục, cải nhau như điên, phùng mang trợn mắt, khua tay múa chân. Hèn gì nghề bình luận thể thao được xếp vào ngành diễn xuất.
Mặc dù bị một nước châu Phi nhỏ xíu đá cho ê càng, Mỹ vẫn rút khỏi Nam Phi trong danh dự, và như báo Mỹ viết nay Mỹ “biết mình đứng ở đâu trong bóng đá thế giới.” Các cầu thủ trong đội Mỹ đang được các câu lạc bộ tai to mặt bự như Liverpool, AC Milan, mời mọc đầu quân. Thật là cơ hội vàng cho các cầu thủ Mỹ “cọ xát” trong giới bóng đá thượng đẳng để trở thành siêu sao tài năng nhiều kinh nghiệm chiến trường, cái mà hỗm nay họ đổ thừa là tại thiếu nên thua. Donovan sẽ rời Everton lèng èng để nhảy vọt lên Manchester City, Chelsea. Cậu mới 23 tuổi, còn hai ba cái World Cup phía trước, nếu nền bóng đá Mỹ không ngày một cà chớn, “screwed up” như kiểu Mỹ nói.
Có nhiều hy vọng bóng đá Mỹ sẽ khấm khá lên, không chỉ nhờ cầu thủ có cơ hội ra nước ngoài học hỏi và trau giồi kinh nghiệm, mà nhờ mấy ông chủ các hệ thống truyền hình Mỹ nhận ra số lượng khán giả World Cup bóng đá ở Mỹ cũng là con số đáng kể. Môn thể thao hay bất kỳ sự kiện nào mà có lượng khán giả truyền hình trực tiếp cỡ một triệu là có ăn (quảng cáo) to. Con số “mấy triệu” khán giả Mỹ theo dõi World Cup đã khiến cho các nhà tài trợ vĩ đại sẵn sàng chi tiền, các giám đốc truyền thông vỗ bàn rầm rầm, và cấp dưới hớt hơ hớt hãi chạy kế hoạch đổi mới chương trình.
Những người Mỹ lãng mạn bắt đầu mơ đến chiếc cup bóng đá thế giới. Biết đâu gặp thuận lợi như đấu ở sân nhà … Để coi, Bill Clinton và Brat Pitt có bưng được World Cup 2018 về Mỹ không.
Lý Lan