Sân banh miệt đồng
Người Việt mình có nhiều sáng kiến. Ruộng trồng lúa chán bèn chuyển đổi làm sân đá banh, cạnh tranh với dự án sân gôn. Hôm rồi trò chuyện với người bạn cũ là thầy giáo, hỏi thăm hết đồng nghiệp cũ đến học trò cũ. Bạn tôi nói A lúc này khỏe lắm, mở sân banh tư nhân, chiều chiều bán vé cho người ta vô đá banh, vừa nhàn hạ, rủng rỉnh tiền, lại được giải trí và giúp nhân dân tăng cường sức khỏe. Nghe nói nhân mùa World Cup này A phát triển sáng kiến thêm một bậc: đặt màn hình phẳng cực lớn ở “sân banh nhà” cho fan bà con lối xóm vô coi tự do. Dĩ nhiên trên đất nhà A độc quyền kinh doanh rượu bia thức nhắm.
Bữa nay không có trận world cup nào, A cũng không bị thất thu . Dân (nhậu) mê bóng đá đã quen tối tối tụ tập với nhau, bây giờ rảnh một đêm đâm hụt hẩng, ở nhà buồn miệng, ngủ không được, nhớ không khí rần rần ở “sân banh”, lại kiếm cớ đem trả cái vỏ chai cho thằng A mà băng đồng lội ruộng ra đi.
Bạn tôi nói “sân banh – đồng ruộng” này có lịch sử của nó. Dân miệt đồng mê đá banh từ hồi xưa tới giờ . Nhưng hồi xưa trồng lúa mỗi năm một vụ, mùa khô thiện hạ ra cánh đồng khô nẻ đá banh. Chứ không có nước, đất không trồng lúa, người ta ở không biết làm gì. Nhà nước Tây có xây sân banh, nhưng nông dân mình hổng khoái đi xa, mất công đóng bộ lễ mễ , rồi đứng ngồi lóm thóm ở chỗ có mấy thằng Tây mũi lõ. Mình ra đồng của mình bận xà lỏn coi đồng bào mình đá banh tự do thoải mái hơn. Đành rằng món đá banh là của thằng Tây đem qua xứ mình, nhưng mình cứ Việt Nam hóa nó cho phù hợp tập quán xứ mình, cũng là thể hiện tinh thần dân tộc!
Sau này ruộng mỗi năm trồng hai ba vụ lúa, hoặc xen giữa hai vụ lúa một vụ màu, đất lúc nào cũng có cây gì đó đang mọc, chỗ đâu đá banh? May sao nước nhà đã độc lập, sân banh Tây trở thành sân banh ta, chiều chiều bà con tự do rủ nhau vô đó thả diều. Sân banh chủ yếu để cho các đội bóng cấp tỉnh cấp thành phố luyện tập và thi đấu. Dân đá banh tài tử nếu biết điều với bảo vệ sân banh cũng được vô đá những lúc không có lịch tập hay thi đấu. Cũng được đi.
Nhưng tinh thần độc lập của dân ta rất mạnh mẽ. Nhứt là con nít. Cần gì lụy ai! Có trái banh và một thằng bạn thì đầu đường cuối hẻm góc vườn bờ ruộng gì cũng đá tuốt. Mấy năm gần đây có nhiều mảnh ruộng quanh năm không trồng gì hết, vì đất đã đổi chủ, đang nằm chờ qui hoạch. Nếu chủ mới không rào kẻm gai và mướn người canh gác thì tụi con nít nghiễm nhiên biến đất trống thành sân banh. Chủ đất mới nghĩ rằng, mắc gì mình chôn vốn vô miếng đất cho chúng chơi? Phải kiếm lời chứ! Vậy là em nào muốn vô đá banh thì ráng nhịn cà rem. Chủ đất có học như A đề cao tinh thần phục vụ nhân dân bằng cách đầu tư nâng cấp đấp nền ruộng thành sân banh đạt tiêu chuẩn, kinh doanh hiệu quả hơn.
Tôi không phản đối vụ này. Dù sao thì về mặt văn hóa đây cũng là một khía cạnh văn hóa nông thôn hiện đại, và đất ruộng biến thành sân banh cũng còn đỡ hơn sân gôn. Nông dân mình ai cũng biết đá banh, chứ mấy người sành chơi gôn? Chỉ tội tụi con nít, không tiền mướn máy chơi game, rủ thằng bạn đi đá banh cũng bị thu tiền.
Lý Lan
Bữa nay không có trận world cup nào, A cũng không bị thất thu . Dân (nhậu) mê bóng đá đã quen tối tối tụ tập với nhau, bây giờ rảnh một đêm đâm hụt hẩng, ở nhà buồn miệng, ngủ không được, nhớ không khí rần rần ở “sân banh”, lại kiếm cớ đem trả cái vỏ chai cho thằng A mà băng đồng lội ruộng ra đi.
Bạn tôi nói “sân banh – đồng ruộng” này có lịch sử của nó. Dân miệt đồng mê đá banh từ hồi xưa tới giờ . Nhưng hồi xưa trồng lúa mỗi năm một vụ, mùa khô thiện hạ ra cánh đồng khô nẻ đá banh. Chứ không có nước, đất không trồng lúa, người ta ở không biết làm gì. Nhà nước Tây có xây sân banh, nhưng nông dân mình hổng khoái đi xa, mất công đóng bộ lễ mễ , rồi đứng ngồi lóm thóm ở chỗ có mấy thằng Tây mũi lõ. Mình ra đồng của mình bận xà lỏn coi đồng bào mình đá banh tự do thoải mái hơn. Đành rằng món đá banh là của thằng Tây đem qua xứ mình, nhưng mình cứ Việt Nam hóa nó cho phù hợp tập quán xứ mình, cũng là thể hiện tinh thần dân tộc!
Sau này ruộng mỗi năm trồng hai ba vụ lúa, hoặc xen giữa hai vụ lúa một vụ màu, đất lúc nào cũng có cây gì đó đang mọc, chỗ đâu đá banh? May sao nước nhà đã độc lập, sân banh Tây trở thành sân banh ta, chiều chiều bà con tự do rủ nhau vô đó thả diều. Sân banh chủ yếu để cho các đội bóng cấp tỉnh cấp thành phố luyện tập và thi đấu. Dân đá banh tài tử nếu biết điều với bảo vệ sân banh cũng được vô đá những lúc không có lịch tập hay thi đấu. Cũng được đi.
Nhưng tinh thần độc lập của dân ta rất mạnh mẽ. Nhứt là con nít. Cần gì lụy ai! Có trái banh và một thằng bạn thì đầu đường cuối hẻm góc vườn bờ ruộng gì cũng đá tuốt. Mấy năm gần đây có nhiều mảnh ruộng quanh năm không trồng gì hết, vì đất đã đổi chủ, đang nằm chờ qui hoạch. Nếu chủ mới không rào kẻm gai và mướn người canh gác thì tụi con nít nghiễm nhiên biến đất trống thành sân banh. Chủ đất mới nghĩ rằng, mắc gì mình chôn vốn vô miếng đất cho chúng chơi? Phải kiếm lời chứ! Vậy là em nào muốn vô đá banh thì ráng nhịn cà rem. Chủ đất có học như A đề cao tinh thần phục vụ nhân dân bằng cách đầu tư nâng cấp đấp nền ruộng thành sân banh đạt tiêu chuẩn, kinh doanh hiệu quả hơn.
Tôi không phản đối vụ này. Dù sao thì về mặt văn hóa đây cũng là một khía cạnh văn hóa nông thôn hiện đại, và đất ruộng biến thành sân banh cũng còn đỡ hơn sân gôn. Nông dân mình ai cũng biết đá banh, chứ mấy người sành chơi gôn? Chỉ tội tụi con nít, không tiền mướn máy chơi game, rủ thằng bạn đi đá banh cũng bị thu tiền.
Lý Lan