Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2012

Rau khúc ở chân trời

Xem đi xem lại hàng trăm tấm hình rau khúc tìm được trên internet,  tôi chắc chắn  đã từng thấy hoa này, lá này, cây này ở ngay trong vườn nhà mình. Cách đây nhiều năm. Thưở mơ màng chưa có khái niệm gì về rau cỏ vườn tược.  Cũng chẳng bận tâm rằng có một thứ rau khúc trên đời. Hồi nhỏ ăn xôi khúc của “bà Bắc kỳ” ở xóm bên,  tôi cứ ngỡ  xôi khúc nghĩa là xôi lấy ra từng khúc, mỗi khúc có một cục nhưn.  Tôi không chứng kiến tận mắt cách bà nấu xôi, nhưng đứa con gái bà trạc tuổi  tôi thường ngày phải giã mội cối hành lá cho mẹ làm bánh. Mùi hành lá quyện với mùi tiêu, đậu xanh, mỡ heo bùi béo  chỉ bốc lên khi cắn vào “cục nhưn” bên trong lớp xôi trắng dẻo thơm ngon đặc trưng mà  tôi đinh ninh là mùi xôi khúc. Mãi sau này  tôi mới biết “cục nhưn” đậu xanh xào thịt mỡ trộn tiêu hành lẽ ra được bọc bằng một lớp bột nếp trộn rau khúc giã nhuyễn. Chính rau khúc này mới làm nên mùi thơm đặc trưng và cái tên  xôi khúc. Vậy là mấy chục...

Việt Linh Chuyện & truyện, con đường không cùng

Hình ảnh
Tiện ích của máy tính và internet tập cho  tôi một thói quen: lưu lại (save) bất kỳ văn bản đang đọc nào làm nảy lên ý tưởng gì đó. Có thể một bài viết liên quan đến đề tài hay nhân vật mình đang quan tâm lúc đó. Chẳng hạn câu chuyện một phụ nữ nông thôn ít học đi lấy chồng ở bên Tây, có tựa “Viễn vông bóng đèn”, tác giả Việt Linh,  tôi lưu vào hồ sơ (folder): “Đời sống người việt ở nước ngoài”. Hay bài viết cũng của Việt Linh về Madeleine Riffauld trong “Buổi phim xao động” được cho vô hồ sơ “Nữ quyền”. Có nhiều bài  tôi đã lưu lại chỉ vì một chi tiết, tình tiết nào đó rất riêng tư. Chẳng hạn  “Nhân Kiều”,   Bài & ảnh của Việt Linh,  có  tấm ảnh chụp hình hoa Forsythia.  Vườn sau nhà  tôi cũng có cây  này,  mọc thành bụi rậm,  hoa không hương, nhưng nở rộ vào lúc hầu như các thứ cây cỏ khác còn ngủ đông.  Tôi chưa từng thấy hoa này đẹp cho đến khi nhìn tấm ảnh chị Linh chụp. Và đọc bài chị viết, thấy y chang tâm t...

Mạng xã hội và cư dân mạng ở Việt Nam

( Bài này của   Gabe Sowa, sinh viên khoa Tâm lý học, đại học Western Washington, Mỹ.  Sau một khóa học về "Việt Nam và Mỹ", Gabe đã sang Việt Nam để làm bài nghiên cứu độc lập về mạng xã hội ở Việt Nam.  Sau đó Gabe viết bài này, tôi xin phép dịch sang tiếng Việt để chia sẻ với  các cư dân mạng VN .)    Là một sinh viên Mỹ trưởng thành trong kỷ nguyên số, kỷ thuật internet và mạng xã hội đã đan quyện vào đời sống hàng ngày của  tôi. Thông qua sự chia sẻ mọi thứ, từ hình ảnh đến ý kiến đến những câu chuyện, các mạng xã hội đã trở thành những phương tiện quan trọng đối với giới trẻ Mỹ không chỉ trong nổ lực tạo lập các mối quan hệ mà còn làm cho chúng thêm phong phú. Trong lúc việc phát triển và duy trì những mối quan hệ thông qua mạng xã hội hãy còn khá mới, đã có những nghiên cứu có ý nghĩa chứng minh hùng hồn sự liên kết giữa sự hình thành tính cách và việc sử dụng internet – giữa cách chúng ta giao tiếp trên internet và cách chúng ta trả lời...

người ta có cần nhiều hơn thế?

“Đồ mới tốt hơn đồ cũ, như cơm mới ngon hơn cơm cũ.” Chưa chắc. Một kẻ ưa cải ở trong tôi cố phản biện: cơm chiên bằng cơm cũ một ngày ngon hơn cơm mới nấu đem chiên, cơm cũ để lên men ba ngày thành cơm rượu ăn là say, và rượu mà để năm mười hai chục năm, càng cũ càng ngon. Đồ cũ biết chế biến biết xài có khi tốt hơn đồ mới.  Cải cho vui, chứ  tôi từng trải niềm vui sướng, thích thú, sự thoải mái, sảng khoái, khi xài đồ mới, từ mặc chiếc áo mới may, ăn rau trái mới hái trong vườn, nằm trên cái giường trải nệm drap mới tinh, nhập tên mình vô cái máy tính “brand new”. Mới – thường cùng nghĩa với tươi, trẻ, còn nguyên, do vậy cùng gần gũi với tốt, ngon, đẹp, tiến bộ.  Và sang giàu nữa, đương nhiên, vì phải có  tiền mới sắm được đồ mới. Coi quảng cáo kìa, cái gì cũng nhấn mạnh là “mới”, kiểu dáng mới, công dụng mới, hàng mới về,  chưa “bóc tem”.  Cái tâm lý chuộng mới phổ biến hẳn nhờ công lớn của kỷ nghệ quảng cáo trong xã hội tiêu thụ.  Tôi cũng ...

Ở các nơi khác trên thế giới

Khi  tôi viết bài này thì đã chiều ngày 8 tháng 3 ở Sài Gòn. Tới ngày báo in ra chắc cái “ngày phụ nữ” ấy đã lùi vào xó bếp. Nếu  tôi lại viết về phụ nữ nữa, có lẽ ban biên tập sẽ treo nó lên giàn bếp chờ đến (ngày giỗ) sang năm. Dù vậy  tôi vẫn viết, vì đang trong dòng suy nghĩ về   những gì phụ nữ  đang làm ở khắp nơi trên thế giới. Ở nước New Zealand, nơi phụ nữ có quyền bỏ phiếu từ năm 1893, có quyền ứng cử vào quốc hội từ năm 1919, đến nay đất nước  có bốn triệu rưởi dân này đã có hai vị nữ thống chế toàn quyền (governor-general), hai vị nữ thủ tướng, 43 trong số 100 công ty hàng đầu trên thị trường chứng khoán New Zealand có nữ giám đốc. Thế nhưng nữ tiến sĩ Jenifer Curtin của Trung tâm Nghiên cứu Lao động và Xã hội trong kỷ nguyên Toàn cầu của đại học Monash ở Melbourne, Úc, cho rằng “ Chúng ta còn cả một con đường dài phải đi” mới đưa được xã hội tới chỗ bình đẳng giới, vì trên toàn thế giới, phụ nữ lãnh đạo quốc gia chỉ chiếm 13% và chỉ c...

Hiếp dâm là hiếp dâm

Thời sự  tôi quan tâm những ngày này là phụ nữ và trẻ em. Đọc lướt qua những tin  trên các báo điện tử ở Việt Nam hôm nay: “ Nữ sinh 13 tuổi mang bầu ”, “ Gã tài xế xe ôm có ‘máu dê’ ”, “ Giao trứng cho ác ”,  “ Khi thầy giáo cuồng dâm với học sinh của mình ”,  những cái tựa vô thưởng vô phạt, thậm chí nghe như bông phèng, mà nội dung là những vụ hiếp dâm trẻ em hàng loạt.  Cũng là tin hiếp dâm dưới những cái tựa như vầy: “ Chủ tịch Hội Nông dân xã xâm hại trẻ em ”, “ Thiếu nữ bị hãm hại trong quán karaoke ”, “ Thiếu nữ cắn lưỡi vì bị cưỡng bức tập thể ”, “ Thiếu nữ vật lộn với ‘yêu râu xanh’ trong nhà nghỉ ”. Luật pháp nước Việt Nam cũng như luật pháp hầu hết các nước trên địa cầu ngày nay đều coi hành vi hiếp dâm là hành vi tội ác chống con người, gây hại trầm trọng và lâu dài cho nạn nhân. Hiếp dâm là hiếp dâm, không phải “xâm hại”, không phải “hãm hại”, không phải  “cưỡng bức”, cũng không phải “vật lộn”. Kẻ hiếp dâm là kẻ hiếp dâm,  sao lại né tr...