Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2008

Thơ Lê Đạt

Bóng chữ Chia xa rồi anh mới thấy em Như một thời thơ thiếu nhỏ Em về trắng đầy cong khung nhớ Mưa mấy mùa mây mấy độ thu Vườn thức một mùi hoa đi vắng Em vẫn đây mà em ở đâu Chiều Âu Lâu bóng chữ động chân cầu Phố cũ Phố cũ e đường xưa gặp lại Ngã thu đèn nháy một hưu tình Kỷ niệm úa vòng quanh quẩn lối Mùi cà phê đợi mắt đêm hương Nhớ Em mãi mãi xa Em mãi mãi gần Má nắng bạc mầu mưa chung thân nhớ Mắt thượng huyền Trăng khuyết nữa phân ly Thu nhà em Anh đến mùa thu nhà em Nắng cúc lăm dăm vũng nhỏ Mà cho đấy rửa lông mày Nông nỗi heo may từ đó Đêm mưa tuổi nổi ao đầy Đồi cốm đường thon ngõ cỏ Bướm lượn bay hoa ngày Tin phấn vàng hay thuở gió Tóc hong mùi ca dao Thu rất em và xanh rất cao vô đề Mây thấp nặng mướp giàn chữ đắng Áo ban mai quái nắng bay dài Không em phố chột trời hoang vắng Hoa nói gì xuân gọi tắc-xi đi Thuộc lòng Em tựa bản trường ca hiểm hóc Học trăm năm chưa dễ đã thuộc lòng ngó lời Đời người thơ hạnh phúc có lẽ là lần tìm những lời ti

bật khóc

khi nhận được tin: Kính gửi: Các cộng tác viên của tạp chí Tia Sáng Nhà thơ Lê Đạt đã từ trần hồi 3h15 phút ngày 21 tháng 4 năm 2008 (tức ngày 16 tháng 3 năm Mậu Tý). Hưởng thọ 80 tuổi. Ban biên tập tạp chí Tia Sáng Kính báo. Vậy là lỡ cuộc hẹn Sài Gòn vậy là Hà Nội thành cổ tích

triệu chứng

duỗi chân nằm ngữa vuốt mồ hôi vã trên cổ vuốt xuống ngực nhơm nhớp, ấm, nghe trái tim đập mạnh trái tim còn đập mạnh lấy hơi hít sâu xoay nghiêng co chân cong mình lại cơn đau đang lói lên lưng , ngực, lan ra bụng khắp vùng bụng xuống háng xúông chân hai cánh tay đã mỏi nhừ không muốn động đậy nữa chắc là cúm, hay tả, thương hàn? sốt này, tiêu chảy, biếng ăn, nhức mỏi cúm gà? SARS? sợ sợ quá sao bác sĩ không kê toa một liều thuốc ngủ? cho tôi ngủ qua thời bệnh lạ tùm lum?

chúc mừng Nguyễn Ngọc Thuần

hơi muộn một tý, vì mấy bữa nay mình nằm bẹp dí, sáng nay mới dậy đọc báo, thấy tin đăng từ hôm kia. Mình biết sau thì chúc mừng sau vậy. Quyển Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là sách hay và giải thưởng Peter Pan là giải thưởng có uy tín của IBBY Thuỵ Điển dành cho sách dịch, IBBY cũng là một tổ chức quốc tế về sách văn học thiếu nhi có uy tín và có chi nhánh khắp thế giới (không biết VN có chưa? nhân cơ hội này Thuần nên nghĩ đến chuyện vận động lập một cái IBBY Việt Nam, cũng vui đó). Đây là điều đáng tự hào cho văn học thíêu nhi Việt Nam và cho cả văn học Việt Nam. Chúc mừng Nguyễn Ngọc Thuần xứng đáng nhận giải thưởng Peter Pan 2008.

bão số 1

Mới tháng tư mà đã bắt đầu đếm bão. Nhìn cơn bão di chuyển trên màn ảnh truyền hình mới thấy nước mình nhỏ xíu, tâm bão còn ở ngoài khơi mà mây đã trùm khắp vùng trung bộ và nam trung bộ. Hôm thứ ba mình và mấy người bạn học cũ đi Tây Ninh thăm lại chỗ ngày xưa tụi này đi thực tập sư phạm. Đang ăn bánh tráng thì mưa tầm tã. Ai cũng kinh ngạc vì con mưa trái mùa. Chiều tối mình đến nhà đứa học trò cũ ở Suối Dây, xem truyền hình mới biết có bão ngoài biển đông. Hôm thứ tư trời oi ả kinh khủng. Đêm hôm qua hôm kia mình đều không ngủ được. Làm như cơ thể mình cũng bị ảnh hưởng bão. May sao lúc nãy mưa xuống được một trận, không khí mát dịu lại một chút. Nhưng mưa rào một cái rồi tạnh ráo. Trời oi bức lại. Theo dõi tin bão. Mới là cơn bão số 1!

những kẻ trần truồng

Hình ảnh
"Những kẻ trần truồng tượng trưng cho những người không có phương tiện gì cả, những nạn nhân của chủ nghĩa tư bản, những kẻ thua thiệt bị chèn ép, những kẻ không còn gì nữa cả." Đó là lời của đạo diễn ca kịch và biên đạo múa nổi tiếng nhất của Đức hiện nay, ông Johann Kresnik. Ông vừa cho trình diễn vỡ kịch cổ điển "Vũ hội hoá trang" của Giuseppe Verdi với những cách tân gây sốc. Ông nói là phải đưa những yếu tố mới lên sân khấu chứ không thì khó lòng hấp dẫn khán giả trẻ đến nhà hát. Trong buổi ra mắt vỡ kịch hôm thứ bảy vừa rồi ở Erfurt (một thành phố ở Đông Đức) ông đạo diễn sanh tại Áo này đã cho một số nhân vật diễn trần truồng suốt cả vỡ, và đưa tất cả 30 nhân vật sống nhờ trợ cấp xã hội và lương hưu lên sân khấu trong y phục thưở sơ sinh với cái mặt nạ con chuột phim hoạt hình Mickey Mouse. Những thân thể con người đã trải năm bảy chục năm trên cõi trần ai, bị lột trần ra, đi ngờ ngờ trên sân khấu. Mấy chục nhân vật này giống như quân chạy cờ trong tuồng h

nóng

đi tìm mưa về đây, con rồng cà chớn chỉ động đậy đuôi khi những con bò đã khát bong da đi tìm mưa đi, còn ở đó mà ưỡn à ưỡn ẹo ra điều ta đây chủ thể khách quan trong cơn khủng hoảng thời tiết toàn cầu đi tìm mưa, dù trong thăm thẳm cao xanh bất tận của khái niệm từ góc nhìn không định vị nào đó trên trái đất đi tìm, mưa hay cái gọi là mưa hay coi là mưa tưởng là mưa hay cái gì đó kể như mưa đi, đi mà, nóng quá rồi - cõi trần gian này.

thú xa xỉ

Có người bạn rất thân, cầm cuốn sách mình tặng ngắm nghía rồi để trên bàn nói "để đây, để thấy mà đọc." Bạn nói mười mấy năm nay không đọc cuốn sách nào hết. Thỉnh thoảng nghe nói cuốn sách này cuốn sách kia, có đi mua về, nhưng cũng chưa đọc. Sách tôi tặng, in được cuốn nào tôi cũng đem tới nhà tặng, bạn chỉ cho tôi vị trí trang trọng của chúng trong tủ sách, nói là bạn cũng chưa đọc. Đó là người bạn rất thân, thân như vầy: những năm mới hoà bình nhà tôi nghèo lắm, ba tôi đi bán hàng rong bị đuổi lên đuổi xuống, chị em tôi còn đi học. Bạn không vào được đại học, ra lề đường kiếm sống, cái gì cũng làm, cũng bị công an rượt chạy lên chạy xuống. Ba tôi bệnh, nằm bệnh viện Phước Thiện (bây giờ là BV Nguyễn Trãi)cả tháng, phải mỗ. Chiều tối tôi đi học về, vào bệnh viện để canh, bạn gặp ở cổng, móc hết túi áo túi quần, toàn tiền lẻ nhàu nát, đưa hết cho tôi, nói là chỉ còn nhiêu đây thôi, để mai kiếm coi có thêm được đồng nào. Bạn không nói kiếm bằng cách nào, nhưng trong nhiều ng

vũ khúc nghê thường

có đúng ngọn gió này của tháng tư thổi từ đông nam qua cánh rừng sác vượt kênh đôi thổi dài theo đường La Cai ghẹo lũ cây dầu già đầu vẫn chơi trò thả trái chuồn chuồn bay theo điệu múa nghê thường tôi tưởng tượng bốn mươi năm trước, ừ, hồi tôi còn lãng mạn hồi tôi hai mươi tuổi gặp trên quãng đường này trong lúc trái chuồn chuồn bay trong gió lồng lộng thổi từ mé kênh đôi dài theo phố bán đồ hộp bánh kẹo người đàn ông đi vơ vẩn hỏi tìm người quen chốn cũ bốn mươi năm xưa tôi đã cảm thán trời ơi bốn mươi năm rồi còn tìm kiếm nỗi gì tôi mới sống một nửa thời gian đó ở đây mà chỉ muốn bỏ đi quên hết chẳng lẽ thế giới không còn gì khác lạ hơn dãy phố dưới rặng cây dầu những ngừơi đàn bà ngắm trái dầu bay tưởng tượng vũ khúc nghê thường không phải tôi định nói sự đời thay đổi hay kẻ trở về tìm kiếm chốn cũ người xưa bây giờ là tôi không phải tôi ngậm ngùi than thở thời gian xoay vòng tròn như trái dầu bay trong không gian tháng tư i ỉ hơi nước cơn gió thổi từ kênh đôi dọc đường Nguyễn Tri

thời trang

Hình ảnh
Lâu lâu giở thời báo Moscow xem, thấy bài viết về tuần lễ thời trang Nga . Có mấy chi tiêt dễ hiểu vì giống xứ mình: khái niệm thời trang không hề tồn tại ở nước Liên Xô trước đây, những nhà máy khổng lồ sản xuất ra hàng tấn quần áo giầy vớ không có cái nào có thể gọi là thời trang dù có hiểu từ này theo nghĩa rộng thế nào đi nữa. Bởi vậy dân Liên Xô hồi đó thèm thuồng được diện một cái quần jeans đến nỗi sẵn sàng bỏ ra nửa tháng lương để sắm cho được. Khi có tự do lựa chọn, dân Nga phản ứng lại sự ăn mặc đơn điệu bằng những thứ chói lọi nhứt, màu mè nhứt, kinh dị nhứt, chẳng cần gì phong cách cả, miễn là sắm được thiệt nhiều hàng hiệu là sứơng. Thời hỗn mang này cũng qua. Theo bài báo này (trong mục Arts&Ideas) thời trang đã thành công nghiệp hái ra tiền và nghệ thuật biểu diễn. Bài này túm lại tán ra thành một bài đăng báo ta được. Nhưng bây giờ đang bận quá. Cóp cái hình bên báo đó qua đây để hù thiên hạ chơi. Cái chữ tổ chảng trên áo của người mẫu là tíêng Anh chứ không phải t

ngày thơ tháng thơ

Xứ mình mới bày ra được mỗi năm một ngày thơ, chứ xứ Mỹ lấy luôn tháng tư làm tháng thơ quốc gia. Tháng này tiệm Sách Làng ở Bellingham đem sách thơ chưng một cách trang trọng ngay gian chính, trên các kệ đẹp và bàn trải khăn,tổ chức các buổi đọc thơ, bình thơ, và hầu hết các tập thơ từ cổ điển đến đương thời đều được giảm giá. Ở thành phố biên ải ấy có hai tiệm cà phê thi sĩ địa phương thường lui tới, tháng này cũng thường có những buổi đọc thơ diễn thơ, cũng xôm tụ. Tháng này mỗi ngày poetry.org gởi một bài thơ bằng email đến ai đăng ký muốn nhận thơ. Những bài thơ này được các nhà xuất bản hào phóng cho phép phân phát miễn phí dù thơ trích từ những cuốn sách mới phát hành. Bình thường họ chỉ gởi những bài thơ hết hạn sở hữu bản quyền. Thành ra mấy bữa nay mỗi ngày mở meo mình lại ngồi nhâm nhi một bài thơ mới. Đến hôm nay thì nảy ra sáng kiến. Sáng kiến này có liên quan đến kinh nghiệm ăn chay. Đùng một cái ăn chay liên tiếp mấy ngày thì chịu không thấu. Nên bắt đầu mỗi tuần ăn chay

viêm họng

những ngày viêm họng không nói với ai từ sáng đến chiều, cả đêm không gọi điện thoại không đi đâu hết im lìm đọc sách, và ngủ uống nhiều nước, cổ vẫn khô đôi khi sốt, nước mắt sống chảy viêm họng là bệnh thường không đáng sợ nếu nó không biến thành ung thư mà nó không biến thành ung thư chắc không biến thành ung thư đồng nghiệp mình – các cô giáo ai cũng viêm họng viêm họng kinh niên sống chung với viêm họng kinh nghiệm và lời khuyên chân thành càng ít nói càng tốt mặc dù, cho dù, sống bằng nói

truyện ngắn một ngàn hai trăm chữ

Hôm thứ sáu, nhân lúc ăn trưa với chị Thoa, anh Bình, Bích Ngân, và Kim Cúc, nói chuyện văn chương, xuất bản, báo chí, và đàn bà (dĩ nhiên, nhứt là sau khi anh Bình về sớm lo việc cơ quan - giám đốc mà!) Còn lại bốn bà, câu chuyện về cái "dại" của đàn bà càng thấm thía. Cái dại của người viết tiểu thuyết càng thấy thương: tiểu thuyết đàn bà của mình xuất bản 2.000 cuốn bán hết trong tuần lễ đầu tiên, bèn in thêm ngay 3.000 cuốn, thuộc vào loại sách bán chạy, nên mình nhận được khoảng 15 triệu nhuận bút (sau khi trừ thuế và tiền tác giả mua thêm sách tặng hôm giao lưu) Như vậy là nhiều. Nếu một tác giả chưa có "thương hiệu" thì số lượng in chỉ 1.000 bản, tức là một cuốn sách trên 200 trang viết cả năm trời sẽ đạt thành quả kinh tế khoảng 3 triệu đồng. Mà 3 triệu đồng là giá một cái truyện ngắn 1.200 chữ đăng trên báo Tuổi Trẻ. Buổi chiều đó mình bèn quyết chí viết một cái truyện ngắn 1.200 chữ thay vì viết tiếp cái tiểu thuyết. Gõ lóc cóc một hồi, đếm lại thấy hơi b

thong thả

Hôm nay thong thả nhìn lại mình. Trong "quí một 2008" này đã có một tháng rưởi làm việc miệt mài, và một tháng rưởi ăn chơi đã đời. Từ trạng thái "làm" căng thẳng nhảy qua "chơi" xả láng dễ dàng và đầy hưng phấn. Bây giờ đang trong tình trạng ăn chơi dài dài phải chuyển về làm việc nghiêm túc thì bị trục trặc tâm lý một chút. Hơi khó tập trung vào công việc. Phải ngồi thiền. Và ăn chay. A, mai lại có đám cưới của con gái Lệ Tâm, bạn học hồi ở đại học. Đương nhiên phải đi để mừng cho cháu và nhân đó gặp lại bạn học ngày xưa. Lúc vui vầy thế nào cũng ăn uống no say, nạp thừa năng lượng. Tuần sau sẽ ăn chay tiếp. Thực tình trọng lượng cơ thể gần đây không tăng thêm, nhưng cứ bị nhắc nhở là máu cao cholesterol, phải ăn kiêng, giảm mở, giảm thịt, giảm tôm cua... Mình ăn chay luôn! (Trang chỉ cách ăn gạo lứt muối mè, nhưng mình chưa đạt mức siêu đẳng đó, có lẽ phải tập từ từ.)

kể tiếp chuyện đi chơi

Hình ảnh
Bữa hỗm đọc tin Pacific airline huỷ các chuyến bay vì ... không có xăng, mình hú vía! Tại vì tụi này cũng đi Hà Nội bằng Pacific Airline, hôm từ Hà Nội về, chuyến bay 8 giờ tối bị hủy nên dời qua chuyến bay lúc 9 giờ, rồi chuyến đó bị trễ, cuối cùng tụi này về tới Tân Sơn Nhứt khoảng nửa đêm. Hoá ra còn may. Chứ rủi mà bay nửa chừng hết xăng thì chắc là phải đi bộ vượt Trường Sơn. Ban đầu tính từ Hà Nội về bao xe đi thẳng xuống Cần thơ, nhưng oải quá nên về khách sạn Sài Gòn nghỉ một cái, đến trưa quá giang xe của trường đại học Cần Thơ. Xe này có ưu tiên, tới bến bắc Cần Thơ, xe khỏi cần nối đuôi hàng xe tải xe đò dài dằng dặc, mà chạy phom phom trên làn xe ưu tiên, vượt lên trên tất cả, xuống phà trước nhứt, khiến ông giáo sư ấn tượng hết sức: tưởng tượng kẹt xe ở Seattle mà được ưu tiên như vầy thì sướng biết chừng nào! Qua bắc, nhìn về phía cầu Cần Thơ đang xây, thầm vái van vong linh người quá cố phù hộ cho bà con qua sông bình an. Hồi xưa, khúc đường hay khúc sông nào có xảy ra t

hình của nước

Hình ảnh
Cái ao trước ngôi chùa này, theo lời anh Thượng, trước đây là ao tự nhiên, về sau được xây bờ và thành bằng gạch men, trang trí mấy bông sen hồng, coi cũng đẹp mắt. Nhưng rõ ràng giọng nói và ánh mắt anh luyến tiếc cái ao xưa nhiều lắm. Mình không biết cái ao thưở chưa bị xây vuông vức, chỉ tưởng tượng cái đẹp cái hay của một cái ao tự nhiên theo vài bức tranh nông thôn từng được xem. Những cái ao nhà quê đó thường có cái cầu ao, một không gian sinh hoạt đầy nữ tính. Tưởng tượng cái ao tự nhiên trước ngôi chùa (có cái cầu ao) chắc là cảnh trí đậm sệt nét văn hoá đồng bằng bắc bộ. Nhưng cái ao xây như vầy cũng đẹp. Cái này hình như là giếng trong nhà hay hầm chứa nước. Mình thường gặp những "hầm" chứa nước mưa trong các nhà ở nông thôn miền nam vùng ven biển, nơi nước sông mặn và nước giếng chua. Hồi xưa người ta xếp những cái lu sành dài theo hiên nhà, sau này có nhà dùng thùng phuy hoặc thùng đúc bằng xi măng hình ống, có nhà xây luôn một cái hầm nổi hình vuông hay chữ

cảm động

Hình ảnh
Hơn hai tuần qua vì bận đi chơi với chồng nên không viết blog. Bữa nay tiễn người về lại Bellingham rồi, bỗng dưng... không biết làm gì nữa. Mở blog ra thấy có người hỏi thăm, cảm động, bèn viết blog tiếp đỡ buồn. Viết gì bây giờ? Để kể chuyện đi Hà Nội nghe chơi. Tụi này ở một khách sạn nhỏ trên phố Cửa Đông. Khoảng 10 năm trước mình cũng từng ở trong một nhà trọ trên phố này, chung phòng với N.T. Kim Cúc và N.T. Minh Ngọc. Trở lại chốn này mình nhận ra ngay, vì vẫn còn cái cầu xe lửa bắt ngang phố này, ngày và đêm nghe xe lửa chạy ngang rầm rầm. Cái giếng nước hay vòi phông tên trên lề đường này không còn nữa. Buổi sáng yên tĩnh, quán cóc thong thả dọn hàng ra, người ta ung dung thưởng ngoạn cuộc đời. Tụi này cố ý chọn ở phố cổ để tiện đi thăm thú Hà Nội băm sáu phố phường. Mấy ngày ở đó mình đi nhiều đến đứt cả quai giày. Nghĩ nhiều, đúng ra là nhớ nhiều. Chụp hình nhiều. Hình này là một đoạn phố cổ Hà Nội. Thích nhứt là chuyến đi các chùa cổ ở ngoại thành Hà Nội. Học được một bồ