Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2009

lại lu bu

Hình ảnh
Giữa tháng 12 rồi! Trời đất ơi! Mấy nhà quanh đây đều đã dựng cây thông trong nhà, chăng đèn quanh nhà, ban đêm nhìn cũng đỡ buồn. Ngoài sân làng (village green) cũng đã dựng một cây thông khổng lồ và bày hội chợ, giống như chợ Tết ở làng quê của mình, cũng dựng lều, cũng có xiếc cho trẻ con, các gian hàng bán quà và thiệp Noel, lại có hòa nhạc ngoài trời (lạnh thấu óc mà vẫn có người ngồi nghe!) Nhớ nhà quá. (cây thông này ban đêm đèn đóm sáng lấp lánh cũng vui mắt, nhưng mấy cái hình mình chụp ban đêm không đẹp, bèn đợi sáng ngày có nắng chụp đỡ tấm hình này) Sắp về nhà mình ở Bellingham rồi. Lại đóng gói, dọn dẹp, chuẩn bị cho một hành trình khác.

tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Hình ảnh
là bầu trời bữa hỗm được ngày nắng đẹp xách máy chụp hình đi chơi. Mươn đỡ câu thơ của Nguyễn Khuyến tả cảnh thu, chứ thực ra trời đã sang đông rồi. Mấy bữa nay lạnh thấu xương, coi tin thời tiết thấy có đợt khí lạnh quét qua xứ này, ở Bellingham mấy bữa nay toàn âm độ C. Hồi sáng thức dậy vì sấm nổ. Nhìn qua cửa kiếng thấy cây cối nghiêng ngả dễ sợ. Nhưng mà ở đây mưa có nghĩa là trời ấm. Trưa tạnh mưa một cái là mình chạy ra vườn coi tổ chim còn đó không. Cái cây sau nhà rụng lá hết mình mới thấy có một tổ chim chênh vênh giữa những cành cây khẳng khiu. Không hiểu chim có kỷ thuật gì mà mấy cọng rơm rác bện lại thành một cái tổ vững chắc như vậy? (hình chụp từ bữa hỗm, trước khi mưa gió tơi bời, chứ bữa nay trời âm âm u u, lạnh lẽo ướt át, chỉ mới chạy ra ngoài năm phút đã phải chạy vô nhà trùm mền!)

hồng

Hình ảnh
Trời lạnh, mình mặc áo lót, áo trong, áo ngoài, áo len, rồi trùm áo khoác, để đi thăm cây hồng. Hồi nó còn lá xanh, trái khuất trong lá, mình không biết là cây gì, đi ngang qua hờ hửng kiểu người dưng nước lả. Một hôm lá cây rụng hết, nhưng còn mấy trái vẫn kiên cường bám cành. Lúc này trái đã chín, trời ơi, trái hồng chín cây! Mình đứng sửng há miệng trợn mắt nhìn trái hồng trên cây khiến ông chồng phát hoảng, vội vội vàng vàng kéo vợ đi về nhà thiệt lẹ. Ổng sợ chậm một giây là vợ cầm lòng không đặng sẽ bất chấp chủ nhà mà hái đại trái hồng của người ta. Xứ này người ta trồng cây chắc để chơi, trái chín để lắt lẻo trên cành ghẹo khách chơi. Nhưng đừng có hái đại! Ông chồng thà bỏ ra mấy đồng bạc ra tiệm mua về ăn một cách đường hoàng. Nhưng mà trái hồng mua ở tiệm làm sao so bì với trái hồng chín cây chớ? Nhẫn nhịn chờ hôm sau ổng đi dạy, mình chuẩn bị như đi thám hiểm Nam cực, tìm về lối cũ, chỗ cây hồng (vẫn còn đứng đó), canh trước canh sau không thấy ai, mình sàng qua trái sàng qu...

cải ngồng non

Hình ảnh
Để ý mấy lần, hễ khuya có sương giá thì sáng sớm trời trong veo rồi nắng rực rỡ. Không biết chỉ riêng ở xứ North Carolina này thời tiết điệu như vậy, hay thời tiết tự nhiên nói chung là vậy. Chẳng qua xứ bellingham cá biệt, lúc nào cũng âm u mù mịt, nên một khi trời đổ lạnh thì mình chẳng còn thấy ngày nắng nào cho ra nắng. Nhưng mà sự đời được cái này mất cái kia. Xứ NC mùa đông ngắn hơn so với Bellingham, nhưng cách biệt nhiệt độ ngày và đêm rất lớn, lúc lạnh thì lạnh sâu hơn và dai hơn. Cho nên mùa hè trồng được cả rau củ xứ nhiệt đới, nhưng mùa đông thì rau củ ôn đới còn chết cóng nữa là. Cho nên sau trận sương giá nửa tháng trước mình đã dọn sạch sẽ "vườn rau" của mình để trả đất "như nguyên trạng" cho ông Don. Lúc đó bận viết tiểu thuyết nên rau cải vét hết cho vô tủ lạnh, ăn tới đâu tính tới đó. Bữa nay thấy còn được mấy cái lỏi (?) cải, tức là phần lá non mới mọc còn cuộn lại ở chính giữa cây cải mù tạt. Hình như ở Việt Nam kêu là cải dưa, cải ngồng? (cô giá...

trà hoa

Hình ảnh
Hoa này là camellia, tự điển kêu là hoa trà. Cây này đúng là có họ với cây trà, hoa này hẳn là đóa hoa cài áo của Trà hoa nữ. Chỉ không biết trà hoa và trà mi có phải là một thứ, hay là hai thứ khác nhau? Vườn nhà mình có một cây, hoa trắng, nở vào đầu xuân. Còn hoa này ở xứ North Carolina, nhè đúng lúc thu tàn, mọi thứ tàn, thì lại nở hoa. Tuần trước mình hái mấy bông đem vào nhà, cắm trong ly nước, tới bữa nay vẫn tươi hơn hớn. Hay thật.

với mình

Trong lúc mưa bão tưng bừng ở ngoài trời mình trùm mền nằm dài trên sofa đọc thơ mình. Đương nhiên là sướng. Bối cảnh như vậy cho nên tự thấy thơ mình đâu đến nỗi nào. Nhưng rõ ràng là nxb Văn Nghệ sẽ không in. BN xúi mình đem đi dự thi chỉ là một kiểu bán cái. Thời buổi kinh tế này mình cũng thông cảm. Nghe nói mấy trăm tập thơ dự thi mới chọn ra 5 cuốn vô chung khảo để in, rồi phát giải cho một cuốn. Mà rồi cuốn đoạt giải lẫn những cuốn top 5 cũng không vang động gì hơn những hòn sỏi chọi xuống ao bèo. Có chăng là gây được chú ý trong giới đối với một công ty sách tư nhân, có thể là duy nhất hiện nay, dám thử nước cờ quảng cáo thương hiệu bằng việc in thơ. Nghe nói cái công ty đó là Bách Việt, ở đâu tuốt ngoài bắc, xa xôi quá cũng ngại. Mà bữa nay thì cũng hết hạn nộp quyển rồi. Nhưng dù sao bữa nay cũng đã nhân lúc mưa gió đầy trời mà đọc lại thơ mình. Thực tình có những bài thơ khi đem ra ngoài không gian và thời gian làm ra nó thì mơ mơ hồ hồ hoặc nhạt nhẽo chẳng còn sức rung động...

bánh bí

Hình ảnh
dán hình này lên cho bé Vân thèm chơi!

đành xong

Giống như thí sinh ngồi gặm nát cán viết trải qua hết nỗi thảng thốt lúc đọc đề bài, đến nỗi hoang mang sau hàng chục phép thử trật trên giấy nháp, rồi tắt tị, tuyệt vọng... bỗng 10 phút trước khi hết giờ thi, đầu óc bùng lên một phép giải mình chắc chắn đúng, rõ ràng như thể đang đọc đáp án trước mặt. Thế là cắm đầu cắm cổ viết như điên, bằng một cảm hứng và sự thông tuệ chỉ có thể nói là trời cho , hay thần thánh độ. Nhưng chỉ còn một chút bẻo nữa là ra đáp số thì chuông reo. Thế là hết. Cái hồi đi thi đó, mình bần thần buông viết, ngồi nhìn giám thị thu bài, tức nghẹn vì mình chỉ cần hai phút nữa thôi, nhưng biết là mình không bao giờ có tới hai giây nữa. Lúc đó chân bước ra khỏi phòng thi mà trong lòng chắc mẽm toi rồi. Bữa nay đã hết tháng 11. Dĩ nhiên là mình vẫn có thể viết tiếp cái tiểu thuyết một tháng thành hai tháng ba tháng ... mười năm, nếu còn sống lâu cỡ đó. Nhưng mười năm chỉ viết tiểu thuyết thì thế nào cũng khùng. Một tháng đã đủ cho người sống chung với mình phát kh...

tiểu thuyết một tháng

Bữa nay bắt đầu tháng viết tiểu thuyết toàn quốc ở Mỹ, NaNoWriMo . Vụ này bắt đầu 10 năm trước như một trò chơi cá cược cầu vui giữa một nhóm bạn đang tuổi hăm mấy hơi rỗi việc và đầy những ý tưởng điên rồ. Khi túm tụm cafe bia bọt họ thường tuyên bố vung vít là "một ngày" nào đó họ sẽ viết tiểu thuyết. Tại sao cái ngày nào đó không phải là ngày hôm nay? Họ bèn cá cược với nhau, hay thi đua với nhau, là dành trọn một tháng để viết tiểu thuyết. Không tính chất lượng, chỉ tính khối lượng, miễn đủ 50.000 chữ, là kể như thắng. Tính ra trung bình mỗi ngày chỉ cần viết 1.600 chữ, đâu phải là chỉ tiêu quá sức người có nghề (hay đam mê) viết. Chỉ có vài người trong số hai mươi mấy người đầu têu năm ấy (1999) hoàn thành bản thảo, nhưng tất cả người tham dự đều được trọn một tháng điên, một tháng vui. Vì vậy năm sau họ tiếp tục, hàng năm, cho đến tận bây giờ, hơn một trăm ngàn người trên khắp thế giới hưởng ứng và ghi tên tham gia viết tiểu thuyết trong một tháng, tháng 11 này. Riêng ...

ba người và ba con vật

và ngôi nhà trong cỏ là hai cuốn sách thiếu nhi mình viết từ hồi năm nẵm năm nào, mùa hè rồi được nhà xuất bản Văn Nghệ tân trang xuất bản lại. Vừa rồi bạn hiền ở nhà xuất bản báo tin vui là bên phát hành yêu cầu tái bản. Tin buồn là bạn chưa có gan in thơ - bạn đang giữ bản thảo tập thơ mình để lại trước khi đi - nên xúi mình đem thơ đi thi. Bạn nói biết đâu ẳm giải, nhưng không trúng giải mà vô chung kết là được in! E-hèm... để coi có đủ gan bon chen không?

lá chín

Hình ảnh
Hồi xưa mình có viết một truyện ngắn, đặt tựa là Mùa Lá Chín, gởi đăng báo. Khi báo đăng mình thấy toàn văn truyện không thay đổi gì cả, chỉ riêng cái tựa to chần dần giữa trang báo là bị đổi thành Mùa Lúa Chín. Mình khiếu nại, người biên tập nói ấy là lỗi của người trình bày - người trình bày thường không đọc (kỹ) nội dung, trong trường hợp này thì không đọc kỹ cả tựa bài, ba chớp ba nháng sửa tựa truyện theo khuôn sáo đinh ninh trong đầu - 'mùa lúa chín' , chứ có nghe nói lá chín bao giờ. Không chỉ tức vì sự sáng tạo của mình bị vô hiệu hóa - người ta đã cố tình đặt tựa là mùa LÁ chín, để thi vị hóa, để lạ, để gây tò mò, để độc đáo. 'Mùa lúa chín' thì người đọc liên tưởng ngay đến đề tài nông nghiệp, hợp tác xã hay vụ mùa bội thu gì đó, ai thèm đọc truyện nữa. Nhưng không đọc có lẽ tốt hơn. Vì đọc hết truyện sẽ ngớ ra: Cái truyện có dính dáng gì tới lúa đâu? Truyện đó, viết đâu mười mấy năm trước, khi mình về quê nhận ra quá trình tư bản hóa, tập hợp đất đai, đang bắ...

bạn hiền

Hình ảnh
chịu khó đọc sách mình rồi còn quảng bá dùm! Lại còn đọc blog của mình, chỉ vẽ cách làm dưa cải. Rồi hỏi thăm chừng "dưa chua hay thúi rồi?" (Lương ơi, tao làm y lời mày, nay đúng 5 ngày, lấy dưa ra khỏi hủ thấy nó như vầy: Mày coi nó thúi hay chua? Tao nếm thấy chua chua, hửi thấy thum thủm, chờ ý kiến của mày rồi mới quyết định ăn hay không.) Sẵn cầm máy nên ra vườn chụp luôn cái vuông đất trồng rau của mình trong vườn cộng đồng. Bây giờ đang mùa mưa bão lạnh lùng, cây của người ta tiêu điều hết, nhưng rau của mình vẫn xanh um - tuy có vẻ suy dinh dưỡng, thiếu nắng thiếu nóng mà. Hình trên là "cận cảnh, hình dưới này là "trung cảnh" nhé, cà chua cà chiếc đều tàn lụn hết rồi. Bông vạn thọ cũng đã qua thời phơi phới tuy hương sắc còn chút đỉnh.

lá cải

Hình ảnh
Đúng ra mình trồng củ cải. Trên bao bì dựng hột giống có in hình củ cải trắng nõn nà bắt thèm, lại ghi rõ là thu hoạch trong vòng 40-50 ngày sau khi gieo trồng, củ dài 20cm. Ở xứ này mình chỉ ở tạm, thấy sau nhà thuê có một mảnh vườn rau, hỏi ra biết là vườn cộng đồng (đất là tài sản của trường Davidson) do các giáo sư bày ra được 2 năm (hưởng ứng phong trào ăn cây nhà lá vườn). Lúc đó cà chua sắp tàn. Người ta nhổ bỏ mấy cây cà chua, chia cho mình khoảnh đất chừng một thước vuông, vì thấy mình ngưỡng mộ mảnh vườn rau quá đáng. Với lại, khai trường rồi, các giáo sư bận quá, chỉ còn mỗi ông Don còn ra vườn tưới cây. Mình trồng rau muống và củ cải, lúc đó cuối tháng tám, trời còn nóng ấm, rau muống nảy mầm rồi mọc vù vù, nhưng được một gang tay thì khựng lại, vì ban ngày tuy vẫn ấm, nhưng ban đêm nhiệt độ xuống thấp, có bữa sáng sớm mình ra vườn thấy sương khuya khiến lá rau giập hết. Củ cải thì không sợ lạnh, mà hình như càng lạnh nó càng mọc tợn, lá mọc cao 4-5 tấc, lấp cả rau muống. T...

mùi rau quế

Hình ảnh
Nhớ xe bò bía ở cổng Bà Huyện Thanh Quan trường Gia Long hồi mình còn học lớp đệ thất, đệ lục. Có khi được nghỉ tiết chót, ra khỏi trường sớm nhưng phải chờ xe hiệu đoàn đưa về, thường lê la qua chùa Xá Lợi chơi hoặc ngồi chồm hỗm bên lề đường ăn bò bía. Nhớ vị ngòn ngọt của củ sắn xào, vị béo béo của lạp xưởng xắt mỏng, vị bùi bùi của đậu phọng rang, vị mằn mặn của tôm khô, đặc biệt mùi rau quế và tương ớt. Thèm gì đâu! Nên cứ kiếm chuyện đi qua vườn rau của trường Davidson, ngắm nhìn và hít hửi mùi rau quế trồng ở đó. Trong tinh thần lập vườn cây kiểng ăn được (edible landscape), vườn rau thay vào bồn hoa, nhờ tài bố trí và óc thẩm mỹ của người làm vườn, vườn rau đẹp không kém vườn hoa: Cả một bộ sưu tập rau quế! Ngoài quế ngọt (sweet basil) là thứ Mỹ chuộng nhứt còn có quế tím (purple basil - khác với tía tô) quế phi (African basil) và quế bò bía của mình thì chúng gọi là quế Thái (Thai basil) Lượn qua lượn lại ngó cho đỡ thèm thôi chứ đâu dám hái - bảng ghi rõ rành rành rằng đây là...

thu

Lại ngồi nhìn lá rụng. Nao nao rồi bình lặng. Thốn đau rồi nhẹ nhàng. chẳng đặng đừng thì thôi. Thì như chiếc lá rụng. Đànnh lòng hay không đành. se se trời trở lạnh. Thiu thiu giấc ngủ chiều.

cao bồi

Hình ảnh
Đi chơi một nông trại nuôi bò sữa thả rông, áp dụng phương pháp chăn nuôi thân thiện môi trường, thu hoạch sản phẩm an toàn, lành mạnh, "organic". Vợ chồng chủ trại trông trẻ đẹp, trí thức, vui vẻ tiếp khách từ ngoài cổng. (trên áo họ có in cái logo của chương trình khuyến nông sở nông nghiệp bang North Carolina - chương trình này hổ trợ các nhà nông nhỏ ở địa phương) Gọi là "nhỏ" vì nông trại bò sữa này chỉ rộng 300 acre và hoàn toàn sử dụng lao động của một hộ gia đình (chủ yếu là hai vợ chồng chủ trại). Đây là chuồng bò, không có cửa, bò rất ngoan, tự do ra đồng dạo chơi, ăn cỏ, trời tối hay lạnh thì tự biết về chuồng. Chỗ này là chỗ vắt sửa. Còn chỗ thả bò thì phải dùng xe đi tham quan. Người đông, mình ngồi trên đống rơm ở giữa xe cho an toàn, kết quả là hình chụp em bò nào cũng dính mông người ta. Đây là cái nón của anh cao bồi chủ nông trại Còn đây là nhà ở của gia đình anh cao bồi: Cảnh này nhìn từ hiên nhà: Sau nhà có mấy con công và gà thả rông: Lại có mấ...

sách cấm

Tuần này, từ 26 tháng 9 đến 3 tháng 10, là tuần lễ sách cấm (banned book week) ở Mỹ. Vì nhiều lý do khác nhau, ở những những địa phương và những thời điểm khác nhau, có những quyển sách bị cấm, theo yêu cầu của những cá nhân hay tập thể có quyền lực ảnh hưởng nào đó trong cộng đồng. Danh sách những quyển sách "có vấn đề" này dài vô kể, 100 quyển đứng đầu bảng được liệt kê trên trang web của Hội Thư viện Mỹ, hội này phát động tuần lễ sách cấm để phản đối việc can thiệp vào quyền tự do đọc sách của con người. Mình ủng hộ họ bằng cách: 1. trong tuần này đọc ít nhất một trong số những cuốn sách "có vấn đề" đó; 2. cổ vũ người khác đọc sách. (Vì vậy có bài này)

Chiều chiều

Hình ảnh
qua sân trường Davidson chơi. Thấy đâu có người ta tụ tập thì lân la tới. Thì ra thầy trò chúng đang hòa nhạc Nhóm này chơi nhạc jazz Đám này chơi nhạc cổ điển Bức tượng này ngó cũng hay hay

quyển sách độc nhứt

Hình ảnh
quyển sách này "độc nhứt" bởi vì không bao giờ mình còn có một cơ hội tương tự để viết như vậy. Nó được viết trong thời gian mình về VN sống một năm rưởi (2008-2009). Thực chất nó là nhật ký, ghi lại những chuyến đi, những hoạt động, những tâm tình của mình trong thời gian đó. Tương lai ai biết sẽ ra sao. Điều có thể hình dung được là tuổi tác sức khỏe tài chánh và những yếu tố khác sẽ không còn thuận lợi để mình sống như đã sống một năm rưởi đó. Nghĩa là không thể viết như đã viết trong "bày tỏ tình yêu".

bụi chuối sau hè

Hình ảnh
đi ngang qua căn nhà này - không biết chủ nhà là ai, nhưng đoán thầm là người Việt, vì thấy bên hiên nhà có trồng mấy cây chuối. Người Việt mới bâng khuâng khi "gió đưa bụi chuối sau hè..."

bỗng dưng mắc nợ

*tiếp theo bài "bỗng dưng có tiền" Tôi đã hí hửng đem cái chi phiếu 125 USD ra một chi nhánh ngân hàng Chase để thử xem có chuyện lừa bịp gì không, chứ sao lại bỗng dưng có tiền. (Nhiều người nhận được nó qua bưu điện, cùng các thứ giấy tờ quảng cáo khác, chứ không riêng gì tôi!) Nhân viên nhà băng vui vẻ nói là tôi có hai cách để nhận phần thưởng này: thiết lập một “direct deposit”, chẳng hạn tôi nhận lương chuyển thẳng vào tài khoản thanh toán của tôi ở ngân hàng này, hoặc dùng thẻ của ngân hàng này mua sắm 5 lần. Tôi đã chọn cách sau, nhẩm tính là mình mua chừng 50 đô thôi, ắt còn lời. Sau khi mua đủ 5 lần, hơi lố số tiền dự định chi một tí, tôi thấp thõm chờ tiền thưởng (sẽ được tự động nhập vào tài khoản của mình như tiền lời, theo như nhà băng hứa). Chờ đến ngày bản sao kê tài khoản được gởi tới nhà, chẳng thấy số tiền được hứa nhập vô chỗ nào, tức quá gọi điện hỏi nhà băng, mới biết là 5 lần mua sắm của mình không qualified, không đạt yêu cầu. Ủa, sao vậy? Giải thích:...

dạo chơi

Hình ảnh
Xứ này có một cái hồ rất to, gọi là Norman. Chỗ này là một góc tận cùng, bên hồ là công viên có cái cầu gỗ bắc ngang để lối đi dạo đỡ buồn nỗi khát nước của cây cũng góp phần đặc sắc hóa con đường Gặp một con hạc, hay chim cò gì đó, mình chưa kịp hỏi tên nó đã bay xa bỏ lại mình đứng tẽn tò bên mép nước như con vịt này

chớm thu

Hình ảnh
trời mới chớm thu có cây đã vội đổi màu tháng 9 là tháng đẹp nhất ở đây,trời xanh trong, không khí mát dịu, trái cây chín (không biết trái này là trái gì, có lẽ bà con với trái vải) và nấm mọc khắp nơi (cũng không biết nấm gì, khi còn núm nho nhỏ rất dễ thương, đùng một cái lớn bằng cái thúng, xấu phát gớm!)

Vượt qua cơn sốc

Giữa hai hàng cây sồi già cao và rậm, hình như ai cũng tự động giảm tốc độ, bước thong thả. Ở khoảng giữa con đường lát gạch thẻ đã mòn và ngã màu đỏ sậm, hai người đàn ông khoác áo com-lê sóng bước, dường như nói chuyện với nhau, nhưng chẳng nhìn nhau, người nào cũng cúi mặt nhìn trước mũi giày của mình, như thể canh chừng viên gạch nào đó đột ngột trồi lên, vấp chân họ cho té chơi. Không thể để mất thể diện như vậy. Tác phong mô phạm, họ rõ là giáo sư. Bọn sinh viên thì nhìn là biết ngay: người nào cũng đeo một cái ba lô xề xệ trên lưng, có người còn cột lòng thòng ngang hông một cái áo khoác mỏng, vì trời đã chớm thu, buổi sáng hơi nhuốm lạnh, nhưng trưa vẫn ấm áp. Cuối con đường có một cô gái nhỏ, cũng đeo ba lô (to quá so với thân hình nhỏ nhắn), cũng cột áo khoác ngang hông (lòng thòng vì mới bắt chước). Gương mặt tròn, da ngâm ngâm, tóc đen chấm vai, trông như một cô bé mười bốn tuổi. Nhưng thực ra cô bé đã mười tám, được tuyển thẳng từ một trường trung học ở Miến điện vào trườ...

Sách, tác quyền, độc quyền, và Google

“Thoạt kỳ thủy không có đường, người ta đi rồi thành đường.” Điều này có thể là một thực tế nhiều người biết mà chẳng cần phát biểu, hoặc có phát biểu mà không ai bận tâm. Cho đến khi Lỗ Tấn viết ra. Vì Lỗ Tấn là một nhà văn nổi tiếng, điều ông viết ra được in thành sách, và sách của ông có nhiều người đọc, nên bây giờ nói tới chuyện người ta đi thành đường, người có đọc đều biết Lỗ Tấn đã viết như vậy. Nếu không ghi là trích dẫn Lỗ tấn thì sẽ bị coi là đạo văn. Có khi Lỗ Tấn viết điều suy nghiệm đó ra để “chia sẻ”, như cách nói ngày nay, chứ không nhằm “xí” ý tưởng đó làm phát minh của riêng mình. Cho dù vậy tác quyền câu đó vẫn thuộc về ông. Trong thế giới ngày nay, quyền tư hữu trí tuệ cũng như vật chất được hầu hết các chính quyền trên thế giới công nhận và bảo hộ chặt chẽ. Cho nên khi Google sao chụp (scan) những trang sách, số hóa chúng, để cho bất cứ ai cũng có thể đọc trên trang web tìm sách http://books.google.com/ thì bị kiện vi phạm tác quyền. Chuyện này hơi dài dòng. Từ n...

nông trại nhỏ

Hình ảnh
nông trại này khoe là bò được nuôi thả trong thiên nhiên ăn cỏ không bị phun hóa chất, chứ không bị nhốt trong chuồng ăn đồ tổng hợp không rỏ thành phần và lý lịch. Trông anh bò này tự tại như nhà hiền triết. Góc sân có vườn hoa, chủ yếu là cây cỏ bản địa, được thiết kế cho mọc "tự nhiên" để tạo môi trường sống hoang dã - có lẽ sợ người ta hiểu lầm chủ nhân không biết chăm sóc vườn, nên phải cắm tấm bảng để bày tỏ chủ ý. ở một góc khác trồng một cây sum xuê thấy quen quen - thì ra cây vả! cái chòi này vốn ở ngoài đồng, hơn một trăm năm trước, bị bỏ phế đã lâu, nay trong tinh thần phục hưng những giá trị truyền thống của nông thôn Mỹ, người ta rước chuyên gia về phục hồi nó như kiểu phục hồi đồ cổ, dùng kỷ thuật xây dựng chòi gỗ của thế kỷ 19 để lắp ráp từng miếng gỗ một lò rèn thủ công được duy trì, để thiên hạ ngày nay biết người xưa ché tạo công cụ lao động như thế nào ông thợ rèn lao động như một nghệ sĩ, sản phẩm của ổng mắc giàn trời! nông trại này thuộc loại "kiểu ...