Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2009

vầng trăng thổ mộ

Trong lúc soạn tập truyện ngắn mới, bỗng nhớ cái truyện viết hồi hăm mấy tuổi này. Ngày ấy có một chuyến xe thổ mộ lộc cộc đưa Thi về Lò Chén. Ngồi trên chiếc chiếu trải sàn xe, Thi tròn mắt nhìn con đường đất đỏ chạy lùi lại, uốn quanh co và khuất sau những vườn măng cụt âm u. Thỉnh thoảng một chòm cau cao vút vượt lên trên những ngôi nhà gỗ lợp ngói. Nối theo vườn măng cụt là vườn sầu riêng thoáng đãng, rồi đến vườn mít tố nữ lúc ấy đang mùa, mùi mít chín thơm ngào ngạt chan đầy không khí mát rượi. Bánh xe gỗ lộc cộc lăn trên lôí mòn, lúc sụp lỗ trâu, lúc trèo lên dốc. Xe đã tới vùng gò. Đó đây vài cây mít cao lớn đứng làm ranh giới giữa xóm vườn và xóm lò. Những lò chén, lò lu, lò gốm nằm rải rác trên sườn đồi, mỗi lò to gấp mười cái nhà, hình dáng gợi Thi nhớ đến những cái mả khổng lồ. Quanh lò, lu hũ xếp thành hàng dài và cao như xây thành. Chén tô mẻ nằm ngổn ngang khắp nơi. Thi đã về tới ngoại. Bác đánh xe dừng ngựa bên gốc mít trong một khoảng sân lát bằng mảnh lu bể. Bà ngo...

MIỀN TÂY CỦA SƠN NAM, CỦA BÂY GIỜ VÀ MAI SAU

Lời của Lục cụ chùa Sóc Ven ám ảnh tôi suốt từ chuyến đi lần theo hương rừng Cà Mau: “Mình có lỗi với đất với nước. Đất và nước cho mình tất cả cuộc sống, mà mình lại làm nhiều điều không phải với đất, với nước.” Những thí dụ Lục cụ đưa ra đơn giản như “đái ỉa” xuống nước, là một trong nhiều hình thức gây ô nhiễm môi trường. Hay xẻ những con kênh ngang dọc mặt đất, khiến đất bị xì phèn, nhiễm mặn, rồi cày cấy liên tục ba bốn mùa không cho đất nghỉ ngơi. Hay đấp đường, bờ bao cản dòng chảy của nước… Đất hiện nay đối với nhiều người là tài sản, tư hữu, thậm chí tư bản. Nước đương nhiên là tài nguyên, trong tương lai gần sẽ là hàng hoá giá cao. Nhưng Lục cụ coi đất và nước như những sinh thể có thần phách, giận dữ vì những lỗi dại dột của con người, nhưng lại rất bao dung tha thứ con người, chẳng khác gì lòng người cha người mẹ. Sự bao dung, hào phóng của nước đã giúp con người tiếp tục sinh sống nhiều trăm năm trên mảnh đất phương Nam này, và … tái phạm lỗi lầm. Hai chuyến đi về vùng ...

tình cờ

những khoảnh khắc hiếm và ngắn chưa lần nào lập lại luôn tình cờ tình cờ tôi ngước nhìn trời lúc chuồn chuồn quần quần bay trời không mưa không nắng không khí trong veo tình cờ đi giữa đám đông gặp người quen không kịp chào chỉ ngoảnh lại gởi nụ cười biết không chắc gì còn gặp lại nữa tình cờ mở quyển sách rách chiếc lá khô còn nguyên hai chữ "kỷ niệm" nắn nót ký ức bỗng bùng tỏa như pháo hoa tình cờ ngồi không tính chuyện đi chơi một địa danh ngẫu nhiên đập vào mắt và đi ... Một chặng khác của đời.

Năm mới an lành!

Hình ảnh

hôm qua và hôm nay

Hình ảnh
đi chơi suốt. Đường hoa Nguyễn Huệ có nhiều trâu các loại (căn cứ vào chất liệu tạo thành, có trâu rơm, trâu thiếc, trâu sành...) trâu nào gặp nước không rã thì được tắm ngày hai bận Người ta đi đường hoa là để chụp hình Ở đó có mấy tấm gương không biết để làm gì. Ai tới cũng tự chụp hình mình đang chụp hình. Mình cũng vậy. Có hai cái này, đều có vẻ dân dã, một cái có gắn bảng tên là "thùng rác", cái kia không đề hiệu là gì hết, mình biết nó là cái để đập lúa, nhưng mấy đứa con nít tưởng nó cũng là cái thùng rác! Trưa 30 dọc bến Bình Đông vẫn đầy hoa và kiểng, lớp chất trên lề lớp chất dưới ghe, và ghe thì đậu chật lòng kênh Tàu Hủ. Qua đường Đồng Khởi thấy Tây đứng lố nhố, cười nói chỉ chỏ, coi bộ khoái lắm, bèn xáp lại coi, thì ra có cháy nhà! Năm nay ăn Tết ở Việt Nam mà đón giao thừa ở khách sạn!

Tết, bánh tét, tíêng cười của ngoại

Thấy người ta gói bánh tét tôi nhớ bà ngoại tôi. Đương nhiên Tết là bà ngoại gói bánh. Không biết tại sao bà ngoại không gói bánh vào đêm giao thừa hay trứơc đó, mà gói vào ngày mùng một. Tôi nhớ chắc là mùng một, ngày đầu năm tôi được về quê ăn Tết, luôn thấy nồi bánh tét đang nấu ở bên hè. Hồi đó tôi không bận tâm, không hỏi tại sao. Bây giờ không còn ngoại nữa, tôi không hỏi ai hết. Thâm tâm muốn giữ những điều bí ẩn về người quá cố để những ký ức về người được thiêng liêng. Có một năm tôi về đến nhà ngoại sáng sớm mùng một, thấy ngoại vẫn còn lụi hụi gói bánh ở chái bếp, gạo nếp vút rồi đầy một thúng vun, đậu xanh đã đãi vỏ cũng đầy một thúng để bên cạnh, một mình ngoại ngồi xếp lá, lau lá, xúc nếp đổ lên lá, xúc đậu đổ lên nếp, đặt miếng mở lên giữa lớp đậu. Rồi ngoại cầm hai mép lá chuối cuộn lại, xốc nhè nhẹ cho đòn bánh tròn. Ngoại làm lẹ tay lắm, gấp lá chuối ở đầu này đòn bánh rồi xoay lại đầu kia, rồi cột dây thoăn thoắt. Tôi trố mắt nhìn, còn ấn tượng đến bây giờ, nhưng đ...

đợi người về

giờ này anh đã rời khỏi nhà em dõi theo con đường anh đi canh thời tiết canh xe cộ, kiểm giờ các chuyến bay giờ này trái đất đang xoay trên cao mười ngàn dặm anh thức hay ngủ em ngắm những vì sao đợi bình minh, chờ một chấm sáng hiện dần trên bầu trời thành chiếc máy bay

Hành trình thơ phương nam

Trong khói sông mênh mông, Có bóng người vô danh Từ bên này sông Tiền Qua bên kia sông Hậu Mang theo chiếc độc huyền Ðiệu thơ Lục Vân Tiên (Sơn Nam, Hương Rừng Cà Mau) “ Chiếc độc huyền, điệu thơ Lục Vân Tiên ” là tài sản văn hoá lưu dân mang theo khi tiến vào đồng bằng sông Cửu Long, từ một quê cũ chưa phải là cũ lắm. Hai ba trăm năm, từ thưở mở đất Thuận Quảng đến lập Gia Định thành. Chiếc độc huyền, hay cây đờn bầu, chế tạo đơn giản: một trái bầu, một cần đàn, một dây tơ. Điệu thơ Lục Vân Tiên khảng khái, trung nghĩa, cận nhân tình. Đó là sự tuyển chọn khôn ngoan, có kinh nghiệm của người tiên phong đến nơi “ muỗi, vắt nhiều như cỏ. Chướng khí mù như sương ”. Nơi đó thiếu thốn phương tiện in ấn, công chúng trí thức không nhiều, nên “ thơ và nhạc dính liền nhau, bất khả phân ” như Sơn Nam dựa theo quyển “ Thổ ngơi Đồng Nai ” của Bình Nguyên Lộc mà nhận xét trong quyển “ Nói về miền Nam ”. Theo hai tác giả này, trong ba trăm năm thuần hoá đất phương Nam, ông bà chúng ta đã sáng tạo mộ...

Đi chơi Tết

Hình ảnh
Hồi nhỏ mình biết gói bánh tét. Bà ngoại dạy. Lớn lên mình vẫn đinh ninh mình biết gói. Đến hội thi gói bánh báo Yêu Trẻ, mới biết mình làm trật lất. Người ta có thầy chỉ dẫn đàng hoàng. Thành quả đáng tự hào. Mình bèn rảo qua chỗ khác chơi. Đông ơi là đông. Chỗ làm tranh trứng. Chỗ vẽ lên trứng. Chỗ xếp hạc. Chỗ thư pháp. Có sư phụ dạy vẽ tranh màu nước. Hạnh phúc là còn có được niềm say mê.

Bông vạn thọ

Hình ảnh
Truyện ngắn của Lý Lan “Bao giờ thì Tết?” Bà hàng xóm hỏi. “Bao giờ vạn thọ nở bông.” Má tôi nói vậy. Nửa thế kỷ sau, tôi lập lại để trả lời cho một người không hề biết Tết là gì. Đây là bà Carol, ở cách nhà tôi ba căn trên đường Lò Rèn, thị trấn Heo Hút, vùng biên giới Mỹ - Canada. Quanh đây đều là nông trại, dâu tây bắt đầu chín. Hội Hổ trợ nông dân phát hành một bản đồ có đánh dấu những chỗ người ta có thể mua trực tiếp nông sản bằng cách tự hái, gọi là U-pick. Bà Carol hay cho tôi quá giang xe bà đến nông trang Cây Táo Lùn. Tới nơi, bà dặn: đúng một giờ thì trở lại đây nhé. Bà đi hái vài cân dâu tây, ăn một cây kem, mua một míêng phô mai, lựa một cây cải diếp, mua khoảng một chục chậu cây con trong vườn ươm, trò chuyện với ông chủ trang trại. Tôi đoán thôi, ông ta lúc nào cũng đội một cái nón cao bồi, khi thì đứng trước gian hàng nông sản và thực phẩm chế biến của trại, khi lại đi rểu rểu trong vườn ươm. Không biết có phải ông luôn luôn có mặt ở nông trại hay không, nhưng lần nào b...

Bất ngờ phiên chợ Tết

Hình ảnh
Xe ngừng trứơc cổng phiên chợ xuân ở khu công nghiệp kỷ thuật cao, tôi hơi bất ngờ. Địa điểm là một đoạn đường rải đá chưa tráng nhựa, một đầu dựng cổng chào đơn sơ, đầu kia dựng sân khấu dưới tán một cái dù khổng lồ, đoạn đường ở giữa dành cho những gian hàng, chủ yếu là các xe chở hàng hoá đậu cạnh nhau, bày quần áo, giày, nón, kem gội, mỹ phẩm, mì gói,… trên mấy cái bàn xếp hay mấy cái thùng. Nơi đông người nhất là gian hàng cắt tóc và trang điểm miễn phí, hôm đó là chiều thứ bảy. Gian hàng gọi điện thoại miễn phí cũng đông nghẹt người lấy số thứ tự. Ngay cổng ra vào nhóm múa sạp gầy được một sòng khoảng chục chàng trai cô gái nhảy thoăn thoắt giữa các thanh tre. Nhưng tưng bừng nhất là trên sân khấu đang diễn ra cuộc thi karaoke. Người hát tự giới thiệu tên mình và công ty, vừa hát vừa nhảy, hai người từ hàng ghế khán giả được bạn bè khích lệ bèn lên sân khấu nhảy theo trong tíêng reo và vỗ tay cổ vũ. Tôi bất ngờ vì lâu rồi mới nghe người ta hát thật, trong một không khí thân mật, ...

nhật ký cũ

đọc lại nhật ký những độc thoại anh không bao giờ hiểu ngày giờ ấy em buồn tủi đớn đau tuyệt vọng khóc với mình lảm nhảm như một người điên cô độc tự nhiếc mình tự dỗ mình rằng không có giấc mơ nào trọn vẹn rằng không có ác mộng nào triền miên rằng sẽ một ngày mình tỉnh giấc giờ đã là ngày em thức chuyện chiêm bao càng cố nhớ càng quên

pha lê

truyện ngắn của Lý Lan Khang hẹn Tết về. Tin này loan lòng vòng đến tai Liên. Buổi chiều tan sở Liên len lách trong rừng xe cộ kẹt cứng tìm khắp bốn tiệm chuyên bán đồ gia dụng mới mua được một hộp ly pha lê chân cao để uống rượu thật vừa ý. Vừa đặt từng cái ly lên kệ tủ Liên hình dung Khang đến chơi, cầm theo chai rượu chát. Trí lấy ra bộ đồ khui rượu. Cả ba sẽ cùng đứng ở chỗ này, Liên cầm từng cái ly đặt lên bàn. Trí rót rượu, anh có kiểu rót rượu điệu nghệ, và thích biểu diễn để gây ấn tượng với khách. Cả ba sẽ cùng nâng ly, chúc tụng. Tết thì đương nhiên chúc mừng năm mới. Chúc hạnh phúc. Chúc tình yêu. Mối quan hệ giữa ba người đơn giản: cùng học chung ở trung học. Năm lớp mười, Khang yêu Liên. Năm mười một, Liên yêu Trí. Năm mười hai Trí và Liên giận nhau. Trưóc khi đi du học, Khang tỏ tình với Liên. Sau đó, ở cách một đại dương, hai người chat mỗi ngày trên mạng. Đủ thứ chuyện. Khang chỉ không kể về Julie, người đàn bà thuê chung nhà thỉnh thoảng cùng đi ăn tối, xem phim, khiê...

Tình chỉ đẹp…

Truyện ngắn hậu-hiện-đại của Lý Lan 1. Điện thoại reo khi tôi còn ở trong phi trường: “Chị về tới Sài Gòn chưa?” “Máy bay vừa đáp xuống anh à.” “Vậy tốt quá. Gọi hỏi thăm chị thôi.” “Cám ơn anh.” “Mà chị có biết ai đang gọi cho chị không?” “Có chứ. Điện thoại có hiện ra chữ XE OM NN.” “Chị giữ số nghe. Khi nào trở lại Non Nước thì gọi cho tôi nhé.” “Dạ.” 2. Ghi chú: Danh bạ của tôi lưu rất nhiều số điện thoại di động có tên XE OM + gì đó, chẳng hạn + AD, CT, NT, HN… AD là anh xe ôm quen, thường đậu ở góc đường gần chợ An Đông, mỗi khi tôi cần đi đâu mà xuất phát từ nhà thì tôi thường đi xe của anh. Hoặc khi đi ăn tiệc về khuya thì tôi gọi điện nhờ anh ra đón. Những CT, NT, HN… là địa danh, những thành phố mà tôi có dịp ghé qua vài ngày, hoặc một ngày, thường bao luôn một anh xe ôm chở đi đó đây cho đỡ mất công trả giá từng chặng đường không rõ dài ngắn ra sao nơi đất lạ. Anh xe ôm đã chở tôi đi chơi Non Nước khá đẹp trai. 3. Email (Trưởng ban văn nghệ báo Tuổi Trẻ Tình): Gởi gấp một ...

Văn học Hoa văn Việt Nam

Hình ảnh
Có những buổi sáng thứ bảy, ở một góc công viên Văn Lang, nơi có mái nghinh phong bên hồ nước có cây cầu bắc ngang, dăm ba cái bàn của quán cà phê khuất dưới tán cây, một nhóm sáu bảy người ngồi với nhau bàn luận sôi nổi. Họ đã bắt đầu tụ tập như vậy từ tháng 3 năm 2008 và duy trì những cuộc họp này khá đều đặn, trung bình mỗi tháng một hai lần, nên trở thành một hình ảnh quen thuộc. Tôi biết tên tất cả người trong nhóm này: Lưu Vi An, Trần Quốc Chánh, Tăng Quảng Kiện, Tuyết Bình, Phụng Ái, Hoài Vũ. Họ là những “văn hữu”, bạn văn chương của tôi, và chúng tôi tập hợp lại vì một lý do duy nhứt: tình yêu văn học Hoa văn. Đối với riêng tôi tình yêu đó phát sinh từ một mặc cảm. Khi tôi còn nhỏ, đi học ở trường Việt, tiếng Việt là môn tôi giỏi nhứt. Lên trung học, tôi học hai ngoại ngữ là Pháp văn và Anh văn. Vào những năm cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980 nhà sách ngoại văn ở Sài Gòn hầu như chỉ bày bán sách tíêng Nga, tôi bèn học thêm Nga văn. Theo thời gian những ngôn ngữ tôi đã h...

về trường cũ trên đường Bà Huyện Thanh Quan

chiếc lá chạm vai giật mình như bàn tay người quen níu lại khi tình cờ đi trớt qua trên phố người đông ngoảnh lại khoảng không chiếc lá đã rơi vào vắng lặng chân bước tiếp nằng nặng trên chiếc lá nát ngấu như nỗi buồn vô cớ

những gánh hàng rong xuyên thời gian, xuyên lục địa (cuối cùng)

3. Hiện nay ở Việt Nam người bán hàng rong gắn liền hình ảnh di dân từ nông thôn lên tỉnh thành với gánh hàng rau, củ, hoa, quả. Đoàn quân hàng rong thực ra rất phong phú đa dạng: từ em bé bán vé số đến người bán trả góp, bỏ mối ngoài chợ, đến các bà bán ngoại tệ, hột xoàn đi lại giữa các biệt thự. Một số người bán hàng rong là thị dân, có người có nghề cha truyền con nối, nhưng đa số vẫn là nông dân trôi giạt, bán rong sản phẩm nông nghiệp hay tiểu thủ công nghiệp. Hàng rong Việt Nam có đặc tính: phát sinh từ nền tiểu nông chuyên trồng lúa nước, với những thời gian nông nhàn hay tình trạng thừa lao động ngoài thời vụ. Coi trọng nghề nông nên bán hàng rong chỉ được coi như công việc tạm thời của người khó khăn kinh tế mặc dù có thể nguồn thu nhập từ bán hàng rong chiếm tỷ trọng đáng kể trong ngân sách gia đình. Cũng do không được coi là công việc chính qui, chính yếu, nên thường do người có địa vị kém hơn trong gia đình thực hiện, như con dâu, con gái. Bán hàng rong do vậy không l...

những gánh hàng rong xuyên thời gian, xuyên lục địa (tiếp theo)

2. Hình ảnh tương đương “chú Huê kiều” bán hàng rong ở vùng Đông Nam Á là người bán hàng rong Do Thái ở châu Âu ngày xưa. Không có một quê nhà, dân Do Thái rải khắp châu Âu, sinh sống bằng dịch vụ trung gian, hình thành một truyền thống và những giá trị văn hoá của dân tộc này. Họ sống tập trung trong đô thị để có an ninh, sự hổ tương và thông tin trong cộng đồng, chia nhau địa bàn bán lẻ ở các làng xóm xung quanh hoặc vùng xa hơn. Trở về nhà sau mỗi chuyến đi bán hàng rong, họ chia sẻ thông tin các loại đã thu thập được, giúp cho bộ óc của cộng đồng hoạch định được chủng loại, qui cách, số lượng hàng hoá theo nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, cũng như các biến động và yếu tố chính trị, xã hội có thể ảnh hưởng đến công việc và đời sống của họ. Vào giữa thế kỷ 19, di dân Do Thái cũng như các di dân khác ở cựu lục địa Âu Á kéo sang Mỹ, thường với hai bàn tay trắng và một cái đầu đầy ước mơ. Trong quyển The Philadelphia Fels, 1880-1920: A Social Portrait, Evelyn Bodek Rosen viế...

những gánh hàng rong xuyên thời gian, xuyên lục địa

1. Chỉ bằng một đoạn văn mở đầu truyện ngắn “Đồng Thanh Tương Ứng”, nhà văn Sơn Nam trình bày được tất cả năm đặc điểm của nghề bán hàng rong. Đó là một dịch vụ bán lẻ đến tận nhà người tiêu dùng, nên dân xóm Tà Lốc nếu “cần mua sắm vài vật dụng cần thiết, họ ngồi tại nhà mà chờ đợi một chú Huê kiều. Chú ta quảy gánh gióng, bán nào kim chỉ, lưỡi búa, đường thẻ, thuốc rê. Đặc biệt nhứt là loại kéo tàu, rèn tại chợ Rạch Giá.” Dịch vụ này có từ xưa và cần thíêt cho công cuộc khai hoang mở đất ở phương nam, khi thương mại và các dịch vụ xã hội khác chưa phát triển, kinh tế còn sơ khai, thu nhập của dân chúng thấp: “Xóm Tà Lốc nằm trơ vơ gần khu rừng tràm, trên khoảng đất hoang dài gần năm chục cây số ngàn, giữa chợ Rạch Giá và Hà Tiên, theo vịnh Xiêm La. Thời Pháp thuộc, dân chúng xóm ấy sống biệt lập: bắt cá, đốn củi đủ ăn ngày nào hay ngày ấy… đường giao thông dường như không có.” Bán hàng rong kiếm lời dễ, “bán hàng với giá đập đổ”, nhưng rất cơ cực: “đi bộ suốt hai mươi cây số, qua v...