Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2009

Ngày cuối cùng của tháng 2

Hôm qua còn là ngày 27, còn ung dung sắp xếp công việc đến cuối tháng. Sáng nay dậy coi lịch, giật mình nhớ ra tháng 2 chỉ có 28 ngày, và ngày cuối cùng của tháng 2 đang qua. Bần thần như bị mất cắp 3 ngày. Có lần mình bị mất tiền, một số tiền lớn đối với mình, cũng bần thần mất hồn, rồi nhận ra mình cũng quí tiền lắm, cũng thắt ruột chảy nước mắt vì tiền. Cảm giác hôm nay giống y như lúc mình phát hiện ra vụ mất tiền lần đó. Ngơ ngẩn bần thần. Mặc dù cũng biết là mình không thể mất cái mình không có. Không có 3 ngày 29,30 và 31tháng 2. Công việc hôm qua xếp lịch cho 3 ngày đó có thể đơn giản đẩy qua tháng 3. Hoặc đành bỏ. Thời gian vô tận, cái giới hạn ở sức mình. Vẫn ngó tấm lịch mà bần thần ngơ ngẩn.

Chi tiết đời thường

Một đứa trẻ ngồi xổm đếm từng đồng bạc cắc giơ lên trước đôi mắt ưu tư. Một con chó nằm khoèo bên đường trong khi cảnh sát ví trẻ con chạy qua. Một gầm cầu chen chúc người lớn con nít đang tắm giặt vui chơi. Giấc ngủ mệt mỏi bên đống rác, bóng người nhỏ nhoi lang thang trong khói bụi. Mái tóc rối bời không bao giờ chải gội quanh khuôn mặt lấm lem không xoá nhoà được đôi mắt đen láy ngây thơ và viền môi rõ nét khát khao của đứa bé gái mồ côi. Cơn mưa tầm tả và đứa nhỏ ngồi thu lu vẽ vời một mình trên nền đất sũng nước… Những chi tiết vút qua trong đời thường. Vút qua trong phim. Để trở đi trở lại trong đầu tôi, day dứt. Đôi khi tôi có dịp đưa du khách nước ngoài đi tìm hiểu đất nước mình, và quan sát họ xem họ quan sát cái gì. Tôi thấy ánh mắt họ lướt qua những đứa trẻ bán hàng rong, cố tránh nhìn vào mặt những đứa bé ăn xin, giơ máy chụp hình con chó ốm bên đường, cái chòi cá chênh vênh trên ao súng, những dòng xe ào ào như nước xoáy. Đôi khi ngượng ngùng vì cách ăn ở cư xử không lịch...

nóng quá nóng

Hình ảnh
Đem hình có cây có nước coi cho đỡ nóng. Tưởng tượng như mình là con vịt lội tung tăng Nhớ cái cầu ao này vô cùng

Nắng nóng

Đành đổ thừa cho trời nắng Gây ra cơn nhức đầu của mình Và cũng tại vì trời nóng Người ta dễ nổi quạu dễ khùng Bỏ đi, bỏ qua đi, đi thôi Không ai có lỗi. Nắng nóng. Mình cũng không có lỗi. Ừ. Thì thôi. Về nhà đánh giấc yên thân.

Xích lô

Hình ảnh
Nghe nói nhà nước sắp cho xe ba bánh tự chế được lưu thông lại trong thành phố. Tức là thừa nhận cái lệnh cấm trước đây là sai. Sai thì sửa cũng được. Nhưng nếu tính tới những thiệt hại cái lệnh đó gây ra cho bao nhiêu người dân lương thiện mấy năm qua thì phải cách chức thằng cha nào đã ban cái lệnh tầm bậy đó mới hả lòng.

Chút lãng mạn trong mưa

(Truyện này mình viết hồi hăm mấy tuổi, hai mươi ba tuổi thì phải. Làm sao mình còn có thể viết được như vầy nữa?) Một buổi mai ngồi đọc sách trong thư viện, chợt có cảm giác như một người quen đang đến gần, tôi ngẩng nhìn qua cửa sổ, thấy mưa đang rơi trong vườn. Mưa êm đềm như giấc mơ trẻ nhỏ. Không có tiếng gió gào, chớp giật, hay sấm sét, mây mù, chỉ có những sợi nước trong lành giăng giăng thành tơ nối đất trời với nhau. Thậm chí còn có những đợt nắng hửng lên, làm vàng hanh một vạt cỏ, và làm lá me non xanh óng ánh muợt mà. Mưa ! Tôi gấp sách lại. Dù cho đó có là quyển sách hay nhất thế kỷ này, cũng không thể giữ lòng tôi đừng tan ra trong cái mênh mang êm ái của cơn mưa ban mai dịu dàng. Mưa! Từ bao giờ mưa đến là đến đồng thời với một nỗi xao xuyến bâng khuâng trong lòng tôi. Từ bao giờ mưa đã tưới cho sum suê tình cảm nhớ nhung, tâm trạng đợi chờ trong tôi? Từ bao giờ trong lòng tôi, mưa đã đọng lại người ấy? Người thủ thư thấy tôi trả sách chuẩn bị về, đã ngạc nhiên hỏi: -Có ...

phỏng vấn

Trứơc Tết mình có trả lời phỏng vấn của Hoàng Nhân, nghe nói bài đã đăng báo sau Tết, nhưng mình chưa thấy mặt mũi nó ra sau. Đành đem nguyên văn bài mình trả lời đăng lên đây chơi. * Chị dịch Harry Potter từ đầu đến cuối, mới nhất là cuốn sách viết về thế giới phù thủy cuối cùng của J.K.Rowling. Dịch tức là đọc rất kỹ một tác phẩm, chị thử “so sánh” về “tài năng” của nhà văn ta với J.K.Rowling trong việc cho ra một cuốn sách hút hồn độc giả nhí như vậy? - Tôi không làm chuyện “so sánh” về “tài năng” của nhà văn, dù dùng chữ trong ngoặc kép. Nếu đặt vấn đề chúng ta có thể làm được một tác phẩm ăn khách kiểu Harry Potter như của bà J.K.Rowling hay không, thì tôi nghĩ là trong phạm vi cộng đồng nói tiếng Việt thì có thể. Thực tế là trên khắp thế giới người ta đã “bắt chước” bà Rowling từ khi Harry Potter đang thịnh hành 5,7 năm trước, nhưng không ai thành công như bà về lượng phát hành và tầm cỡ thế giới. Có những bộ sách nhái Harry Potter cũng bán được vài triệu bản ở Nga và Trung quốc...

Mưa quái

Hình ảnh
Dọc hành lang chung cư tôi để mấy chậu trồng mồng tơi cho dây leo quấn quít lên lan can, vừa làm cảnh, vừa có rau ăn - ấy là suy nghĩ lãng mạn ban đầu. Ý tưởng xuất phát từ hai quan niệm cấp tíên của thời đại, một là trồng bất cứ một cây xanh nào cũng là góp phần tích cực vào (cứu vãn) biến đổi khí hậu trên trái đất, hai là cây cỏ gì con người ăn được để sống là cây cỏ đẹp. Ở chỗ khác tôi sẽ tranh cãi về cái đẹp của cây cỏ, bây giờ tôi phải nói tới chuyện khẩn cấp hơn do cơn mưa trái mùa mấy hôm nay gây ra. Tháng hai Sài Gòn mà mưa đến nỗi đường xá ngập lụt mấy tiếng đồng hồ là mưa to thất thường. Cho dù cống rãnh thế nào thì cũng phải có đủ một lượng nước dồi dào từ trên trời rớt xuống mới ngập đường. Mà theo lý thuyết thì Sài Gòn đang giữa mùa khô, đáng lẽ bói không ra một trận mưa rào, mà có mưa thì cũng không dễ gì thấm đất. Trận mưa quái dị trái mùa này dường như e là chỉ mới gây được sự sửng sốt chứ chưa đủ đô khiến người ta quan tâm, nên bèn mưa cho liên tiếp mấy trận, chia đều ...

"Con trâu Việt Nam"

Hình ảnh
Chúng tôi xin được gặp giáo sư Võ Tòng Xuân “vào bất cứ ngày giờ nào và bất cứ ở đâu tiện nhứt cho thầy.” Ông hẹn 9:30 sáng thứ ba ở Sài Gòn. Khoảng 9 giờ ông gọi điện báo là ông đã từ Long Xuyên đi lúc 5 giờ sáng, bây giờ đang tới Long An. Chưa đầy một giờ sau, ông đến, câu đầu tiên là “Sẵn sàng chưa? Đi!” Chúng tôi lúng túng. Kế hoạch ban đầu là chúng tôi sẽ khởi hành về các tỉnh miền Tây sau khi gặp ông, còn ông thì có việc khác ở lại thành phố. Nhưng ông bảo vừa nhận được điện thoại của đồng nghiệp mời về đại học Cần Thơ cắt băng khánh thành cơ sở mới của viện Phát triển đồng bằng sông Cửu Long, nên phải quay về ngay để kịp buổi lễ lúc 4 giờ chiều nay. Ông giục: “Lên xe! Chúng ta có 5 tiếng đồng hồ để nói chuyện.” Xe vừa khởi hành ông bắt đầu: “Để tôi nói trước.” Và câu chuyện liên tục suốt chặng đường Sài Gòn - Cần Thơ về lúa, đất, nước, người, chính sách, thị trường, môi trường. Chủ yếu là giáo sư Xuân nói, những người khác cắm cúi ghi, chỉ tham gia cuộc chuyện trò bằng các câu h...

phương pháp hiện thực

(Đây là một truyện ngắn mình từng gởi cho một tờ báo tử tế, người biên tập là bạn thân, nên bảo mình là truyện đau quá, không thể đăng, dễ bị xuyên tạc, chụp mũ này nọ, nhất là chi tiết thằng Chí là xã đội, nên sửa chi tíêt đó, cho nó là cha căng chú kiết gì cũng được, và cắt bỏ cái vĩ thanh đi, cho ai muốn hiểu sao thì hiểu. Mình không chịu sửa. cái truyện đành bỏ đó. Bỗng dưng có một người gởi email, xưng là ở báo Đất Việt, xin mình một truyện ngắn để đăng vào trang sáng tác báo chủ nhật. Mình chưa hề thấy tờ báo đó, không biết ai chủ trương. Người gởi email là bạn đọc thơ mình nên mình không nỡ từ chối. Bèn gởi cái truyện này, nghĩ là nếu người ta không đăng, hay cắt xén sửa sang, thì thôi, nếu đăng thì tốt. Hôm nay nhận được báo biếu thấy truyện đã đăng, nguyên văn.) Câu chuyện hoàn toàn có thể viết y như nó đã xảy ra. Nhưng chủ nghĩa hiện thực không ăn khách nữa, hoặc không hấp dẫn độc giả trẻ, theo như một số nhà phê bình hiện nay khẳng định. Tôi cũng đồng ý là viết một câu chuy...

bọn trẻ đồng năn

Hình ảnh
Mua tấm bản đồ đồng bằng Nam bộ mới nhất, thấy chằng chịt đường xá màu đỏ, kênh rạch màu xanh, địa danh ghi theo tỉnh, huyện, thành phố, thị trấn… Tìm không có chỗ nào ghi “cánh đồng năn”. Coi trong bản đồ cũ từ nửa thế kỷ trước mới thấy mấy chữ “Plain of reeds” chỉ nguyên một vùng bao la chiếm phần lớn diện tích tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp ngày nay, và cả một phần đất thuộc Kampuchia, được đánh dấu bằng những gạch ngắn đứt quãng, ký hiệu chỉ vùng đất trũng ngập nước. Tôi biết cánh đồng năn qua sách vỡ và trong thực tế cách đây gần ba chục năm. Một lần đi từ Sa Đéc, bằng đường thuỷ, trên một chiếc ghe bị phá nước khi đang vượt sông Tiền, đến một nơi gọi là Mỹ An của tỉnh Đồng Tháp. Nhớ buổi sáng ra chợ thấy người ta bán chuột đồng, mỗi xâu cả chục con. Có một đứa nhỏ mặc xà lỏn ở trần, mỗi tay xách hai ba xâu chuột, vẹo cả cái lưng gầy gò. Nó trố mắt nhìn tôi như tôi trố mắt nhìn xâu chuột. Tôi nhớ lúc bước chân xuống một chiếc xuồng con chòng chành, một đứa nhỏ nắm chân tôi l...

mồng tơi

Hình ảnh

bày tỏ tình yêu

Hình ảnh
Chiều thứ sáu đi ngang đường Nguyễn Văn Cừ thấy hoa bày đầy lề đường. Giữa đám đông người chọn hoa, hầu như toàn là các cô cậu trên dưới tuổi đôi mươi, sinh viên của các trường Đại học Sư Phạm, Đại học Sài Gòn, Đại học Quốc gia nằm trong khu vực này, tôi thấy một ông già. Ông chăm chú xem một hộp hoa, ngần ngừ, rồi đặt xuống, cầm lên một bó hoa phong cách cổ điển hơn. Bất giác ông ngẩng đầu lên, bắt gặp tôi đang quan sát. Tôi cũng giật mình, nhận ra mình quá lộ liễu. Ở giữa đám trẻ tôi cũng dễ nổi bật là một bà già. Tôi lúng túng cúi xuống chiếc bàn bày hoa, chọn mua một lẵng. Mua bán xong, và bình tĩnh lại, tôi nhìn về phía người đàn ông, nhưng ông đã đi mất rồi. Có lẽ ông cũng như tôi, tình cờ thấy cảnh thanh niên nhộn nhịp chuẩn bị cho ngày lễ Tình Yêu, bỗng nghĩ đến một người, có thể là người đầu ấp tay gối suốt ba chục năm trời, hoặc người mà ba chục năm trời mình vẫn nghĩ đến nhưng không làm nỗi một hành động thực tế nào. Ý nghĩ chợt loé lên: sao không nhân ngày này tặng một bó h...

ấn tượng ruộng đồng

Hình ảnh
Tôi khởi đầu năm con trâu bằng chuyến đi về đồng ruộng. Cùng đi có chồng tôi và một đồng nghiệp của anh, sử gia kinh tế Peter Coclanis của trường đại học North Carolina. Vợ chồng tôi thì đã quen đi lại vùng đồng bằng sông Cửu Long, coi đó cũng là một quê nhà, đến nỗi lần nào về Việt Nam, cũng kiếm cớ về Cần Thơ, không có công việc thì cũng đi chơi. Riêng Peter, tuy trước đây từng theo các tour du lịch ngắn đến vài nơi thuộc vùng sông nước này, nhưng đây là lần đầu tiên ông thực hiện chuyến đi nghiên cứu chuyên môn dài một tuần lễ, gặp gỡ các nhà khoa học, các giáo sư, đến các viện nghiên cứu, trường đại học, ra đồng ruộng tiếp xúc nông dân. Những dự định hợp tác và xuất bản đã nảy mầm nhưng còn nhiều công sức nữa mới tới mùa gặt hái. Trong lúc trà dư tửu hậu của những bữa ăn dọc đường, chúng tôi nói chuyện lan man về việc và người đã gặp. Dọc đường qua huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, thấy lúa chín vừa cắt nằm sắp lớp theo hàng đều tăm tắp trên đồng, một cái máy suốt lúa đang phun rơm ph...

Lò rèn Hoà Hảo

Hình ảnh
Trước Tết, đi hội chợ nông nghiệp ở thành phố, tôi thấy một gian hàng bày các nông cụ, có những thứ tôi chưa thấy bao giờ, chỉ biết tên nhờ đọc những quyển sách cũ về thời ông cha khai khẩn miền nam. Hỏi thì biết đó là gian hàng của hợp tác xã nghề rèn ở làng Hoà Hảo. Tôi chụp hình cái phảng phát cỏ, lưỡi leng, lưỡi cuốc, các loại dao, rựa… gởi kèm email cho chồng xem chơi. Hồi nhỏ anh cũng sống ở nông thôn, ông bà ngoại là nông dân, nên anh hiểu biết về một số nông cụ, và biết chúng có thể kể rất nhiều câu chuyện về nhà nông. Không ngờ anh tỏ ra thích thú hơn mức tôi tưởng. Khi về Việt Nam ăn Tết, anh đòi đi đến tận nơi làm ra những nông cụ đó. Tôi chỉ biết làng Hoà Hảo ở An Giang, chứ không có địa chỉ cụ thể của các lò rèn. May mà nhớ ra bạn đồng nghiệp trẻ Dương Thanh Vân quê ở An Giang, cha mẹ đều đang ở đó và am hiểu về quê xứ mình. Nhờ cha mẹ Vân tôi có địa chỉ: thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, được hướng dẫn cả đường đi nước bước: Từ Long Xuyên chạy lên hướng Châu...

truyện ngắn chưa đăng báo

Những truyện ngắn mình viết gần đây đều ngắn, 1000 đến 3000 từ. Nhưng đếm mớ truyện viết trong năm 2008 cũng được 15 cái. Hai năm 2007 và 2006 chỉ viết được đúng mỗi năm 1 truyện. Đang gom lại làm một tập truyện ngắn, lấy truyện "Hồi Xuân" làm tên chung cả tập. Tập truyện này có lẽ là kết quả sự "hồi xuân" của mình trong sáng tác. Thật tình không biết tại sao mình bỗng viết truyện ngắn sung như năm rồi, nếu không phải do hồi xuân. Mười mấy cái truyện này, nói nào ngay, phần lớn đã đem đăng ở nhiều báo khác nhau, có báo nhiều người đọc, có báo ít người đọc. Có hai truyện không báo nào chịu đăng, hoặc là dở quá, hoặc vì lý do khác, mình không rõ. Mình bảo B.N. là có nếu in tập truyện ngắn "Hồi Xuân" này thì phải in cả hai truyện đó. B.N. bảo để đọc kỷ lại.

mưa quái

Chiều hôm qua trời âm u đùng đục, một quang cảnh và một không khí rất quái dị. Rồi mưa. Giữa tháng 2! Không phải kiểu mưa xuân lớt phớt, mà mưa khá to, kéo dài, không khí oi bức. Nhìn trời bỗng nhiên sợ. Không biết có phải cháy ở Úc khiến mưa ở đây? Nhớ năm xưa, núi lửa phun ở Philippines, tro bay sang tận đây, khiến cho trời cũng đùng đục, và mưa tro phủ một lớp trắng lên mặt đường. Sáng nay thức dậy thấy trời lại mưa. Vẫn bầu trời đùng đục. Bèn vô weather.com xem. Thấy dự báo có mưa giông trong 10 ngày nữa. Giữa mùa khô! Quái thiệt.

ngôi nhà trong cỏ

Hôm trước, đến đại học Cần Thơ gặp anh Hiến ở phòng hợp tác quốc tế. Anh nói anh đọc "Ngôi nhà trong cỏ" từ năm 12 tuổi, thưở quyển sách còn in trên giấy vàng lùi xùi khổ sách nhỏ bằng bàn tay. Quyển sách đó do NXB Kim Đồng in năm 1984 và được giải thưởng Văn học thiếu nhi của hội nhà văn Việt Nam. Sau này NXB Trẻ có tái bản một quyển cùng tựa, khổ sách bình thường, có độn thêm một số truyện nhỏ mình viết sau này. Cả hai quyển bây giờ không còn bán ở nhà sách nữa. Anh Hiến nói anh yêu những câu chuyện trong quyển sách ấy và nhớ đến bây giờ. Không gì khiến cho người viết hạnh phúc bằng lời nói đó của người đọc. Mình muốn đáp lại tấm lòng của anh Hiến và NXB Kim Đồng có lẽ cũng muốn tặng một món quà đầu năm cho mình nên quyết định tái bản quyển sách nhỏ ấy. Đoạn văn dưới đây là mình trích dịch từ một bài báo, lúc đọc mình đã nghĩ không biết mình có bao giờ có được hạnh phúc này không? Bây giờ mình có rồi. Jack Yeats miêu tả viết văn là “một hoạt động xã hội của một con người...

Romeo và Juliet

Tôi đang viết truyện cho những cô cậu trạc tuổi Romeo và Juliet khi hai người đó yêu nhau. Bằng trải nghiệm của bản thân tôi biết người ta chỉ có thể yêu nhau chân thành ở tuổi đó thôi. Già hơn thì tình yêu sậm dần những tính toán cân nhắc, mà trẻ quá thì hoá trẻ con, kiểu cáp đôi chơi, hoặc thử nghiệm vớ vẩn. Nhóm sinh viên lớp văn chương Anh tuy trình độ đủ để đọc Shakespeare, nhưng khi được giao bài tập dựng kịch, những Hamlet, Macbeth và Othello đều bị chê, nhóm nào cũng giành Romeo và Juliet. Cuối cùng, kịch bản Romeo và Juliet được nhóm kịch B3 giành được, và cả nhóm đồng lòng hiện đại hoá theo xu hướng hài sân khấu 5B: Tất cả nhân vật đều mặc thời trang, Romeo mặc quần jeans sờn chỉ sau nhiều ngày kiên trì cạo mòn vải, Juliet thì váy cột dây tự chế, các nhân vật khác đều tầm đồ độc ở các shop. Vy tuyên bố không thích kiểu xuyên tạc văn học cổ điển như vậy. Thực sự là Vy rất ấm ức khi vai Juliet vuột khỏi tay mình. Điều đó có nghĩa là đa số trong nhóm công nhận Ngân đẹp hơn và / ...

Trở về Cánh Đồng Năn

Hình ảnh
Ấp Kinh 12, xã Tân Thành, huyện Mộc Hoá, tỉnh Long An… Tôi đã ghi trong sổ tay để nhớ, để hứa với mình sẽ trở lại nơi đây. Một con lộ cặp một con kinh, bên kia kinh là nhà cửa, phía sau nhà là đồng lúa trải phẳng phiu đến tận rừng tràm. Chiếc xe chạy trớt qua rồi từ từ lùi lại, những người ngồi ở cái quán bên đường tò mò chờ đợi. Từ trên xe bước xuống hai ông Mỹ cao lớn, giầy to đùng, cổ đỏ au đeo lủng lẳng máy chụp hình. Họ chụp hình chiếc ghe mua lúa chạy dọc xóm dưới kinh, mấy con cò trắng đứng giữa đồng rình bắt cá, ngôi nhà xây nửa lá nửa tôn, đàn vịt đang lạch bạch trèo qua bờ ruộng, trẻ con đang chơi trước sân nhà. Bọn trẻ ngừng chơi, đứng bên kia con kinh nhìn qua lộ, có đứa vẫy tay hét “Hé lô!” Hai ông khách lạ chào lại “Hello!”. Mấy người ngồi ở cái quán bên đường cười tở mở: “Ổng chào tụi bây đó. Mời ổng vô nhà tụi bây chơi đi.” Khách không hiểu người ta hò hét qua lại điều gì giữa hai bờ kinh, nhưng họ cảm nhận được tình thân thiện và sự thoải mái hồn nhiên. Họ nhận thấy s...