ngôi nhà trong cỏ
Hôm trước, đến đại học Cần Thơ gặp anh Hiến ở phòng hợp tác quốc tế. Anh nói anh đọc "Ngôi nhà trong cỏ" từ năm 12 tuổi, thưở quyển sách còn in trên giấy vàng lùi xùi khổ sách nhỏ bằng bàn tay. Quyển sách đó do NXB Kim Đồng in năm 1984 và được giải thưởng Văn học thiếu nhi của hội nhà văn Việt Nam. Sau này NXB Trẻ có tái bản một quyển cùng tựa, khổ sách bình thường, có độn thêm một số truyện nhỏ mình viết sau này. Cả hai quyển bây giờ không còn bán ở nhà sách nữa. Anh Hiến nói anh yêu những câu chuyện trong quyển sách ấy và nhớ đến bây giờ. Không gì khiến cho người viết hạnh phúc bằng lời nói đó của người đọc. Mình muốn đáp lại tấm lòng của anh Hiến và NXB Kim Đồng có lẽ cũng muốn tặng một món quà đầu năm cho mình nên quyết định tái bản quyển sách nhỏ ấy.
Đoạn văn dưới đây là mình trích dịch từ một bài báo, lúc đọc mình đã nghĩ không biết mình có bao giờ có được hạnh phúc này không? Bây giờ mình có rồi.
Jack Yeats miêu tả viết văn là “một hoạt động xã hội của một con người cô đơn”. Đọc cũng vậy. Nó đòi hỏi sự tách biệt ra khỏi đám đông, đòi hỏi người ta phải trả một cái giá rất cao. Một người muốn thưởng thức thú vui đọc sách không phải chỉ trả cái giá ghi trên bìa sách, mà còn trả bằng cái giá của sự cô độc, tách biệt khỏi thế giới và xã hội chung quanh để đọc quyển sách.
Một nhà văn không bao giờ biết chắc chắn, khi đang viết, là liệu có ai sẽ hai lần trả giá, vật chất và tinh thần, từ bỏ bạn bè người thân trong một thời gian nhất định, để bước đồng hành với những trang viết của mình. Chúng ta sáng tác trong niềm tin lẫn mối lo âu, trông mong mơ hồ những độc giả sẽ đánh giá được công việc cô độc của mình bằng niềm say mê tương tự như niềm say mê ta đã dốc hết vào chữ nghĩa. Cái dịp tình cờ gặp được độc giả ấy là phút vui quí báu của đời người cầm viết.
Cách đây vài năm Tobias Wolff gặp một nông dân trồng lúa mì trên một cánh đồng mênh mông ở Bắc Dakota. Nhà văn không thể đừng hỏi người nông dân làm sao mà anh ta chịu đựng nỗi sự cô độc ngày này qua ngày khác trên cánh đồng trống bao la lộng gió, làm sao mà anh ta không phát điên lên vì nỗi cô đơn khủng khiếp ấy.
Anh nông dân có vẻ không cần phaỉ tìm kiếm câu trả lời ở đâu xa. Anh ta nói ngay rằng mỗi khi làm việc một mình trên đồng trống, anh mang theo một cái máy các-sét bỏ túi và nghe đọc truyện. Anh có hằng trăm truyện ngắn ghi âm. Những truyện ấy đã in thành sách và anh muợn của thư viện hay mua ở nhà sách, vào những mùa đông lạnh lẽo hay lúc bão to, lúc nắng hạn, không thể làm việc ngoài đồng và không có nhiều việc khác để làm, anh và vợ đọc cho nhau nghe những câu truyện trong sách, đồng thời ghi âm. Khi làm việc một mình, anh mở máy nghe lại những câu truyện đó, cái nào không thích nữa thì xóa đi, cái nào nghe lại không chán thì giữ thành bộ sưu tập. Có những câu truyện người ta có thể nghe đi nghe lại đến thuộc nằm lòng mà vẫn không chán.
Trong số hàng trăm truyện trong bộ sưu tập của người nông dân đó, có một truyện của Tobias Wolff. Và ngần ấy cũng đủ cho nhà văn sung sướng hạnh phúc như gặp được tri kỷ đời mình.
Đoạn văn dưới đây là mình trích dịch từ một bài báo, lúc đọc mình đã nghĩ không biết mình có bao giờ có được hạnh phúc này không? Bây giờ mình có rồi.
Jack Yeats miêu tả viết văn là “một hoạt động xã hội của một con người cô đơn”. Đọc cũng vậy. Nó đòi hỏi sự tách biệt ra khỏi đám đông, đòi hỏi người ta phải trả một cái giá rất cao. Một người muốn thưởng thức thú vui đọc sách không phải chỉ trả cái giá ghi trên bìa sách, mà còn trả bằng cái giá của sự cô độc, tách biệt khỏi thế giới và xã hội chung quanh để đọc quyển sách.
Một nhà văn không bao giờ biết chắc chắn, khi đang viết, là liệu có ai sẽ hai lần trả giá, vật chất và tinh thần, từ bỏ bạn bè người thân trong một thời gian nhất định, để bước đồng hành với những trang viết của mình. Chúng ta sáng tác trong niềm tin lẫn mối lo âu, trông mong mơ hồ những độc giả sẽ đánh giá được công việc cô độc của mình bằng niềm say mê tương tự như niềm say mê ta đã dốc hết vào chữ nghĩa. Cái dịp tình cờ gặp được độc giả ấy là phút vui quí báu của đời người cầm viết.
Cách đây vài năm Tobias Wolff gặp một nông dân trồng lúa mì trên một cánh đồng mênh mông ở Bắc Dakota. Nhà văn không thể đừng hỏi người nông dân làm sao mà anh ta chịu đựng nỗi sự cô độc ngày này qua ngày khác trên cánh đồng trống bao la lộng gió, làm sao mà anh ta không phát điên lên vì nỗi cô đơn khủng khiếp ấy.
Anh nông dân có vẻ không cần phaỉ tìm kiếm câu trả lời ở đâu xa. Anh ta nói ngay rằng mỗi khi làm việc một mình trên đồng trống, anh mang theo một cái máy các-sét bỏ túi và nghe đọc truyện. Anh có hằng trăm truyện ngắn ghi âm. Những truyện ấy đã in thành sách và anh muợn của thư viện hay mua ở nhà sách, vào những mùa đông lạnh lẽo hay lúc bão to, lúc nắng hạn, không thể làm việc ngoài đồng và không có nhiều việc khác để làm, anh và vợ đọc cho nhau nghe những câu truyện trong sách, đồng thời ghi âm. Khi làm việc một mình, anh mở máy nghe lại những câu truyện đó, cái nào không thích nữa thì xóa đi, cái nào nghe lại không chán thì giữ thành bộ sưu tập. Có những câu truyện người ta có thể nghe đi nghe lại đến thuộc nằm lòng mà vẫn không chán.
Trong số hàng trăm truyện trong bộ sưu tập của người nông dân đó, có một truyện của Tobias Wolff. Và ngần ấy cũng đủ cho nhà văn sung sướng hạnh phúc như gặp được tri kỷ đời mình.