Nhịp cầu lắt lẻo
Gặp lại đồng nghiệp cũ ở một đám tang, câu chuyện có lẽ vì ảnh hưởng bối cảnh lúc đó nên bi quan. Không phải chuyện thường tình của kiếp người sanh lão bệnh tử, mặc dù câu chuyện quả thực bắt đầu từ đề tài đó. Cách đây một tuần thầy H chồng cô B qua đời sau mấy tháng điều trị khối u trong ruột. Thầy mới sáu mươi mấy tuổi, suýt soát tuổi những người ngồi quanh tôi. Mỗi người giật mình kiểm lại bản thân thì dường như ai cũng có bệnh gì đó, phập phồng lo trời kêu ai nấy dạ. Nhớ đâu mươi năm trước chúng tôi cũng nói những câu chuyện tương tự trong hoàn cảnh tương tự, nhưng nhân vật chính thường là bậc cha mẹ của đồng nghiệp mình. Bây giờ trên sân khấu tử biệt sanh ly là chính những người đồng lứa với mình.
Nhưng thôi, mọi người đã cố tránh đề tài đó. Câu chuyện chuyển qua đề tài giáo dục, dù sao chúng tôi cũng là những người thầy, mặc dù là những thầy cô giáo già: Một nửa những người có mặt đã về hưu, một nửa đang dạy đến năm thứ hăm mấy ba mươi trong nghề. Đề tài nóng lúc đó là trao đổi kinh nghiệm giữa các thầy cô sau khi về hưu trường công thì đi dạy trường tư như thế nào. Không ai ảo tưởng nhờ vào đồng lương hưu mà sống đến cuối đời. Trừ những người do những cách thức tích lũy khác nhau có thể yên tâm về tài chánh, còn lại đa số bạn bè tôi khi hưu ở tuổi 55 (nữ) hay 60 (nam) đều tính đến chuyện mưu sinh tập hai.
Phần lớn các giáo viên khi còn dạy ở trường công cũng đã thò một chân ra ngoài, hoặc dạy ở các trung tâm, hoặc có lớp riêng, hoặc dạy hợp đồng ở các trường tư. Thực tế thu nhập của một đồng nghiệp dạy toán cấp 3 mà tôi biết gồm: 1 lương ở trường công + 9 thu nhập dạy tư (các hình thức), tổng cộng thu nhập tương đương 2.000 đô một tháng. Anh cho biết đồng nghiệp khác “tệ” hơn, khoảng trên dưới 1.000 đô, “thì mới sống được.” Tôi dốt toán nên anh đưa ra một thí dụ đơn giản: một đứa con đi học, ngoài tiền bán trú cho nó ăn học cả ngày trong trường còn phải rước thầy ôn kèm buổi tối, trung bình 800.000 đồng nhân cho 4 giáo viên các môn chính. Riêng khoảng này đã ngốn trọn tháng lương của người cha, chưa kể gì tới những khoảng chi tiêu khác khi mà đứa con tới tuổi “teen”, đua đòi theo chúng bạn với nhu cầu vô tận của “thượng đế trẻ” trong xã hội tiêu thụ. Mà anh thì có những hai con.
Tôi thắc mắc là đứa nhỏ đã học cả ngày ở trường, buổi tối còn ôn kèm cái gì, và tại sao anh là thầy giáo mà phải mướn người khác dạy con mình? Anh nói: “Tôi đi dạy tôi biết trong trường lớp học trò học như thế nào. Mình là người có lương tâm và cũng phải có năng lực để còn kiếm sống bằng nghề này, mà mình cũng phải chấp nhận dùng thủ thuật để đứa nào học được thì học không học thì thôi. Học trò đa số học dở và không muốn học, dạy học như kéo xe bò chứ có vui thú gì, chỉ lo dạy cho hết giờ đặng còn chạy kiếm tiền giải quyết bao nhiêu chuyện khác của cuộc sống bản thân và gia đình mình. Mà mình như vậy thì đồng nghiệp cũng vậy. Và cùng trong nghề thì mình quá biết, nhiều thầy cô giáo cũng tật này tánh nọ, nhân cách không ra gì, bản thân tôi không tử tế gì, nhưng nhiều người còn tệ hơn.
Một thí dụ “đụng chạm” nghề nghiệp anh bạn tôi kể: Trước đây anh vẫn dành thì giờ dạy kèm con trai môn toán. Một hôm anh được giáo viên toán của con trai mời vào xỉ vả. Là vì anh dạy con: căn bậc 2 của một số (thí dụ 25) có thể là một số âm hay số dương (thí dụ -5 hoặc +5) vì bất kể là số âm hay số dương khi bình phương lên thì đều thành số dương. Trong trường giáo viên toán dạy căn của 25 là 5 không có âm dương gì cả. Đứa nhỏ phân vân vì cha nó dạy khác. Giáo viên nó bèn mời cha nó vào mắng rằng ông đừng tưởng ông luyện thị học sinh giỏi toán toàn quốc thì ông giỏi cả toán … cấp 2, và rằng kiến thức của ông đã xưa cũ, ông đừng ỷ nhiều năm kinh nghiệm, chẳng qua già rồi mà lại không cập nhật tri thức , vv… Vì “sanh mạng” đứa con trong tay đồng nghiệp, nên anh bạn tôi đành nhượng bộ, để nó theo học thầy nó, còn anh dành thì giờ đi kiếm thêm lớp thêm trò để có thể trang trải chi phí tăng thêm cho nền học vấn của con mình. Vả chăng, chương trình giáo dục bây giờ quá cao siêu, tất cả các môn, từ văn sử địa cho đến kỷ thuật khoa học, nếu không phải là chính giáo viên môn đó được tập huấn đúng chương trình đó, thì phụ huynh bất kể trình độ nào cầm cuốn sách giáo khoa đọc cách nào cũng không thể vận dụng hổ trợ đứa trẻ học hiểu và làm đúng bài tập.
Những đồng nghiệp mệt mỏi của tôi đều đang dạy ở những trường công, tuy không thuộc loại số 1, nhưng đều là những trường công “uy tín”, mà cuộc thi tuyển khó khăn đã lọc được đầu vào loại khá. Tôi đọc báo thấy có một số trường tư đạt được thành tích thi tốt nghiệp gần như trăm phần trăm, tự hỏi không biết có phải vì trường tư (tốn tiền hơn) nên chất lượng dạy học tốt hơn? Chị bạn, sau khi hưu ở trường công, vào dạy trong ngôi trường tư có thành tích nói trên, mới biết cách thức đạt được một thành tích mà 30 năm đi dạy chị chưa từng thấy trường công nào đạt được: Ấy là sau khi thi học kỳ một, học sinh nào “nhắm” không thi tốt nghiệp nổi, sẽ được nhà trường “giới thiệu” qua một trường tư khác, chỉ giữ lại đám gà có triển vọng để giữ “thương hiệu” của trường . Trường công cũng có học sinh khá, giỏi và trung bình, yếu, nhưng không được đuổi học sinh, chúng học dở cũng phải dạy phải cho đi thi và đương nhiên sẽ có một số đứa rớt.
Trường tư có quyền đuổi học sinh, nhưng thực tế những người kinh doanh giáo dục không dại mà đuổi “thượng đế” của mình. Họ thiết lập hay kết cấu một hệ thống trường tư vệ tinh để hớt những đứa trẻ bị trường tư “có thương hiệu” giạt ra. Vì đứa học trò bị lọc ra sau một học kỳ không thể có chọn lựa nào khác: hoặc nghỉ học, hoặc vào một trong những trường được “giới thiệu” với những cam đoan chăm sóc đặc biệt hơn, tiết giảm môn phụ, tăng giờ học môn chính, (do đó học phí tăng), vv. Những trường tư này là một thứ ác mộng cho những thầy cô “kẹt” quá phải chấp nhận dạy ở đó. Họ không dạy với tâm thế “kéo xe bò” mà với tư thế “quất con bò” cho cổ xe đừng đè nghiến chính mình. Học trò cấp 3, thậm chí cấp 2 bây giờ, có thể học dở nhưng không phải là những đứa trẻ ngây thơ khờ khạo. Chúng biết người ta đối xử với chúng như thế nào vì cái gì, và chúng có cách phản kháng của chúng.
Mười bốn năm trước, vì nhiều lý do, trong đó có nỗi thất vọng về bộ máy giáo dục lúc đó, tôi đã nghỉ dạy. Nay gặp lại những đồng nghiệp đã cầm cự cho đến lúc về hưu hoặc sắp về hưu, nghe câu chuyện giáo dục bây giờ từ phía người trong cuộc, tôi buồn quá, không thể đừng bi quan. Chúng tôi đều trên con tàu đang đến gần ga cuối, như một lẽ bình thường, chúng tôi ngoảnh nhìn lại những nổ lực giáo dục của cả đời mình, đau đớn tự hỏi: Sao đến nông nổi này?
Lý Lan
(bài đăng báo Sài Gòn Giải Phóng Thứ Bảy)
Nhưng thôi, mọi người đã cố tránh đề tài đó. Câu chuyện chuyển qua đề tài giáo dục, dù sao chúng tôi cũng là những người thầy, mặc dù là những thầy cô giáo già: Một nửa những người có mặt đã về hưu, một nửa đang dạy đến năm thứ hăm mấy ba mươi trong nghề. Đề tài nóng lúc đó là trao đổi kinh nghiệm giữa các thầy cô sau khi về hưu trường công thì đi dạy trường tư như thế nào. Không ai ảo tưởng nhờ vào đồng lương hưu mà sống đến cuối đời. Trừ những người do những cách thức tích lũy khác nhau có thể yên tâm về tài chánh, còn lại đa số bạn bè tôi khi hưu ở tuổi 55 (nữ) hay 60 (nam) đều tính đến chuyện mưu sinh tập hai.
Phần lớn các giáo viên khi còn dạy ở trường công cũng đã thò một chân ra ngoài, hoặc dạy ở các trung tâm, hoặc có lớp riêng, hoặc dạy hợp đồng ở các trường tư. Thực tế thu nhập của một đồng nghiệp dạy toán cấp 3 mà tôi biết gồm: 1 lương ở trường công + 9 thu nhập dạy tư (các hình thức), tổng cộng thu nhập tương đương 2.000 đô một tháng. Anh cho biết đồng nghiệp khác “tệ” hơn, khoảng trên dưới 1.000 đô, “thì mới sống được.” Tôi dốt toán nên anh đưa ra một thí dụ đơn giản: một đứa con đi học, ngoài tiền bán trú cho nó ăn học cả ngày trong trường còn phải rước thầy ôn kèm buổi tối, trung bình 800.000 đồng nhân cho 4 giáo viên các môn chính. Riêng khoảng này đã ngốn trọn tháng lương của người cha, chưa kể gì tới những khoảng chi tiêu khác khi mà đứa con tới tuổi “teen”, đua đòi theo chúng bạn với nhu cầu vô tận của “thượng đế trẻ” trong xã hội tiêu thụ. Mà anh thì có những hai con.
Tôi thắc mắc là đứa nhỏ đã học cả ngày ở trường, buổi tối còn ôn kèm cái gì, và tại sao anh là thầy giáo mà phải mướn người khác dạy con mình? Anh nói: “Tôi đi dạy tôi biết trong trường lớp học trò học như thế nào. Mình là người có lương tâm và cũng phải có năng lực để còn kiếm sống bằng nghề này, mà mình cũng phải chấp nhận dùng thủ thuật để đứa nào học được thì học không học thì thôi. Học trò đa số học dở và không muốn học, dạy học như kéo xe bò chứ có vui thú gì, chỉ lo dạy cho hết giờ đặng còn chạy kiếm tiền giải quyết bao nhiêu chuyện khác của cuộc sống bản thân và gia đình mình. Mà mình như vậy thì đồng nghiệp cũng vậy. Và cùng trong nghề thì mình quá biết, nhiều thầy cô giáo cũng tật này tánh nọ, nhân cách không ra gì, bản thân tôi không tử tế gì, nhưng nhiều người còn tệ hơn.
Một thí dụ “đụng chạm” nghề nghiệp anh bạn tôi kể: Trước đây anh vẫn dành thì giờ dạy kèm con trai môn toán. Một hôm anh được giáo viên toán của con trai mời vào xỉ vả. Là vì anh dạy con: căn bậc 2 của một số (thí dụ 25) có thể là một số âm hay số dương (thí dụ -5 hoặc +5) vì bất kể là số âm hay số dương khi bình phương lên thì đều thành số dương. Trong trường giáo viên toán dạy căn của 25 là 5 không có âm dương gì cả. Đứa nhỏ phân vân vì cha nó dạy khác. Giáo viên nó bèn mời cha nó vào mắng rằng ông đừng tưởng ông luyện thị học sinh giỏi toán toàn quốc thì ông giỏi cả toán … cấp 2, và rằng kiến thức của ông đã xưa cũ, ông đừng ỷ nhiều năm kinh nghiệm, chẳng qua già rồi mà lại không cập nhật tri thức , vv… Vì “sanh mạng” đứa con trong tay đồng nghiệp, nên anh bạn tôi đành nhượng bộ, để nó theo học thầy nó, còn anh dành thì giờ đi kiếm thêm lớp thêm trò để có thể trang trải chi phí tăng thêm cho nền học vấn của con mình. Vả chăng, chương trình giáo dục bây giờ quá cao siêu, tất cả các môn, từ văn sử địa cho đến kỷ thuật khoa học, nếu không phải là chính giáo viên môn đó được tập huấn đúng chương trình đó, thì phụ huynh bất kể trình độ nào cầm cuốn sách giáo khoa đọc cách nào cũng không thể vận dụng hổ trợ đứa trẻ học hiểu và làm đúng bài tập.
Những đồng nghiệp mệt mỏi của tôi đều đang dạy ở những trường công, tuy không thuộc loại số 1, nhưng đều là những trường công “uy tín”, mà cuộc thi tuyển khó khăn đã lọc được đầu vào loại khá. Tôi đọc báo thấy có một số trường tư đạt được thành tích thi tốt nghiệp gần như trăm phần trăm, tự hỏi không biết có phải vì trường tư (tốn tiền hơn) nên chất lượng dạy học tốt hơn? Chị bạn, sau khi hưu ở trường công, vào dạy trong ngôi trường tư có thành tích nói trên, mới biết cách thức đạt được một thành tích mà 30 năm đi dạy chị chưa từng thấy trường công nào đạt được: Ấy là sau khi thi học kỳ một, học sinh nào “nhắm” không thi tốt nghiệp nổi, sẽ được nhà trường “giới thiệu” qua một trường tư khác, chỉ giữ lại đám gà có triển vọng để giữ “thương hiệu” của trường . Trường công cũng có học sinh khá, giỏi và trung bình, yếu, nhưng không được đuổi học sinh, chúng học dở cũng phải dạy phải cho đi thi và đương nhiên sẽ có một số đứa rớt.
Trường tư có quyền đuổi học sinh, nhưng thực tế những người kinh doanh giáo dục không dại mà đuổi “thượng đế” của mình. Họ thiết lập hay kết cấu một hệ thống trường tư vệ tinh để hớt những đứa trẻ bị trường tư “có thương hiệu” giạt ra. Vì đứa học trò bị lọc ra sau một học kỳ không thể có chọn lựa nào khác: hoặc nghỉ học, hoặc vào một trong những trường được “giới thiệu” với những cam đoan chăm sóc đặc biệt hơn, tiết giảm môn phụ, tăng giờ học môn chính, (do đó học phí tăng), vv. Những trường tư này là một thứ ác mộng cho những thầy cô “kẹt” quá phải chấp nhận dạy ở đó. Họ không dạy với tâm thế “kéo xe bò” mà với tư thế “quất con bò” cho cổ xe đừng đè nghiến chính mình. Học trò cấp 3, thậm chí cấp 2 bây giờ, có thể học dở nhưng không phải là những đứa trẻ ngây thơ khờ khạo. Chúng biết người ta đối xử với chúng như thế nào vì cái gì, và chúng có cách phản kháng của chúng.
Mười bốn năm trước, vì nhiều lý do, trong đó có nỗi thất vọng về bộ máy giáo dục lúc đó, tôi đã nghỉ dạy. Nay gặp lại những đồng nghiệp đã cầm cự cho đến lúc về hưu hoặc sắp về hưu, nghe câu chuyện giáo dục bây giờ từ phía người trong cuộc, tôi buồn quá, không thể đừng bi quan. Chúng tôi đều trên con tàu đang đến gần ga cuối, như một lẽ bình thường, chúng tôi ngoảnh nhìn lại những nổ lực giáo dục của cả đời mình, đau đớn tự hỏi: Sao đến nông nổi này?
Lý Lan
(bài đăng báo Sài Gòn Giải Phóng Thứ Bảy)