Những ngón tay nhiệm mầu
Bác sĩ Jane Aronson là một chuyên gia y khoa về trẻ con nuôi. Trong hơn 16 năm hành nghề bà đã đến nhiều trại mồ côi trên khắp thế giới và tìm hiểu về những khía cạnh của “xã hội mồ côi”. Trong một bài báo đăng trên The New Tork Times (28/11/2007) bà kể chuyện bà và người bạn đời (một phụ nữ khác) đã nhận nuôi một bé trai Việt Nam, được đặt tên Ben, từ một trại mồ côi khi Ben 18 tuần tuổi. Trước khi gặp đứa bé và thực sự ôm nó vào lòng, bà Jane đã thấy hình chụp Ben, khi đó tên Nguyễn văn Nam, và trái tim bà đã rung động vì nỗi buồn trên gương mặt đứa bé. Ben luôn nghoẻo đầu sang một bên vai, không thể nào giữ đầu cổ thẳng, hai bàn tay Ben luôn nắm chặt, và bé không biết lật.
Bác sĩ Aronson không lạ lùng hay kinh dị về điều này. Bà đã từng khám bệnh nhiều đứa trẻ nước ngoài mới được nhận làm con nuôi ở phòng khám của bà tại New York, và đã thực hiện những cuộc nghiên cứu để hiểu tại sao những đứa trẻ đó nhìn bà trân trân mà như không thấy, khi bà chích ngừa chúng hay rút máu chúng để xét nghiệm, chúng không hề khóc. Bà cũng tìm hiểu tại sao chúng thường què quặt, vô hồn, và dường như chẳng có khả năng bắt chước hay gần gũi. Chúng cũng không có vẻ hiểu những cuộc chuyện trò, cũng chả buồn nói năng. Bà nhận thấy những đứa trẻ này không thực sự ý thức về sự hiện hữu thể chất của chúng trên cõi đời. Chúng không hiểu biết về thân thể chúng và không biết chúng có thể làm gì.
Bởi vì, bà viết: “ ở các trại mồ côi, trẻ sơ sinh bị bỏ nằm trong mấy cái giường cũi, chịu dơ bẩn và nín nhịn. Lớn lên một tí, chúng bám vịn vào song của giường, lắc lư trong căn phòng lặng lẽ, nồng nặc mùi quần áo cũ bẩn chưa thay, mùi phân và nước tiểu. Chúng thường được đặt nằm ngữa trên giường, với bình bú nhét vào miệng, không biết đến sự thân mật trìu mến của người chăm sóc, không ai trò chuyện nựng nịu vuốt ve hay một cử chỉ giao tiếp nào với chúng. Người chăm sóc khi cho chúng ăn có khi chỉ nhìn chúng vô cảm, và chúng nhìn lại trân trối, không cảm nhận được mối liện hệ nào giữa con người. Đối với trẻ sống với cha mẹ, khi người lớn trò chuyện phát ra những âm thanh cao thấp uyển chuyển, đứa trẻ bắt chước ngay, và điều này lập đi lập lại, củng cố yếu tố kích thích trong não đứa trẻ. Đứa trẻ trải nghiệm những cảm nhận: mình sướng, mình bực bội, mình đói, mình mệt mỏi. Những cảm xúc này được cha mẹ đoán biết và đáp ứng. Mối quan hệ đơn giản này hình thành sự gắn bó, thân thiết. Trẻ ở viện mồ côi thường không có cơ hội đó. Chúng trở nên dửng dưng, chậm nói, không tự diễn đạt được.”
Bằng kiến thức và kinh nghiệm chữa trị những đứa trẻ như thế, bàc sĩ Aronson và người bạn đời đã nuôi Ben với tất cả tình yêu và sự chăm sóc của cha mẹ. Mỗi ngày Ben nhận được 6 giờ trị liệu của chuyên viên, trở thành một đứa bé mạnh khỏe, nhưng đến 10 tháng tuổi Ben mới phát ra tiếng cười đầu tiên. Cổ của Ben cũng dần thẳng ra nhờ rất nhiều xoa bóp, huấn luyện và nỗ lực của chính bé. 15 tháng tuổi Ben tập đi một cách tự hào, nhưng ngón tay cái của bé vẫn quặp vào lòng bàn tay. Bé chỉ dùng bốn ngón kia của bàn tay để nắm lấy đồ vật. Chuyên viên điều trị thậm chí dùng nẹp để niềng ngón tay cái banh ra cũng không kết quả.
Nhưng khả năng giao tiếp của đứa bé phát triển là cổ vũ lớn đối với mẹ bé. Ben tập phát âm thường xuyên ngay từ đầu khiến cho phần não này hoạt động và không bị tổn thương, và bé học nói khá nhanh. Vì vậy Ben vẫn vui vẻ dù thể chất vẫn còn trục trặc. Bằng ngôn ngữ Ben khiến cho người khác hiểu được mình và mình hiểu được người khác. Điều này được kể như tài năng, hoặc ân phước, cho Ben, vì bác sĩ Aronson đã chữa trị nhiều đứa trẻ xuất thân từ trại mồ côi bị dị tật này kia và khù khờ , nhưng không phải luôn đạt kết quả mong muốn.
Năm năm kiên trì chữa trị bằng phương pháp chuyên môn và dạy cách viết tay, cuối cùng Ben mở được ngón tay cái, viết được mẫu tự và những con số. Rồi cậu bé chơi thành thạo trò ghép hình, điều khiển ngón tay của mình thuần thục. Vào lúc bác sĩ Jane viết câu chuyện này, Ben đã chơi được đàn cello kích thước dành cho trẻ em. Cậu bé chơi đàn trước sự quan sát, đúng ra là chiêm ngưỡng, của hai bậc phụ huynh hạnh phúc. Họ đều cho là những ngón tay bé bỏng chịu sự điều khiển chính xác của bộ não đứa trẻ thật đẹp và nhiệm mầu.
(Dựa theo bài báo “Betrayal of Body and Soul: A Tribute to Ben” của Bác sĩ Jane Aronson, đăng trên website của báo The New York Time)
Lý Lan
(bài đăng báo Yêu Trẻ)
Bác sĩ Aronson không lạ lùng hay kinh dị về điều này. Bà đã từng khám bệnh nhiều đứa trẻ nước ngoài mới được nhận làm con nuôi ở phòng khám của bà tại New York, và đã thực hiện những cuộc nghiên cứu để hiểu tại sao những đứa trẻ đó nhìn bà trân trân mà như không thấy, khi bà chích ngừa chúng hay rút máu chúng để xét nghiệm, chúng không hề khóc. Bà cũng tìm hiểu tại sao chúng thường què quặt, vô hồn, và dường như chẳng có khả năng bắt chước hay gần gũi. Chúng cũng không có vẻ hiểu những cuộc chuyện trò, cũng chả buồn nói năng. Bà nhận thấy những đứa trẻ này không thực sự ý thức về sự hiện hữu thể chất của chúng trên cõi đời. Chúng không hiểu biết về thân thể chúng và không biết chúng có thể làm gì.
Bởi vì, bà viết: “ ở các trại mồ côi, trẻ sơ sinh bị bỏ nằm trong mấy cái giường cũi, chịu dơ bẩn và nín nhịn. Lớn lên một tí, chúng bám vịn vào song của giường, lắc lư trong căn phòng lặng lẽ, nồng nặc mùi quần áo cũ bẩn chưa thay, mùi phân và nước tiểu. Chúng thường được đặt nằm ngữa trên giường, với bình bú nhét vào miệng, không biết đến sự thân mật trìu mến của người chăm sóc, không ai trò chuyện nựng nịu vuốt ve hay một cử chỉ giao tiếp nào với chúng. Người chăm sóc khi cho chúng ăn có khi chỉ nhìn chúng vô cảm, và chúng nhìn lại trân trối, không cảm nhận được mối liện hệ nào giữa con người. Đối với trẻ sống với cha mẹ, khi người lớn trò chuyện phát ra những âm thanh cao thấp uyển chuyển, đứa trẻ bắt chước ngay, và điều này lập đi lập lại, củng cố yếu tố kích thích trong não đứa trẻ. Đứa trẻ trải nghiệm những cảm nhận: mình sướng, mình bực bội, mình đói, mình mệt mỏi. Những cảm xúc này được cha mẹ đoán biết và đáp ứng. Mối quan hệ đơn giản này hình thành sự gắn bó, thân thiết. Trẻ ở viện mồ côi thường không có cơ hội đó. Chúng trở nên dửng dưng, chậm nói, không tự diễn đạt được.”
Bằng kiến thức và kinh nghiệm chữa trị những đứa trẻ như thế, bàc sĩ Aronson và người bạn đời đã nuôi Ben với tất cả tình yêu và sự chăm sóc của cha mẹ. Mỗi ngày Ben nhận được 6 giờ trị liệu của chuyên viên, trở thành một đứa bé mạnh khỏe, nhưng đến 10 tháng tuổi Ben mới phát ra tiếng cười đầu tiên. Cổ của Ben cũng dần thẳng ra nhờ rất nhiều xoa bóp, huấn luyện và nỗ lực của chính bé. 15 tháng tuổi Ben tập đi một cách tự hào, nhưng ngón tay cái của bé vẫn quặp vào lòng bàn tay. Bé chỉ dùng bốn ngón kia của bàn tay để nắm lấy đồ vật. Chuyên viên điều trị thậm chí dùng nẹp để niềng ngón tay cái banh ra cũng không kết quả.
Nhưng khả năng giao tiếp của đứa bé phát triển là cổ vũ lớn đối với mẹ bé. Ben tập phát âm thường xuyên ngay từ đầu khiến cho phần não này hoạt động và không bị tổn thương, và bé học nói khá nhanh. Vì vậy Ben vẫn vui vẻ dù thể chất vẫn còn trục trặc. Bằng ngôn ngữ Ben khiến cho người khác hiểu được mình và mình hiểu được người khác. Điều này được kể như tài năng, hoặc ân phước, cho Ben, vì bác sĩ Aronson đã chữa trị nhiều đứa trẻ xuất thân từ trại mồ côi bị dị tật này kia và khù khờ , nhưng không phải luôn đạt kết quả mong muốn.
Năm năm kiên trì chữa trị bằng phương pháp chuyên môn và dạy cách viết tay, cuối cùng Ben mở được ngón tay cái, viết được mẫu tự và những con số. Rồi cậu bé chơi thành thạo trò ghép hình, điều khiển ngón tay của mình thuần thục. Vào lúc bác sĩ Jane viết câu chuyện này, Ben đã chơi được đàn cello kích thước dành cho trẻ em. Cậu bé chơi đàn trước sự quan sát, đúng ra là chiêm ngưỡng, của hai bậc phụ huynh hạnh phúc. Họ đều cho là những ngón tay bé bỏng chịu sự điều khiển chính xác của bộ não đứa trẻ thật đẹp và nhiệm mầu.
(Dựa theo bài báo “Betrayal of Body and Soul: A Tribute to Ben” của Bác sĩ Jane Aronson, đăng trên website của báo The New York Time)
Lý Lan
(bài đăng báo Yêu Trẻ)